Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  BÍ ẨN GOGOL - (Trần Hậu dịch) BÍ ẨN GOGOL - (Trần Hậu dịch) , Người xứ Nghệ Kiev
 

 



 


           Trong lịch sử văn học Nga khó có thể tìm thấy một tên tuổi nào bí ẩn hơn Gogol. Nhà văn thiên tài đã để lại hàng chục tác phẩm bất tử và cũng bấy nhiêu điều bí mật mà cho đến nay các nhà nghiên cứu cuộc đời và tác phẩm của ông vẫn không thể nào lý giải nổi.
Có rất nhiều huyền thoại gắn liền với cuộc đời và cái chết của Gogol. Một vài thế hệ các nhà nghiên cứu tác phẩm của nhà văn không thể trả lời một cách nhất quán những câu hỏi như: tại sao Gogol không lấy vợ, vì sao ông đốt tập hai “Những linh hồn chết” và liệu có đốt thật không, và cuối cùng là bí ẩn về chiếc hộp sọ của nhà văn. Nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày mất của nhà văn (4/3/1852-4/3/2012), xin trân trọng giới thiệu một vài nét về cuộc đời ông


Ra đời
Một thời gian dài những người đương thời vẫn không biết chính xác ngày sinh của Gogol. Ban đầu người ta cho rằng Gogol sinh ngày 19 tháng 3 năm 1809, hoặc ngày 20 tháng 3 năm 1810. Và chỉ sau khi nhà văn qua đời, xem lại giấy khai sinh của ông, người ta mới xác định được rằng Gogol sinh ngày 20 tháng 3 năm 1809, nghĩa là ngày 1 tháng 4 theo lịch mới.
Gogol sinh ra tại một vùng quê mang nhiều huyền thoại. Ông được thừa hưởng ở mẹ phẩm chất tâm hồn tinh tế, lòng mộ đạo và sự nhạy cảm. Còn bố ông lại có tính hay lo. Không phải ngẫu nhiên mà từ nhỏ Gogol rất say mê những điều bí mật, những giấc mơ tiên tri, những điềm báo, điều này về sau đã được thể hiện trong các tác phẩm của ông.
Hồi học phổ thông, Gogol nổi tiếng là một diễn viên của nhà hát trường. Theo lời kể của các bạn học, ông thường xuyên nói đùa, đánh lừa các bạn, làm các trò tinh nghịch. Đồng thời ông là một người kín đáo, không bao giờ kể với ai về những dự định của mình, vì thế nên được tặng biệt hiệu Karlo Bí ẩn, theo tên của một trong những nhân vật tiểu thuyết “Thằng lùn đen” của Walter Scott 

Cuốn sách đầu tiên bị đốt 
Khi còn học phổ thông, Gogol mơ ước tham gia hoạt động xã hội để có thể thực hiện một cái gì đấy vĩ đại “vì lợi ích chung”, “vì nước Nga”. Với những kế hoạch to lớn và mơ hồ này ông đến Saint-Peterburg và nếm trải nỗi thất vọng cay đắng đầu tiên.
Đó là khi Gogol công bố tác phẩm đầu tay của mình - trường ca theo tinh thần của trường phái lãng mạn Đức “Hans Kuchelgarten” với bút danh V. Alov. Tác phẩm này bị dư luận phê phán nặng nề khiến Gogol rất đau khổ, đến mức ông đã mua tất cả những cuốn sách chưa tiêu thụ trong các cửa hàng và… đốt. Cho đến tận cuối đời, nhà văn không thú nhận với ai rằng Alov là bút danh của mình. Về sau Gogol đã làm việc trong một vụ thuộc Bộ Nội vụ. Chàng nhân viên văn phòng trẻ đã chăm chú theo dõi cuộc sống và sinh hoạt của đồng nghiệp của mình. Những quan sát này về sau trở thành tư liệu cho ông sáng tác các truyện ngắn nổi tiếng “Cái mũi”, “Nhật ký một người điên”, “Chiếc áo khoác”.

