Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Câu chuyện văn nghệ: Dấu huyền tai hại Câu chuyện văn nghệ: Dấu huyền tai hại , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hồi những năm 70 của thế kỷ trước, tôi dạy học ở trường cấp ba thị xã Uông Bí (Quảng Ninh). Đồng nghiệp với tôi có ông Dương Văn Khoa, là người nghiên cứu văn hóa rất sâu và thường hay làm nổ những quả bom tranh luận học thuật. Thơ Phạm Tiến Duật cũng thường làm nảy sinh những cuộc cãi vã. Người khen cũng nhiều và người chê cũng không ít. Sau khi bài thơ "Gửi em cô thanh niên xung phong" của Phạm Tiến Duật được in ra, để mặc cho người khác ríu rít khen, ông cầm tờ báo về phòng mình.

 

Ảnh minh họa 


Hôm sau gặp tôi, ông lắc đầu nguầy nguậy:
- Sai. Bài thơ in sai.
- Bài nào?
- Bài "Gửi em cô thanh niên xung phong" của Phạm Tiến Duật.
- Sai cái gì?
- Sai một dấu huyền.
Ông mở tờ báo ra đọc.

Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.

Như vậy nhà in sai đã in sai dấu huyền vào đây và làm cho hình ảnh cô thanh niên xung phong không còn đẹp nữa. Bởi vì cô ngủ ngày chân lấm thì "ngày" làm sao phá nhiều bom nổ chậm được.

Như vậy câu thơ này phải là:

Em không rửa ngủ ngay chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.

Câu thơ rất hay về nhạc điệu, làm đẹp hình ảnh cô thanh niên xung phong mà cũng logic nữa.
Tôi thấy ý kiến Dương Văn Khoa là đúng.
Sau này khi chuyển công tác về Hà Nội, một lần đến thăm Phạm Tiến Duật, tôi có hỏi ông về việc này và không quên nói ý kiến của ông Dương Văn Khoa. Phạm Tiến Duật nghe xong trầm ngầm:

- Sai. Sai quá. Cái dấu huyền tai hại.

Tôi không hiểu Phạm Tiến Duật thú nhận là mình sai hay chê trách báo in sai. Nhưng chi tiết này thiết tưởng cũng đáng để cho những ai muốn tìm hiểu sâu về bài thơ "Gửi em cô thanh niên xung phong" tham khảo, bởi hầu như tất cả các tập thơ có in bài thơ của Phạm Tiến Duật, chữ ngày vẫn lù lù án ngữ.
 
Đỗ Phương Nhâm (sưu tầm) / vanhocnghethuatphutho.org
Nguồn quehuongonline.vn
http://quehuongonline.vn/van-hoc-nghe-thuat/dau-huyen-tai-hai-20151125114608262.htm



  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65179384

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July