Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 26/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Bạn bè Việt Nam trong trái tim nhà thơ Mỹ Kevin Bowen - Phần 1 Bạn bè Việt Nam trong trái tim nhà thơ Mỹ Kevin Bowen - Phần 1 , Người xứ Nghệ Kiev
 

VanVN.Net – Kevin Bowen, nhà thơ Mỹ, nguyên Giám đốc Trung tâm William Joiner thuộc trường Đại học Massachusetts, Boston (nay là Viện William Joiner), trong những ngày thăm Hà Nội vào giữa tháng 12/2013, đã mang theo món quà mang ý nghĩa lớn dành cho bạn bè Việt Nam. Đó là 34 bức tranh sơn dầu vẽ chân dung các nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ đã từng đến nước Mỹ, từng ở trong ngôi nhà của chính ông. Bằng tình cảm sâu nặng đối với các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn cựu chiến binh Việt Nam, nhà thơ Kevin Bowen đã âm thầm vẽ những bức tranh về họ suốt 20 năm qua. Dưới mỗi bức tranh là những cảm nhận, suy nghĩ của nhà thơ Kevin Bowen về người bạn của mình - nhân vật trong tranh. VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc  những bức chân dung này.

Nhà thơ Chính Hữu

Chính Hữu, cùng với Vũ Tú Nam, có lẽ là những người đóng góp lớn nhất cho sự thành công của dự án trao đổi và dịch thuật đầu tiên. Ông nằm trong thế hệ những người tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông đã khiến tôi ngạc nhiên bởi phong thái thành thị thực sự. Tôi không bao giờ quên được ngày ông đưa chúng tôi bản thảo bằng giấy vỏ hành bao gồm tuyển tập các bài thơ viết bởi những người lính trong chiến tranh. Mọi thứ vẫn còn khó khăn thời đó vào năm 1987, giấy vẫn còn rất hiếm. Những bài thơ ngắn được đánh máy trên từng nửa tờ giấy, bản thảo được gộp lại bằng một kẹp giấy mỏng. Chính Hữu đã nghỉ hưu trước khi cuộc trao đổi bắt đầu, và sau đó vì ốm đau ông không thể đi lại nhiều, nhưng chúng tôi vẫn luôn hỏi thăm khi nào ông có thể tới thăm ông được. Có lẽ là vì những bài thơ của ông về thành phố và cách ông xử sự, khi nghĩ tới ông, tôi nghĩ tới những bức tranh của Bùi Xuân Phái, một người đàn ông đội mũ lệch di chuyển sống động qua những dãy phố nổi tiếng đó.

 

Nhà văn Vũ Tú Nam

Khi tôi nói với Bruce Weigl rằng tôi đang vẽ một bức chân dung của Vũ Tú Nam, Bruce nói với tôi rằng tôi phải nhớ vẽ được nụ cười đó. Đó là nụ cười dường như bay về từ ngọn núi cao xanh thẳm, ôm lấy những người may mắn được thấy nụ cười đó. Tôi luôn nhớ lần đầu chúng tôi gặp nhau - ông và Chính Hữu, tôi không bao giờ quên được sự tử tế của họ. Tôi vẫn có thể nghe được tiếng gà gáy ngoài cửa sổ khi tôi phỏng vấn ông năm 1992, khi ông kể cho tôi nghe về lá thư ông viết cho vợ lúc đang gia nhập với những người theo đạo Thiên Chúa miền Bắc. Tôi cố gắng nắm bắt lấy vẻ lịch lãm và sức mạnh bao quanh ông, cũng như cảm giác của một người đàn ông mặc dù truởng thành nhưng cũng không lạ gì với sự hóm hỉnh như một cậu bé.

