Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế

Không phân biệt thơ thành sân trẻ - sân già, không tham lam quá nhiều hoạt động vụn vặt, mùa hội thơ lần thứ 10, với những thay đổi quan trọng, đã hé lộ tham vọng lớn của Ban tổ chức - biến Ngày thơ thành một festival mang tính quốc tế.

Ngày thơ Việt Nam 2012 ở Hà Nội diễn ra từ 9h sáng 5/2 tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội với phần khai mạc rất gọn. Vẫn tôn trọng phần lễ nhưng Ban tổ chức đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều nghi thức quá rườm rà, nhường chỗ cho một không gian hoàn toàn thơ. Sân Thái Miếu là nơi hội tụ những sáng tác thơ truyền thống, từ lâu đã đi vào lòng công chúng. Còn sân Thái Học trở thành nơi giao lưu của các thi sĩ đến từ khắp mọi miền đất nước.

Nhà thơ Hữu Thỉnh khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2012. Ảnh: Lê Thanh.

Bất ngờ lớn nhất trong cách tổ chức ngày thơ năm nay là những nỗ lực hướng tới độc giả quốc tế qua các phần trình bày thơ song ngữ Việt - Anh. Diễn ra ngay sau Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10 có sự tham dự của 67 vị khách quốc tế, đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không chỉ thuyết minh bằng tiếng Anh về nguồn gốc ngày thơ, xuất xứ các tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong chương trình, ban tổ chức còn đẩy mạnh tính giao lưu quốc tế qua phần kết hợp đọc và dịch thơ giữa các tác giả Việt Nam và thế giới. Trao đổi với VnExpress, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - không giấu tham vọng biến ngày thơ thành một sự kiện mang tính quốc tế. "Chúng tôi cố ý tổ chức Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương vào dịp này nhằm 'lôi kéo' các tác giả nước ngoài hòa vào không khí hội thơ Việt Nam. Tôi từng dự nhiều liên hoan thơ quốc tế, từ Âu sang Á và rất ngạc nhiên khi thấy họ thu hút được sự tham gia của rất nhiều quốc gia. Ở những ngày hội như vậy, ngoài thơ, sức hấp dẫn còn đến từ những nghi lễ, từ không khí hội hè sống động mang đậm nét đặc trưng văn hóa của từng đất nước", ông nói.

Ngoài số khách mời quốc tế, lượng du khách ngoại quốc có mặt tại Văn Miếu trong ngày thơ cũng khá đông. Anh Tuấn Linh - một hướng dẫn viên du lịch dẫn đầu đoàn du khách Pháp - cho biết: "Tôi thường xuyên dẫn khách đến tham quan Văn Miếu. Từ khi có Ngày thơ, tôi cố gắng không bao giờ bỏ qua dịp này. Các vị khách nước ngoài cũng rất thích".

Louise Duracher và Jim Margard - hai du khách đến từ Mỹ - rất thích thú với không khí Ngày thơ Việt Nam. Ảnh: Hà Linh.

Louise Duracher và Jim Margard là hai thành viên trong một đoàn khách du lịch đến từ Mỹ. Duracher là nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Bà giới thiệu Margard là một nhà thơ nghiệp dư. "Chúng tôi có một người bạn Pháp. Họ nói người Việt Nam rất yêu thơ. Khi chứng kiến cảnh này, tôi thấy người bạn đó nói đúng. Chúng tôi không hiểu các bài thơ, nhưng không khí ở đây rất tuyệt vời, sống động. Nên tôi bắt đầu nghi ngờ những người nói rằng, thơ đang chết", Duracher nói.

Jim Margard chia sẻ thêm: "Tại Mỹ, chúng tôi cũng tổ chức các buổi đọc thơ. Nhưng thường thì cử tọa đứng hoặc ngồi phía dưới, trên sân khấu có một người đứng đọc. Còn mọi thứ ở đây rất tuyệt, náo nhiệt như một sân bóng vậy. Tôi đặc biệt thấy không gian này đầy thú vị bởi sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca".