 

          Chiếc cặp của Gogol hiện được trưng bày tại Bảo tàng văn học ở Moskva

“Những buổi chiều trong khu trại gần Dikanka” hay những hồi ức tuổi thơ


Sau khi gặp gỡ với Zhukovsky và Pushkin, Gogol hào hứng bắt tay sáng tác một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của mình – “Những buổi chiều trong khu trại gần Dikanka”. Một số tình tiết của cuốn sách, trong đó cuộc sống thực đan xen với huyền thoại, được gợi lên bởi những hồi ức tuổi thơ của Gogol. Ví dụ, trong truyện vừa “Đêm tháng năm hay Người chết đuối”, chi tiết bà dì ghẻ biến thành con mèo đen, định bóp cổ con gái của viên đại đội trưởng, gợi nhớ một câu chuyện thực tế trong cuộc đời nhà văn. Một lần, bố mẹ ông để con trai ngồi một mình, trong khi cả nhà đã ngủ. Bỗng nhiên, Nikosha – tên gọi Gogol lúc nhỏ - nghe tiếng mèo kêu, một lúc sau, nhìn thấy một chú mèo nhảy vào, cậu bé sợ chết khiếp, nhưng vẫn đủ can đảm tóm lấy con mèo và ném xuống ao. ”Tôi có cảm giác mình đã dìm chết một con người”, - sau này ông nhớ lại.

Tại sao Gogol không lấy vợ?
Mặc dù cuốn sách thứ hai của Gogol thu được thành công vang dội, ông vẫn không coi lao động văn học là nhiệm vụ chính của mình. Ông dạy học tại một trường dành cho phụ nữ, nơi ông thường kể cho các tiểu thư trẻ những câu chuyện lý thú mang tính chất giáo huấn. Danh tiếng về “thầy giáo có tài kể chuyện” thậm chí lan tới Đại học Saint-Peterburg, và ông được mời đến giảng bài tại khoa lịch sử đại cương.
Cuộc đời riêng của nhà văn vẫn không có gì thay đổi. Có giả thuyết cho rằng Gogol không bao giờ có ý định lấy vợ. Trong khi đó, những người đương thời của nhà văn lại cho rằng ông phải lòng tiểu thư Alexandra Osipovna Smirnova-Rosset, một trong những người đẹp cung đình, và thậm đã viết thư cho nàng khi nàng cùng với chồng rời Peterburg.
Sau đó, Gogol mê nữ bá tước Anna Mikhailovna Vielgorskaya. Nhà văn quen biết gia đình Vielgorsky ở Peterburg. Những con người có học vấn và tử tế đã nồng nhiệt tiếp đón Gogol và đánh giá cao tài năng của ông. Đặc biệt ông đã chơi thân với cô con gái út Anna Mikhailovna.
Trong quan hệ với nữ bá tước, Gogol coi mình như một người thầy tinh thần. Ông cho nàng những lời khuyên về văn học Nga, khích lệ những say mê của nàng đối với văn hoá Nga. Đến lượt mình, Anna luôn luôn quan tâm tới sức khoẻ và những thành tích văn học của Gogol hơn là hy vọng được chia sẻ tình cảm của ông.
Theo lời kể của gia đình Vielgorsky thì Gogol quyết định ngỏ lời cầu hôn Anna Mikhailovna vào cuối những năm 1840. Tuy nhiên các cuộc trao đổi sơ bộ với những người thân của nàng ngay lập tức cho ông hiểu rằng sự bất bình đẳng về vị thế xã hội đã loại trừ khả năng một cuộc hôn nhân như vậy.
Sau thất bại xây dựng gia đình của mình, Gogol viết cho nhà thơ Zhukovsky năm 1848 rằng ông không nên gắn bó với bất cứ mối quan hệ nào trên trái đất, trong đó có cuộc sống gia đình.

Gogol xuất ngoại
Cuộc gặp gỡ với Pushkin năm 1831 có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Gogol. Pushkin chẳng những đã ủng hội nhà văn trẻ trong môi trường văn học Peterburg mà còn tặng ông cốt truyện kịch “Quan thanh tra” và tiểu thuyết “Những linh hồn chết”.
Vở kịch “Quan thanh tra” lần đầu tiên được dàn dựng trên sân khấu vào tháng 5-1836, được đích thân hoàng đế khen ngợi và đã ban tặng một vòng kim cương khi Gogol biếu sách cho Ngài. Tuy nhiên các nhà phê bình không hào phóng lời khen như vậy. Sự thất vọng mà Gogol trải qua đã mở đầu cho những trầm uất kéo dài của nhà văn, và cũng vào năm đó ông ra nước ngoài để “thư giãn”.
Tháng 6 năm 1836, Gogol ra nước ngoài, ông chu du gần như cả toàn bộ Tây Âu, và dừng chân lâu nhất tại Ý. Năm 1939, nhà văn trở về tổ quốc, nhưng một năm sau lại tuyên bố với bạn bè về chuyến đi sắp tới, và hứa khi trở về sẽ mang theo tập một “ Những linh hồn chết”.
Vào một ngày tháng 5 năm 1840, những người bạn của nhà văn: Aksakov, Pogodin và Shchekin đưa tiễn Gogol. Khi xe vừa đi khỏi, họ nhìn thấy những đám mây đen nổi lên cuồn cuộn che kín một nửa bầu trời. Rồi đột nhiên trời tối sầm lại, khiến những người bạn linh cảm một điều gì đó chẳng lành về số phận của Gogol. Và hoá ra, điều đó không phải là ngẫu nhiên…

