Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  TẬP THƠ “TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2016 TẬP THƠ “TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN” CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN ĐƯỢC TRAO GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 2016 , Người xứ Nghệ Kiev
 

+ HỘI NHÀ VĂN CÔNG BỐ GIẢI THƯỞNG THƯỜNG NIÊN 7 TÁC PHẨM
MỘT SỐ NHẬN XÉT CỦA CÁC NHÀ VĂN VỀ “TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN”
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình goá phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm hoạ
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây và ngoài trời

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước*
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Trại viết Văn nghệ Quân đội Hạ Long 4-2009)

----------
* Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của
vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa

Nhà thơ Anh Ngọc
“… Không chỉ đọc nhanh, chỉ đọc lướt qua, chẳng hạn các đầu đề và một số câu gần như tình cờ, thì tôi đã có trong đầu cái điều mà tôi định nói về thơ Nguyễn Việt Chiến, không phải về tất cả, vì nó rất phong phú, mà chỉ về cái phần mà tôi quan tâm nhất, ấy là: Nguyễn Việt Chiến là một người sống và làm nghề có ý thức. Những vấn đề cấp thiết của đời sống - mà một số trong đó mang tính vĩnh cửu - được anh quan tâm nồng nhiệt, luôn giành cho chúng vị trí hàng đầu trong thơ mình.
Đó là những suy nghĩ và cảm xúc mang tính công dân, mang phẩm chất của con người xã hội. Ở đây, Nguyễn Việt Chiến vừa tiếp tục làm công việc của các thi sĩ thuộc thế hệ chiến tranh trước đây, vừa đề cập kịp thời đến những vấn đề nóng bỏng của đất nước và dân tộc hôm nay. Và bằng chất giọng sử thi vốn có, chỉ với một bản tráng ca Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến đã cắm lên một ngọn cờ trang trọng, trong rừng cờ của thơ ca đang tung bay trên ngọn sóng Biển Đông, vào thời khắc mà cả Trời, Đất, Biển Cả của Tổ Quốc đang cần đến tiếng lòng của tất cả chúng ta hơn bao giờ hết. Tôi thật có trong lòng bao điều muốn nói, với nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, với mọi người và với chính mình…. Nhưng dĩ nhiên không thể và không phải ở đây, vào lúc này…”

Hoàng Đức Diễn

“…Trong dòng chảy của thơ Việt hôm nay, giữa bộn bề những “nổi loạn”, “phá cách”, mà một người như tôi, chưa già nhưng cũng không còn trẻ nữa, người vẫn thích tìm đến những bài thơ để đọc mỗi khi cầm trên tay một tờ báo hay lướt web mỗi ngày, đã không còn mấy cảm hứng để đọc; thế nhưng tôi đã đọc anh, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, và ngay lập tức, tôi đã quên đi bao tranh cãi về cách tân và hiện đại hay siêu hiện đại trong thơ đương đại, để được sống rất giản dị với một đề tài quen thuộc (đề tài Tổ quốc), với một tâm hồn thơ thấm đẫm tình yêu đất nước của Nguyễn Việt Chiến. Có thể nói, nếu không có một tình yêu lớn đối với Tổ quốc thì không có một nhà thơ nào viết nổi những câu thơ lay động tâm hồn như vậy. Và đó cũng chính là điều ta nhận thấy ở Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, vì vậy là một thông điệp về tình yêu Tổ quốc và sứ mạng công dân…”


Báo TTO đưa tin: Ngày 10-1, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, Ban chấp hành và Hội đồng chung khảo đã quyết định trao tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016 cho 7 tác phẩm xuất sắc.
Các tác phẩm được trao giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 2016 bao gồm:
Tập thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Năm 2015, tập thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành với 50 bài thơ, trong đó có nhiều bài thơ viết về đề tài biển đảo và đề tài chiến tranh giữ nước với giọng thơ tráng ca - sử thi.
Tập thơ mở đầu bằng bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển được nhà thơ viết năm 2009 trong đợt đi thực tế sáng tác với Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Quân chủng Hải quân.
Khi bài thơ này in trên các báo đúng vào dịp xảy ra những vụ gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông. Ngay lập tức bài thơ được hàng triệu độc giả hưởng ứng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ ở TP.HCM và Hà Nội phổ nhạc.
Tập thơ Vũ khúc Tày của nhà thơ Y Phương là tập thơ song ngữ Việt - Tày gồm 108 bài thơ viết về tình yêu, tình bạn, gia đình, triết lý nhân sinh…
Tập truyện ngắn Làn gió chảy qua của nhà văn Lê Minh Khuê.
Tiểu thuyết Mưa đỏ của nhà văn Chu Lai là bức trang bi tráng về cuộc chiến đấu oanh liệu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị của quân ta, năm 1972.
Tập chân dung văn học Giọt nước trong lá sen của nhà văn Khuất Bình Nguyên là những bài viết về các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ Việt Nam thế kỷ 20.
Tập phê bình Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại của tác giả Trần Huyền Sâm là những bài viết về tư tưởng của các nhà nữ quyền Pháp, tiêu biểu như nhà văn, nhà triết học, nhà đấu tranh cho nữ quyền ở Pháp Simone de Beauvoir. Bên cạnh đó là những nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt Nam trước và sau chiến tranh.
Tiểu thuyết Lâu đài sói của Hilary Mantel (Nguyễn Chí Hoan dịch).
Đồng thời, Hội Nhà văn Việt Nam cũng công bố danh sách nhiều các tác giả được kết nạp vào hội đợt này.
THÁI DUY

Nguồn Fb Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65160585

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July