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến

Tôi từng đọc các bài viết của giáo sư Hiến trước khi ông đến Boston. Từ những bài viết đó tôi biết rằng ông là một người chân thành, một nhà học giả thực sự độc lập và luôn đổi mới. Đối mặt với những đe dọa từ những người cuồng tín chống Cộng trong cộng đồng, ông không nhất thiết phải đến Boston, nhưng ông đã đến. Cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi, ông đã làm việc trong văn phòng phía sau trung tâm với Nguyễn Bá Chung. Cả hai người đều không hề nao núng khi cảnh sát bước vào và báo cho họ biết rằng đã có một cuộc gọi dọa đánh bom vào cuộc thuyết trình của ông. Nhưng cả hai đều muốn tiếp tục. Giống như một người ông hiền từ, Hiến là một giáo sư mà tất cả chúng ta đều muốn có. Tất cả mọi người đều yêu quý ông. Tôi nhớ ngày ông tới trường khi mà những cảnh sát có trách nhiệm giữ an toàn cho ông. Gặp ông lần đầu, viên chỉ huy của đơn vị thở dài, lắc đầu và nói: “Đây là người đàn ông nguy hiểm nhất đó sao.” Tôi đã có vinh dự được đến thăm ông tại nhà và văn phòng ở Hà Nội. Gặp ông tại Hà Nội, tôi thấy bao quanh ông là những cuốn sách ông yêu thích, một bức chân dung sơn dầu vẽ Mayakovsky trên tường. Một người đàn ông viết về lịch sử và cuối cùng ông đã làm nên lịch sử.

Nhà thơ Hữu Thỉnh

Một trong những kỷ niệm sống động nhất của tôi là về Hữu Thỉnh, Lê Minh Khuê, và Nguyễn Quang Thiều bước xuống máy bay, bước đi trên con đường vào ngày họ tới Boston. Họ tới thăm và tạo ra một mối liên kết vẫn tồn tại ba mươi năm sau. Ban đầu chúng tôi cũng hơi hồi hộp vì chức vụ cao và quá khứ hoành tráng của ông nhưng vào một ngày ông vào bếp nhà tôi với chiếc mũ dạ và bộ đồ ngủ thì tôi biết rằng chúng tôi sẽ trở thành bạn lâu dài. Thường vào buổi sáng, ông đưa tôi ra vườn và dạy tôi những bài tập để bảo đảm sức khỏe, vào buổi trưa ông thường kể chuyện và nấu ăn. Ông còn giúp chúng tôi đóng một chiếc gương  trước cửa chính để phản lại khí xấu vì ông lo lắng vấn đề phong thủy của nhà tôi. Ông cũng thường  trông chừng mỗi khi con trai tôi chơi ở sân sau. Một trong những kỷ niệm đẹp nhất của tôi mới chỉ hơn một năm trước đây khi chúng tôi cùng đi ăn tối ở Hà Nội, Thỉnh và vợ ông, tôi cùng vợ tôi Leslie, con gái tôi Lily và hai cô con gái ông. Tôi vẽ bức chân dung này cũng với bức ảnh chụp năm 1990 tôi dùng để vẽ chân dung Phạm Tiến Duật. Những nhà thơ của chiến tranh, những đôi mắt đầy niềm vui và nỗi buồn, tình bằng hữu, những điều kỳ diệu, và sự mất ngủ triền miên.

Nhà văn Nguyễn Thị Như Trang

Tôi chưa từng gặp một người phụ nữ nào là cán bộ quân đội từ Việt Nam trước khi Nguyễn Thị Như Trang tới Boston. Tôi không nghĩ bất kỳ ai trong chúng tôi biết nên phải cư xử như thế nào. Tôi tin rằng chúng tôi đã chọn đúng thời điểm từ những lần đến thăm các giáo viên tiếng Anh từ Cần Thơ, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, và Hà Nội, họ đã mang tra và trái cây tới vườn nhà chúng tôi và chúng tôi coi bà như một nhà giáo đáng kính cũng như một anh hùng quân đội và nhà văn. Tôi lấy hình ảnh cho bức chân dung của bà từ một bức ảnh chụp tại một bữa ăn trong một buổi chiều bên Hồ Tây, Hà Nội. Tôi cố gắng nắm bắt lấy ý nghĩa của quyền lực bị kìm hãm, sự thông thái và sự hiện diện của bà, cái cách mà bà dường như  làm lệch hướng và phản chiếu thực tế của chiến tranh trong đôi mắt của mình.