Tại Ngày thơ, người ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh đáng yêu của các bậc cao niên yêu thơ. Ảnh: Lê Thanh.

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, đến nay, Ngày thơ Việt Nam đã trở thành một sinh hoạt tinh thần quen thuộc với công chúng Việt Nam. Các bãi gửi xe quanh Văn Miếu chật kín. Đến 10h, họ đã không thể nhận thêm khách. Độc giả lứa tuổi trung và cao niên chiếm tỷ lệ lớn trong số khán giả. Họ ngồi chăm chú nghe thơ, sôi nổi bình luận, hoặc tha thẩn xem thơ, chép thơ từ các cây thơ, các poster trưng bày trong không gian Văn Miếu. Năm nay cũng là năm đầu tiên, Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam mở cửa đón khách miễn phí - điều mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét là "đáng lẽ phải thực hiện từ nhiều năm trước". "Cánh cửa Văn Miếu, thay tấm lòng các nhà thơ chúng tôi, mở rộng cửa để đón công chúng của thi ca", ông nói.

Tại TP HCM, do sáng nay không phải chương trình chính nên hoạt động của Ngày thơ chủ yếu xoay quanh sinh hoạt của các câu lạc bộ thơ.

Trên khoảnh sân khá rộng của khuôn viên Bến Nhà rồng (Bảo tàng Hồ Chí Minh), hơn 10 lều trại của các câu lạc bộ được dựng lên. Mỗi lều đều có cách bày trì riêng để thu hút người xem. Gian của câu lạc bộ thơ quận 2 gây dấu ấn với bức phông lớn giới thiệu hình ảnh cầu Phú Mỹ. Xung quanh đó là các kệ sách bày biện nhiều cuốn thơ của thành viên trong câu lạc bộ và các bức họa thư pháp treo chen lẫn với mai vàng. Gian của trang web lucbat bày khá "hoành tráng" với đội ngũ tiếp tân là các thiếu nữ mặc áo dài đon đả chào mời người xem cùng ký tên ủng hộ lục bát trở thành "quốc thi" của Việt Nam.

Lần đầu tiên dựng lều và góp mặt tại Ngày thơ Việt Nam ở TP HCM, trang vanthoviet dành không gian để tưởng nhớ nhà thơ Chim Trắng vừa qua đời vì bạo bệnh. Còn gian lều của sân thơ trẻ năm nay dành hẳn một góc để bày bán thơ làm từ thiện, gây quỹ học bổng "tỏa sáng tương lai" giúp đỡ các trẻ em mù.

Năm nay, sân thơ trẻ TP HCM bán thơ làm từ thiện. Ảnh: Thoại Hà.

Không ngại trời nắng chói chang, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn dạo một vòng quanh các lều thơ để ngắm thơ cũng như trò chuyện cùng các thi sĩ. Lê Thiếu Nhơn chia sẻ, anh vẫn dành thời gian đến với sự kiện này bởi vẫn muốn biết thơ ca hiện nay giữ vị trí như thế nào trong lòng người đọc ở đô thị lớn như TP HCM. "Tôi thấy có hai điều đáng mừng: thứ nhất, dù trời nắng bỏng da, lượng người đến với Ngày thơ tại Bến Nhà rồng vẫn duy trì ở mức như mọi năm chứ không giảm. Điều này cho thấy, thơ ca còn vị trí trong lòng người đọc. Thứ hai, người làm thơ trẻ đã năng động để đưa thơ đến đời sống được thiết thực hơn như việc sân thơ trẻ năm nay tổ chức bán thơ làm từ thiện".

Chương trình Ngày thơ tại TP HCM còn kéo dài suốt ngày tại Bến Nhà Rồng. Nhiều người hy vọng, khi nắng dịu bớt và chiều đến, sẽ còn nhiều khán giả hơn đến với sự kiện văn hóa này. Khoảng 15h30 chiều nay, các sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam cũng tham gia vào chương trình. Họ sẽ đọc Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương bằng tiếng Việt... để cùng chia sẻ niềm yêu thơ ca với độc giả.

 

Hà Linh - Thoại Hà


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 65107797

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July