Sáng ngày 23 tháng 8 năm 2013, tại hội trường giả hang động cạnh hồ Cô Tiên ở thành phố biển Hạ Long đã diễn ra buổi giao lưu thơ Quảng Ninh - Hà Nội. Câu lạc bộ thơ Hà Nội gồm các nhà thơ Đỗ Bạch Mai, Đoàn Thị Lam Luyến, Phạm Hồ Thu, Duy Khoát và Vũ Nho. Quảng Ninh có các câu lạc bộ thơ Truyền Đăng, Quảng Yên, Vân Đồn, Uông Bí, câu lạc bộ Thơ Đường, câu lạc bộ Thơ Việt Nam. Tham dự còn có các bạn yêu thơ, các cháu học sinh THPT Hồng Gai.
Sau các thủ tục giới thiệu đại biểu và tặng hoa, hai nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Hòa và Dương Phượng Toại cùng dẫn chương trình.
Mở đầu là nhà thơ Thanh Nga của Vân Đồn đọc thơ.
Tiếp theo là cháu Minh Anh, THPT Hồng Gai đọc bài thơ: Cánh cửa nhớ bà của Đoàn Thị Lam Luyến.
Nhà thơ Đỗ Bạch Mai, chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Hà Nội đọc ba bài thơ, trong đó có bài về Biển cạn Ninh Bình và biển Hạ Long.
Nhà thơ Mai Phương cũng đọc ba bài đáp lễ. Ông tuyên bố, với ông nhất THƠ, nhì Vợ, ba mới là các thứ quan trọng khác.
Phần trọng tâm của buổi giao lưu, ban tổ chức dành cho nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Lam Luyến, Ngọc Ước và Thu Trà được mời lên sân khấu.
Nhà thơ Lam Luyến đọc bài Hang Trinh Nữ và nói ấn tượng sâu đậm của chị với đất và người Quảng Ninh.
Nhà thơ Ngọc Ước kể ấn tượng với bài thơ Gửi tình yêu của Lam Luyến. Với giọng trung xúc động, ấm áp, anh đọc bài thơ Biển trong ta của nhà thơ Lam Luyến.
Nhà giáo, nhà thơ Thu Trà nói về ấn tượng với thơ Lam Luyến, những vần thơ chân thật, mạnh mẽ và từng trải. Chị thích tứ thơ no đòn mà không đau, vì nỗi đau lớn nhất là đau tâm hồn. Nhà giáo đặc biệt thích bài Dặn con với ao ước “Chỉ mong con có nước cờ chắc tay”.
Lam Luyến đọc bài thơ “Chồng chị chồng em”, một bài thơ đầy tâm sự, từng được giải nhì cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ.
Nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Hòa kể lại thơ Lam Luyến là điểm tựa tinh thần cho chị khi hạnh phúc chênh vênh bờ vực thẳm. Chị đã tìm thấy sự an ủi, động viên, nguồn sức mạnh từ thơ Lam Luyến. Ấn tượng nhất với chị là bài thơ “Em gái” của Lam Luyến.
Nhà thơ Vương Phượng đặt câu hỏi: _ Nhà thơ Lam Luyến nghĩ gì về câu Kiều: Đau đớn thay phận đàn bà? Và chị đã chia sẻ như thế nào về điều đó?
Nhà thơ Lam Luyến đã trả lời: Phận gái thời nào cũng dở dang. Tâm sự của chị được cử tọa vỗ tay nhiệt liệt.
Một bài thơ của Dương Phượng Toại được Minh Tắc (vợ nhà thơ) trình bày bằng giọng truyền cảm của người giỏi hát chèo và quan họ.
Vũ Nho được mời lên giao lưu. Tôi nói vắn tắt về thành tựu thơ Lam Luyến; về ba bài viết : Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ (tiểu luận), hai bài bình thơ Chồng chị chồng em và Ngôi giáo làng. Để giao lưu, tôi đọc bài Lúng liếng ơi.
Các tác giả : Đỗ Minh Tâm, Lê Minh Luật, Nguyễn Đình Thái, Hồ Thu (Hà Nội), Lê Hồng Nam, Trang Nhung, Duy Khoát (Hà Nội), Phạm Thúy Vần, Đoàn Huy Bảo, Đoàn Hiếu, Hoài Phương, Hồng Huy, Đỗ Thanh Hoa, Bích Liên, Trần Thị Nam đã trình bày bài thơ yêu thích của mình.
