Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Bác Hồ với nhân dân Quảng Ninh - PHƯƠNG ĐÔNG Bác Hồ với nhân dân Quảng Ninh - PHƯƠNG ĐÔNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

Quảng Ninh là một tỉnh có địa chính trị, lịch sử quan trọng ở vùng Đông Bắc. Sinh thời Hồ Chủ tịch đã nhiều lần về thăm vùng mỏ và lần nào nhân dân Quảng Ninh cũng dành cho Người những tình cảm kính trọng đặc biệt.

 Lần đầu Hồ Chủ tịch đến Quảng Ninh là ngày 24/3/1946, khi Bác hội kiến với Cao ủy Pháp là Georges Thierry d’Argenlieu trên tuần dương hạm của Pháp đỗ trên vịnh Hạ Long.

Viên đô đốc Pháp mời Hồ Chủ tịch duyệt hạm đội trên vịnh. Ông ta cố ý khoe với Hồ Chủ tịch những chiến hạm lớn với những khẩu pháo đứng sắp thành hàng dài trên mặt biển. Khi ở trên máy bay trở về Hà Nội, Người nói với người đi cùng: “Nếu ông đô đốc muốn đem tàu bè ra để lung lạc tôi thì ông ta đã lầm to. Những tàu đó không thể nào đi ngược các dòng sông của chúng tôi”.

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. Nhân dân thị xã Hồng Gai (nay là thành phố Hạ Long) họp mít tinh mừng đón Bác, nghe Bác nói chuyện. Bác khen nhân dân vùng mỏ đoàn kết chặt chẽ, khắc phục khó khăn xây dựng đời sống, phát triển kinh tế. Bác dặn các cán bộ, đảng viên: “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng ăn trên ngồi chốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần kiệm liêm chính. Muốn thế phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”.

Ngày 30/4/1959, Bác Hồ về thăm mỏ Đèo Nai. Bác thân mật nói chuyện với cán bộ, công nhân của mỏ: “Than ở vùng mỏ vào loại tốt của thế giới. Biển ở vùng mỏ vào loại kỳ quan của loài người. Các chú phải làm than cho tốt!”. Bác cũng nhắc nhở thêm: “Cán bộ có cố gắng, nhưng chưa đầy đủ và còn một số cán bộ quan liêu, mệnh lệnh, cần phải gần gũi giúp đỡ công nhân sản xuất. Công nhân và cán bộ đoàn kết thành một khối thì việc gì cũng làm được”.

Ngày 20/2/1960 Bác về thăm tỉnh Hải Ninh (nay là thành phố Móng Cái). Bác nói chuyện với đồng bào, chiến sĩ về hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn ấy là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bác nhấn mạnh: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì đấu tranh thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi”.

Bác đã đến thăm và nghỉ đêm ở bãi biển Trà Cổ và đi qua cầu Hữu Nghị Bắc Luân để ngắm phố Đông Hưng, một thị trấn của nước bạn Trung Hoa nằm bên bờ sông biên giới.

Ngày 9/5/1961, Hồ Chủ tịch về thăm huyện đảo Cô Tô. Bác đã đến nhiều xóm trên đảo, thăm các đơn vị bộ đội, các cơ sở sản xuất. Bác ân cần thăm hỏi sức khoẻ của các cụ phụ lão, tìm hiểu về đời sống nhân dân và các đơn vị vũ trang bảo vệ đảo. Bác khen ngợi nhân dân trên đảo đoàn kết chặt chẽ, khắc phục khó khăn, thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm ăn vui vẻ, tiến bộ.

Khi nói chuyện với các chiến sĩ trên đảo, Bác dặn: “Nơi hiểm yếu không chỉ cần súng lớn mà còn cần phải có lòng trung với Đảng, hiếu với dân”.

Sau này, nhân dân huyện đảo Cô Tô đề đạt nguyện vọng với Bác cho phép được dựng tượng Người để lưu giữ mãi mãi hình ảnh của Người và được đồng ý. Đây là bức tượng duy nhất được Bác ưng thuận cho phép tạc dựng khi Người còn sống.