Nhà văn Ma Văn Kháng

Những gì tôi nhớ về Ma Văn Kháng thường là những buổi sáng hoặc chiều tại văn phòng. Chúng tôi ít khi có thời gian nói chuyện riêng với nhau, nhưng tôi biết các tác phẩm của ông nằm trong số các tác phẩm quan trọng nhất được viết tại Việt Nam. Có lẽ đó là lý do khi tôi vẽ chân dung ông tôi nhận ra rằng đó là bức chân dung về một họa sĩ cố gắng nhìn vào vấn đề của mình cũng như là một bức chân dung của Ma Văn Kháng. Cũng giống như Trung Trung Đỉnh, tôi cảm nhận được rằng ông là một nhà văn có nguyên tắc và nhiều cống hiến. Một nhà văn không bao giờ ngừng, luôn cống hiến các tác phẩm, các nguyên tắc của mình, cảm thấy sung sức nhất khi sáng tác và khi ở quanh các đồng nghiệp và những người xung quanh.

Nhà thơ Thu Bồn

Tôi không nghĩ bất kỳ ai từng gặp Thu Bồn có thể quên được ông. Sự chói lọi của ông được tôn lên bởi sự hiền lành và nhã nhặn khiến mọi người yêu quý ông. Vào mùa hè ông ở Dorchester, ông trở thành huyền thoại với những người hàng xóm với bộ comlê trắng and mái tóc bạc dài bay trên phố. Ông đã làm bạn với những người hàng xóm và lũ trẻ nhà họ, làm họ thức khuya lắng nghe những câu chuyện của ông. Kỷ niệm rõ ràng nhất là một đêm trên sông Bé, trong vườn thơ của ông, ngồi bên đống lửa với những cựu binh và gia đình họ từ nhiều lĩnh vực trong chiến tranh, nhà thơ, nghệ sĩ, những góa phụ, nhiều ngừơi đã mất chân tay, tôi quan sát những những thân hình khác nhau hiện lên, tỏa bóng bên đống lửa, ca hát, quan sát những người khác, tham gia cùng họ, cầm tay họ, có ai đó cầm một cây nến khi tôi đọc thơ. Bằng cách nào đó tôi cảm thấy tôi mới chỉ bắt đầu vẽ người đàn ông này, mái tóc có phần hoang dã của ông, với nụ cười ôm lấy tất cả mọi người.

Nhà văn Nguyễn Khải

Nguyễn Khải là một trong vị khách đầu tiên của chúng tôi. Luôn ăn mặc chỉnh tề, mang theo vừa đủ sự hòa trộn giữa trang trọng và dân dã, ông dường như vừa bước ra từ một khoảng không đã biến mất. Tôi nhớ là vào năm 1989, ngay cả sau khi bị tấn công bằng vũ lực và lời nói sau một cuộc nói chuyện tại Thư viện công cộng Boston, sườn ông bị thâm tím nặng, ông vẫn xử sự với sự tự trọng và điềm tĩnh, không bao giờ thể hiện dù chỉ một chút tức giận hay phẫn uất. Cũng vào năm đó, tôi nhớ rằng ông, Nguyễn Quang Sáng, và Lê Lựu đã gặp Thượng nghị sĩ John Kerry, và Nguyễn Khải, như một nhà ngoại giao lịch sự, đã có một cuộc trò chuyện dài với Thượng nghĩ sĩ bằng tiếng Pháp. Phẩm chất này, một phẩm chất còn hơn cả vấn đề “phong cách,” mà tôi đã cố gắng nắm bắt lấy trong bức tranh này được lấy ra từ hình ảnh của một bức ảnh chụp cùng ngày chúng tôi gặp gỡ Thượng nghị sĩ.

