Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Tin văn nghệ: Tái bản tiểu thuyết cuối cùng của Victor Hugo Tin văn nghệ: Tái bản tiểu thuyết cuối cùng của Victor Hugo , Người xứ Nghệ Kiev
 

VNQĐ Online: “Chín mươi ba”- Tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của đại văn hào Pháp Victor Hugo vừa được tái bản trong tủ sách “Cánh cửa mở rộng” của Nhà xuất bản Trẻ.

Tiểu thuyết “Chín mươi ba” được dịch giả Châu Diên dịch sang tiếng Việt từ năm 1960, nhưng phải đến năm 1985 nó mới được in lần đầu tiên trong dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Victor Hugo. Lần này, Nhà xuất bản Trẻ đã quyết định tái bản lại tiểu thuyết vĩ đại này trong tủ sách “Cánh cửa mở rộng” - tủ sách được lựa chọn bởi GS Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt.

Tiểu thuyết "Chín mươi ba" mới được tái bản.

Tiểu thuyết “Chín mươi ba” lấy bối cánh năm 1793, năm kinh hoàng của Cách mạng Pháp, năm mà người ta còn gọi là thời kỳ khủng bố. Dù lấy bối cảnh là một trong những cuộc chiến khốc liệt và tàn bạo nhất trong lịch sử, nơi con người dường như không còn là con người nhưng cái bản chất lương thiện, tốt đẹp của chính những con người ấy, sống trong cái xã hội ấy dù bị bóng đen của lịch sử ấy đè bẹp vẫn thoi thóp muốn lóe sáng. “Chín mươi ba” cũng là một tiểu thuyết lãng mạn đậm chất Victor Hugo, nơi tính nhân văn vẫn là trọng tâm, là cái mà tác phẩm hướng đến, là thông điệp mà ông luôn tha thiết muốn gửi gắm tới nhân loại. Victor Hugo tưởng tượng về một tương lai mà ông luôn mơ ước, luôn hướng tới, và dùng ngòi bút của mình để biến nó trở thành sự thực.

Một cuộc tọa đàm nhỏ cũng được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội nhân dịp tái bản cuốn sách. Tại đây, dịch giả Châu Diên chia sẻ, việc “phát hiện” ra “Chín mươi ba” cách đây năm mươi năm khiến ông bàng hoàng, bàng hoàng bởi những đối thoại đối lập của các nhân vật trong tiểu thuyết, những nhân vật tin vào lý tưởng hoặc chống lại lý tưởng. Khi dịch “Chín mươi ba” có rất nhiều điều khiến Châu Diên băn khoăn, rằng tại sao lịch sử cứ lặp đi lặp lại, tại sao con người cứ làm khổ nhau, tại sao hai cái tử tế lại chống lại nhau, tại sao con người không thể sống để thấy những ước vọng tốt đẹp thành hiện thực, tại sao các tôn giáo đều yêu thương mà lại chống lại nhau, v. v… Ông cũng tâm sự: “Chín mươi ba” buộc ta phải suy nghĩ thế nào là cách mạng, bởi hôm nay có những người nói đến cách mạng một cách quá dễ dãi và rẻ tiền. Cách mạng theo Victor Hugo không phải là súng đạn, là máu me mà là những thay đổi trong đầu óc về tâm lý, tinh thần mà trước đó không thể đạt tới”.

Dịch giả Châu Diên và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tại buổi tọa đàm. Ảnh: THIỆN NGUYỄN

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tại buổi tọa đàm đã nhận xét, tiểu thuyết “Chín mươi ba” đề cập đến những vấn đề vĩnh hằng của cuộc sống con người, đối cực nhưng không đơn tuyến, và theo ông, dịch giả Châu Diên đã dịch nó trong sự đồng cảm hứng lãng mạn của tuổi trẻ (Châu Diên dịch “Chín mươi ba” khi mới 28 tuổi, và khi tiểu thuyết tái bản lần này ông đã 82 tuổi). Phạm Xuân Nguyên nói, lịch sử như một dòng chảy trôi qua là trôi qua vĩnh viễn, mọi sự việc chỉ có một bản chính, những gì nó hiện lên ở những trang sử đều là những dị bản. “Nhưng lịch sử của nhà văn không hoàn toàn là lịch sử, nó sống động hơn lịch sử, và cũng có thể đó là những dự cảm về lịch sử, những mong muốn ở lịch sử…”, ông nói.

“Chín mươi ba” là tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Victor Hugo, và do đó là tác phẩm thể hiện gần như trọn vẹn và đầy đủ tư tưởng của ông, cái mà ông đã đúc kết sau một quá trình dài nghiền ngẫm, sáng tác và tranh đấu không mệt mỏi. Việc tái bản “Chín mươi ba” như một khẳng định về những giá trị cổ điển trong văn học, những giá trị đã đạt tới độ chuẩn mực và vẫn là chuẩn mực trong thời đại hôm nay.

THIỆN NGUYỄN


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65236626

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July