Ngày 22/1/1962, Hồ Chủ tịch về thăm vùng mỏ và vịnh Hạ Long cùng với anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-tốp (Gherman Titov). Nhân dân thị xã Hòn Gai họp mít tinh lớn chào đón Bác và hoan nghênh Ghéc-man Ti-tốp. Bác phát động công nhân và mọi tầng lớp nhân dân phấn đấu trong lao động sản xuất, công tác và học tập giành “danh hiệu Ti-tốp”. Bác dặn ai đạt “danh hiệu Ti-tốp” trong phong trào thi đua này thì báo cho Bác biết, Bác sẽ có quà thưởng gửi về tặng.

Trong chuyến thăm này, Hồ Chủ tịch cùng anh hùng Ti-tốp đi thăm vịnh Hạ Long. Khi nghỉ trên một hòn đảo, thấy một đảo đá rất đẹp, Bác hỏi một đồng chí lãnh đạo địa phương ngồi cạnh:

- Đảo này đã có tên chưa?

- Thưa Bác, đảo mới đánh số trên hải đồ, còn tên riêng thì chưa ai đặt ạ!

- Theo Bác, chú nên thưa với đồng bào ta ở đây, đặt tên cho đảo ấy là đảo “Ti Tốp”.

Theo ý nguyện của Bác, tỉnh Quảng Ninh đã đặt tên cho hòn đảo số 47 trên hải đồ vịnh Hạ Long là đảo “Ti Tốp”.

Hồ Chủ tịch về thăm Quảng Ninh lần cuối vào ngày 2/2/1965. Đó là những ngày Tết Nguyên Đán năm Ất Tỵ. Tỉnh Quảng Ninh vừa giành được thắng lợi trên mặt trận khai thác than và đánh Mỹ. Bác đã đến thăm nhiều cơ sở sản xuất ở vùng mỏ, gặp gỡ thân mật và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ.

Sáng mồng một Tết, đông đảo cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân họp mít tinh ở thị xã Hồng Gai để chào mừng và chúc Bác khỏe mạnh, sống lâu. Người khen ngợi những thành tích to lớn trong sản xuất và chiến đấu của Quảng Ninh năm 1964. Người nói: “Năm ngoái, tỉnh nhà đã giành được hai thắng lợi vẻ vang”.

Thắng lợi thứ nhất là ngày 5 tháng 8, quân và dân Quảng Ninh đã dạy cho đế quốc Mỹ một bài học đích đáng, quân dân vùng mỏ đã bắn rơi 3 máy bay và bắt sống một phi công Mỹ. Thắng lợi thứ hai là công ty than Hòn Gai đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 20 vạn tấn than.

Vui lòng về thành tích sản xuất của vùng mỏ, Bác tặng ngành than Quảng Ninh “Cờ thưởng luân lưu thi đua khá nhất”. Bác thân mật với mọi người: “Năm nay Bác tặng cờ thưởng luân lưu cho cả ngành than, đơn vị nào muốn được lá cờ thì phải thi đua gương mẫu trong mọi việc. Những cán bộ và công nhân nào xuất sắc nhất, Bác sẽ tặng giải thưởng riêng”.

Trên đường về thủ đô, Người đã dừng chân ở đồi thông Yên Lập, Quảng Yên. Mùa xuân 1968, hơn tám nghìn rưỡi đoàn viên thanh niên các huyện miền tây Quảng Ninh đã phủ kín thông non trên 30 ha đất trống, đồi trọc khu vực Biểu Nghi, Yên Lập. Nơi đây, bây giờ đã là một đồi thông xanh ngút ngàn, đẹp mắt nơi khách du lịch thường nghỉ chân và vào đài kỷ niệm  tưởng nhớ Bác.

Ngày 15/11/1968, đoàn đại biểu công nhân, cán bộ ngành than báo công với Bác tại phủ Chủ tịch. Người căn dặn: “Xây dựng ngành than trở thành một ngành kinh tế gương mẫu cho các ngành kinh tế khác và tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp”.

Bao năm đã qua, những lời dạy của Bác nhân dân vùng mỏ còn nhớ mãi. Ngày nay Quảng Ninh đang trên đà phát triển nhanh, mạnh thành một tỉnh giàu đẹp, như niềm mong đợi, tin yêu của Người

P.Đ - Theo Tạp chí Văn nghệ Quân đội

 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65238877

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July