Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Công Trứ
|
Cụ hỏi hai bên bà con với nhau thế nào. Ông này kể thực là không có bà con thân thích gì cả, chỉ là chỗ chạy đi chạy lại, vay mượn nhờ vả lúc cần mà thôi. Ông ta lại nói thêm:
- Thưa cụ, cháu nghĩ nhà người ta có tang, nghĩa tử là nghĩa tận, nên phải đến đấy thôi. Chứ bên ông ấy cũng riết róng lắm. Dạo trước túng tiền, cháu mang sang cầm một cái nồi ba mươi. Đến nay vốn lãi đã chồng đủ, mà ông ấy vẫn chưa trả nồi cho. Bây giờ có đám, chắc lại lấy lý do mà lần khân nữa.
Yên Đổ gật đầu:
Người ta như thế mà bác vẫn giữ lễ viếng thăm thế là quý lắm. Rất đáng khen. Bây giờ tôi cho bác một câu đối vừa viếng tang, vừa đòi lại cái nồi ấy nhé.
Ông hàng xóm mừng lắm vội căng vải, bưng nghiên để cụ viết cho. Câu đối viết:
Lai hoàn bản tức sang, tam thập tuế đông hoa do tại
Gia hữu tử tôn hảo, dư bát tuần vương mẫu toàn quy.
Nghĩa là:
Đi lại nghĩa tình trọn vẹn, ba mươi năm rồi vẫn thế
Nhà đủ cháu con rôm rả, ngoài tám mươi, Vương mẫu rước người về.
Câu đối thật chan chứa nghĩa tình. Cả đám tang ai cũng khen hay. Nhưng có điều không ai biết là mấy ngày sau khi xong việc, nhà chủ tang cho người mang chiếc nồi sang trả ông hàng xóm. Ông này chẳng hiểu sao mà câu đối cụ Tam Nguyên cho lại “linh” đến thế. Hóa ra là, chỉ người trong cuộc mới hiểu rằng vế trên của câu đối kia, còn có một nghĩa nữa:
“Đã trả đủ lời lẫn vốn, thế mà chiếc nồi đồng ba mươi ông vẫn giữ”.
(Sưu tầm)
Nguồn quehuongonline.vn
http://quehuongonline.vn/van-hoc-nghe-thuat/cau-doi-noi-ba-muoi-20150813084824059.htm