Kết thúc giao lưu, mọi người chụp ảnh và dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng cạnh hội trường. Có đến Quảng Ninh, có dự buổi giao lưu mới thấy hết nhiệt tình yêu mến thơ ca của người Quảng Ninh, mới hiểu vì sao, đây là một trong cái nôi (cùng với Phú Yên) hình thành Ngày thơ Việt Nam.
Lược thuật của GS-TS Vũ Nho (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
Sau các thủ tục giới thiệu đại biểu và tặng hoa, hai nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Hòa và Dương Phượng Toại cùng dẫn chương trình.
Mở đầu là nhà thơ Thanh Nga của Vân Đồn đọc thơ.
Tiếp theo là cháu Minh Anh, THPT Hồng Gai đọc bài thơ: Cánh cửa nhớ bà của Đoàn Thị Lam Luyến.
Nhà thơ Đỗ Bạch Mai, chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Hà Nội đọc ba bài thơ, trong đó có bài về Biển cạn Ninh Bình và biển Hạ Long.
Nhà thơ Mai Phương cũng đọc ba bài đáp lễ. Ông tuyên bố, với ông nhất THƠ, nhì Vợ, ba mới là các thứ quan trọng khác.
Phần trọng tâm của buổi giao lưu, ban tổ chức dành cho nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Lam Luyến, Ngọc Ước và Thu Trà được mời lên sân khấu.
Nhà thơ Lam Luyến đọc bài Hang Trinh Nữ và nói ấn tượng sâu đậm của chị với đất và người Quảng Ninh.
Nhà thơ Ngọc Ước kể ấn tượng với bài thơ Gửi tình yêu của Lam Luyến. Với giọng trung xúc động, ấm áp, anh đọc bài thơ Biển trong ta của nhà thơ Lam Luyến.
Nhà giáo, nhà thơ Thu Trà nói về ấn tượng với thơ Lam Luyến, những vần thơ chân thật, mạnh mẽ và từng trải. Chị thích tứ thơ no đòn mà không đau, vì nỗi đau lớn nhất là đau tâm hồn. Nhà giáo đặc biệt thích bài Dặn con với ao ước “Chỉ mong con có nước cờ chắc tay”.
Lam Luyến đọc bài thơ “Chồng chị chồng em”, một bài thơ đầy tâm sự, từng được giải nhì cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ.
Nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Hòa kể lại thơ Lam Luyến là điểm tựa tinh thần cho chị khi hạnh phúc chênh vênh bờ vực thẳm. Chị đã tìm thấy sự an ủi, động viên, nguồn sức mạnh từ thơ Lam Luyến. Ấn tượng nhất với chị là bài thơ “Em gái” của Lam Luyến.
Nhà thơ Vương Phượng đặt câu hỏi: _ Nhà thơ Lam Luyến nghĩ gì về câu Kiều: Đau đớn thay phận đàn bà? Và chị đã chia sẻ như thế nào về điều đó?
Nhà thơ Lam Luyến đã trả lời: Phận gái thời nào cũng dở dang. Tâm sự của chị được cử tọa vỗ tay nhiệt liệt.
Một bài thơ của Dương Phượng Toại được Minh Tắc (vợ nhà thơ) trình bày bằng giọng truyền cảm của người giỏi hát chèo và quan họ.
Vũ Nho được mời lên giao lưu. Tôi nói vắn tắt về thành tựu thơ Lam Luyến; về ba bài viết : Người yêu đến nát cuộc đời cho thơ (tiểu luận), hai bài bình thơ Chồng chị chồng em và Ngôi giáo làng. Để giao lưu, tôi đọc bài Lúng liếng ơi.
Các tác giả : Đỗ Minh Tâm, Lê Minh Luật, Nguyễn Đình Thái, Hồ Thu (Hà Nội), Lê Hồng Nam, Trang Nhung, Duy Khoát (Hà Nội), Phạm Thúy Vần, Đoàn Huy Bảo, Đoàn Hiếu, Hoài Phương, Hồng Huy, Đỗ Thanh Hoa, Bích Liên, Trần Thị Nam đã trình bày bài thơ yêu thích của mình.
Kết thúc giao lưu, mọi người chụp ảnh và dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng cạnh hội trường. Có đến Quảng Ninh, có dự buổi giao lưu mới thấy hết nhiệt tình yêu mến thơ ca của người Quảng Ninh, mới hiểu vì sao, đây là một trong cái nôi (cùng với Phú Yên) hình thành Ngày thơ Việt Nam.
Lược thuật của GS-TS Vũ Nho (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)