Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
  -  Tin Việt Nam
  -  Tin Quốc tế - Thế giới đó đây
  -  Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina >
  Việt Nam lần thứ hai trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Việt Nam lần thứ hai trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc , Người xứ Nghệ Kiev
 
V.N Thứ tư, ngày 12/10/2022
Tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 tại New York (Mỹ), Việt Nam đã được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu 145/193
Việt Nam lần thứ hai trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc  - Ảnh 1.

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ khóa 2023 - 2025. Ảnh: BNG.

Theo tin từ Bộ ngoại giao, 11h45 phút ngày 11/10/2022 (22h45 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu 145/193. 

14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền sẽ đảm nhiệm trọng trách trong nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu vào tháng 1/2023.

Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.

Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới.

Các thành viên Liên Hợp Quốc tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 (1 nước rút ứng cử vào phút chót).

Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.

Việc trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống Liên Hợp Quốc trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030.

Việt Nam lần thứ hai trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc  - Ảnh 2.

Đoàn Việt Nam tham dự cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ ngày 11/10/2022. Ảnh: BNG.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi công bố kết quả, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định, đây cũng là minh chứng cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao.

Chia sẻ ý kiến này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và mức độ cạnh tranh cao giữa các nước ứng cử, nhất là trong nhóm Châu Á-Thái Bình Dương. Song với sự đồng hành của các Bộ, ngành, đội ngũ cán bộ ngoại giao cả ở trong và ngoài nước, đã hết sức nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tiến hành vận động bài bản, chủ động, sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả thời gian qua, đóng góp quan trọng vào kết quả này.

Với thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người – cho tất cả mọi người”, trong nhiệm kỳ làm thành viên Hội đồng Nhân quyền ba năm sắp tới, Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới – là một trong ba nhiệm vụ trụ cột của Liên Hợp Quốc.

Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên đã được xác định khi tham gia Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại và hợp tác, nhất là về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu. Điều này không chỉ góp phần giải quyết những quan tâm chung, cấp bách của nhân loại mà còn giúp mở ra những cơ hội chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, giúp cho người dân Việt Nam được thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn.

Với trọng trách mới tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào thúc đẩy tất cả các quyền con người trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại.

Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới.

https://danviet.vn/viet-nam-lan-thu-hai-trung-cu-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc-20221012010757937.htm

 


  Các Tin khác
  + Nga tấn công Ukraine bằng hầu hết các loại vũ khí - thời điểm tấn công có chủ ý về mặt chính trị và tâm lý (18/11/2024)
  + Ukraine: Mỹ cho phép sử dụng vũ khí tầm xa- những mục tiêu nằm trong tầm bắn của Kyiv (18/11/2024)
  + "HỌ SẼ YÊU CẦU VÀO NATO": CỰU CHIẾN BINH ATO NÓI VỀ "HIỆU QUẢ" CỦA VIỆC CÓ BOM HẠT NHÂN Ở UKRAINA (18/11/2024)
  + CỰU NGOẠI TRƯỞNG KULEBA: DƯỚI THỜI ÔNG TRUMP CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA CÓ THỂ CÒN TĂNG CƯỜNG HƠN, CHỨ KHÔNG PHẢI LẮNG XUỐNG (18/11/2024)
  + TỔNG THỐNG ZELENSKY: UKRAINA ĐÃ PHÁT TRIỂN 4 LOẠI TÊN LỬA, CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH (18/11/2024)
  + TRIỀU TIÊN ĐÃ CHUYỂN CHO NGA CÁC BỆ PHÓNG PHÒNG KHÔNG VÀ TÊN LỬA, CHÚNG ĐÃ CÓ MẶT Ở VÙNG KURSK (18/11/2024)
  + NHẬT BẢN PHÂN BỔ CHO UKRAINA 3 TỶ USD TỪ THU NHẬP CỦA TÀI SẢN NGA BỊ PHONG TỎA (18/11/2024)
  + NGOẠI TRƯỞNG SIBIGA NÓI VỀ VỤ TẤN CÔNG TÊN LỬA CỦA NGA: ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA PUTIN CHO NHỮNG AI ĐÃ ĐẾN THĂM VÀ NÓI CHUYỆN VỚI ÔNG TA (18/11/2024)
  + NYT: TỔNG THỐNG MỸ BIDEN ĐÃ CHO PHÉP UKRAINA TẤN CÔNG SÂU VÀO LIÊN BANG NGA BẰNG TÊN LỬA ATACMS (18/11/2024)
  + BLOOMBERG: TRIỀU TIÊN CÓ THỂ CHUYỂN HƠN 100 NGHÌN QUÂN SANG NGA (18/11/2024)
  + ANH VÀ PHÁP CHO PHÉP UKRAINA BẮN TÊN LỬA TẦM XA STORM SHADOW VÀ SCALP VÀO LIÊN BANG NGA (18/11/2024)
  + Ý KIẾN CHUYÊN GIA: UKRAINA KHÔNG CÓ CƠ HỘI GIA NHẬP VÀO NATO ĐẾN NĂM 2029 (16/11/2024)
  + "UKRAINA HOÀN TOÀN CÓ KHẢ NĂNG": CHUYÊN GIA CỦA DEFENSE EXPRESS NÓI VỀ SỰ XUẤT HIỆN CÓ THỂ CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN (16/11/2024)
  + DONALD TRUMP: CHÚNG TÔI SẼ NỖ LỰC LÀM VIỆC VỚI NGA VÀ UKRAINA, CHIẾN TRANH PHẢI KẾT THÚC (16/11/2024)
  + KỂ TỪ KHI BẮT ĐẦU CHIẾN TRANH UKRAINA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 100 TỶ USD TÀI TRỢ TỪ BÊN NGOÀI (16/11/2024)
  + THỦ TƯỚNG ĐỨC OLAF SCHOLZ GỌI ĐIỆN CHO PUTIN (16/11/2024)
  + Ý KIẾN CHUYÊN GIA: VŨ KHÍ HẠT NHÂN SẼ LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH ĐỐI VỚI UKRAINA (16/11/2024)
  + QUÂN CHIẾM ĐÓNG DÙNG TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TẤN CÔNG MỘT TÒA NHÀ 5 TẦNG Ở KRIVYI RIG, NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG (12/11/2024)
  + KẺ THÙ TẤN CÔNG ZAPORIZHYA BẰNG BOM DẪN ĐƯỜNG, MYKOLAIV - BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI: NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG VÀ THIỆT MẠNG (12/11/2024)
  + REUTERS: 4-5 THÁNG TỚI SẼ MANG TÍNH CHẤT QUYẾT ĐỊNH TRONG CUỘC CHIẾN NGA - UKRAINA (12/11/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65109551

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July