Bệnh tật
Năm 1839, ở Rome Gogol đột nhiên bị bệnh sốt rét. May mắn lắm ông mới thoát chết, nhưng bệnh tật đã ảnh hưởng rất nặng nề tới sức khoẻ thế chất và tinh thần của ông, làm tổn thương bộ não của ông. Nhưng điều khủng khiếp nhất là những giấc mơ mà ông thường thấy trong lúc đau ốm.
Dần dần bệnh tật thuyên giảm. Mùa thu năm 1852, ở Odessa Gogol cảm thấy sức khoẻ hồi phục, ông lại trở nên phấn chấn và vui vẻ như xưa. Ở Moskva, Gogol đọc cho bạn bè nghe những chương riêng của tập hai “Những linh hồn chết”, và khi nhận được sự biểu dương và thán phục của mọi người, ông bắt đầu làm việc hăng hái hơn. Thế nhưng khi tập hai “Những linh hồn chết” vừa mới viết xong, Gogol cảm thấy rất trống trải. Càng ngày ông càng bị nỗi sợ chết dằn vặt như một thời bố ông đã trải qua.
Đêm 12 tháng 1 năm 1852, đã diễn ra một sự kiện mà cho đến tận bây giờ vẫn là câu hỏi đối với các nhà viết tiểu sử. Gogol cầu nguyện đến 3 giờ sáng, sau đó ông tìm chiếc cặp, rút ra một vài tờ giấy, số còn lại ông ném vào ngọn lửa. Sau khi làm dấu thánh, Gogol lên giường nằm và khóc như mưa.
Người ta cho rằng trong đêm đó Gogol đã đốt tập hai “Những linh hồn chết”. Thế nhưng sau đó tập bản thảo lại được tìm thấy trong số sách của ông. Cho đến tận bay giờ, không ai biết đêm ấy Gogol đã đốt cái gì.
Những ngày tiếp theo Gogol càng chìm đắm vào nỗi sợ hãi của mình. Ông sợ bị chôn sống. Nỗi sợ này mạnh đến mức nhà văn đã nhiều lần viết giấy đề nghị chỉ chôn ông khi đã xuất hiện những dấu hiệu cơ thể bị phân huỷ. Thời bấy giờ các bác sĩ khônhg thể nhận biết căn bệnh tâm thần của ông và đã điều trị bằng thuốc nam, khiến cho ông càng ngày càng yếu đi.

Bí mật hộp sọ
Nikolai Vasilevich Gogol mất ngày 21 tháng 2 (tức 4 tháng 3 theo lịch mới) năm 1852. Ông được an táng tại nghĩa trang của tu viện Thánh Danilov ở Moskva. Mùa hè năm 1931, tu viện và nghĩa trang bị đóng cửa. Khi bốc mộ của Gogol tới nghĩa trang Novodevichie, người ta phát hiện ra rằng bộ hài cốt của ông không có hộp sọ. Theo giả thuyết của giáo sư Trường Viết văn V. G. Lidin, người có mặt tại lễ bốc mộ Gogol, hộp sọ của Gogol bị lấy khỏi mộ ông năm 1909. Trong hồi ký có tên “Cuộc di chuyển hài cốt N. V. Gogol”, V. G. Lidin viết: “Năm 1909, khi dựng đài kỷ niệm Gogol trên đại lộ Prechsten ở Moskva, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn, người ta đã tiến hành trùng tu mộ Gogol, Bakhrushin (nhà hoạt động sân khấu Nga, 1865-1929, giám đốc Bảo tàng sân khấu Nga) dường như đã xúi các tu sĩ tu viện Danilov lấy cho ông chiếc hộp sọ của Gogol. Đúng như vậy, hiện ở Bảo tàng sân khấu của Bakhtushin có lưu giữ ba chiếc hộp sọ, nghe nói, một của nghệ sĩ Shepkin, một của Gogol, còn chiếc thứ ba không rõ của ai”.
Tin đồn về chiếc hộp sọ Gogol bị đánh cắp đã được nhà văn Mikhail Bulgakov, một trong những người hâm mộ tài năng của Gogol, sử dụng trong tiểu thuyết của mình “Nghệ nhân và Margarita”. Trong tác phẩm này, Bulgakov viết về cái đầu của chủ tịch hội nhà văn MASSOLIT bị lấy cắp từ quan tài.

                           Trần Hậu (Theo báo Nga)
            


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65239572

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July