Nhà văn Lê Minh Khuê

Khuê là nhà văn nữ đầu tiên tới thăm chúng tôi. Tôi nhớ bà rất rõ từ hội nghị năm 1990 khi bà nghiêng người qua bàn và nhìn vào đoàn nhà văn Hoa Kỳ toàn đàn ông chúng tôi và hỏi “phụ nữ của các ông đâu?” Khi bà tới Hoa Kỳ, con gái tôi Lily mới chỉ hai tháng tuổi, rất nhiều kỷ niệm của tôi thời gian đó là về Khuê với hình ảnh bà bế con gái tôi. Có khoảng một tá nhà văn ở chung trong hai căn nhà cạnh nhau tại Dorchester trong vài tuần đó, sau mỗi cuộc hội thảo và đọc sách, họ thường ngồi ngoài hiên nhà mỗi buổi tối mát trời và sau đó, đó là cuộc gặp gỡ lần đầu của những cựu binh phía “bên kia”. Bản phác thảo này là dựa trên một bức ảnh tôi chụp trong những ngày đó. Trong đó, Khuê, Carolyn Forche, Linda Vandervanter, một y tá tại Việt Nam trong chiến tranh, và Lady Borton ngồi quanh một bàn ăn trong bếp nhà tôi. Cái nhìn trên gương mặt mỗi người họ nói với tôi về khả năng chiến thắng của sự thân ái và lòng trắc ẩn chung sau nhiều năm chiến tranh. Tôi đã cố gắng đưa những đìều đó vào bức chân dung. Tôi đã thấy cũng cái nhìn đó nhiều năm sau khi Carolyn và Khuê gặp lại nhau tại Hà Nội.

Nhà văn Trung Trung Đỉnh

Trung Trung Đỉnh và tôi có vài điểm chung, trong đó một vài lần trong cuộc chiến ở An Khê, trên vùng cao miền Trung. Với tôi đó chỉ là một tuần, với Đỉnh đó là mười năm, khi mà dịch sốt rét bỏ ông lại đó với những người dân vùng cao khi mà đơn vị của ông từ miền Bắc đã chuyển đi. Ông phục vụ với tư cách người quan sát và liên lạc viên, người miền Bắc duy nhất trong đơn vị. An Khê dường như là một nơi ma quái đầy sương mù và những điều kỳ bí trong vài ngày tôi ở đó trong cuộc chiến. Tôi vẫn nhớ rằng mình đã rất ấn tượng với những bài thơ đầu tay của ông khi được ông chia sẽ . Ông đã đọc những bài thơ đó cùng Bruce Weigl trong một buổi tối đáng nhớ. Vài năm trước tôi tới thăm Trung Trung Đỉnh tại nhà ông. Lúc đó đã tối muộn và chúng tôi phải đi qua những con hẻm để tìm tới nhà ông. Tôi đã chụp ảnh ông tối hôm đó, nhưng cho dù đang ở giữa long Hà Nội, với tôi ông dường như vẫn đang ở ngoài đó giữa rừng quan sát và quan sát như chỉ một nhà văn mới có thể. Những chuyển động của ông mang theo ánh sáng sống động nên ông cấn phải di chuyển  qua những khu rừng vùng cao trong suốt cuộc chiến. Tôi đã cố nắm bắt những điều đó trong bức chân dung.

Nhà văn Y Ban

Tôi nhớ rất rõ lần Y Ban tới Boston. Cô là một trong rất nhiều nhà văn trẻ tới và thăm đất nước tôi trong chuyến đi đó. Cuộc hành trinh từ Việt Nam tới Hoa Kỳ rất dài và mệt mỏi, nhưng cô đã tới, với gương mặt sáng, háo hức, khích lệ chúng tôi, giúp chúng tôi chuyển hành lý vào xe. Trong những buổi họp, những cuộc phỏng vấn, những điểm dừng dọc đường từ Boston tới New Ỷok tới thủ đô Washington tới Charlottesville, cô là người có giọng nói rõ ràng, hòa nhập nhất. Cô có trí thông minh sắc sảo, đôi khi như trêu chọc, chờ đợi để được đối đầu với thử thách hoặc một sự lĩnh hội. Tôi đặc biệt nhớ lần cô xử lý trường hợp một cuộc nhà báo bảo thủ khi ông có ý định dồn cô vào cuộc tranh luận phê bình đất nước cô mà ông sẽ đưa vào bài báo của mình. Ông không bao giờ ngờ được là đã gặp phải ai, sau đó ông gặp tôi bên ngoài và nói “Cô ta thông minh thật.” Tôi đã cố gắng đưa một chút sự thông minh đó vào bức vẽ.

Theo Hội nhà văn Việt Nam


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65246776

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July