Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  CHÙM TRUYỆN NGẮN MIN NI CỦA Trần Quốc Minh CHÙM TRUYỆN NGẮN MIN NI CỦA Trần Quốc Minh , Người xứ Nghệ Kiev
 

        TRẦN QUỐC MINH

                                    Sinh ngày 23 tháng 8 năm 1943.

                                   Quê quán: Thành phố Hải Phòng.

                                  Vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005:

* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Thành phố con tàu (thơ, in chung, 1974); Trồng nụ trồng hoa (thơ, in chung, 1986); Tôi chỉ mong (thơ, 1995); Bắc cầu (thơ, 2000); Tuần hoàn của đất (truyện mi ni, in chung, 2003); Gió thổi từ biển (trường ca, 2006). Cây đèn biiển(Thơ viiết cho thiếu nhi 2010).

* SUY NGHĨ VỀ NGHỀ VĂN: Thơ là số phận, tôi làm thơ như một nhu cầu tự thân để giãi bày và trang trải. Nhưng thơ cần có ích, trước hết cho mình.


            Chùm truyện mini của Trần Quốc Minh

Ngưi đóng vai th màu


Yếm hồng, áo đỏ, em như ngọn lửa đang cháy.

Vuông chiếu chèo chỉ có hai người:  Em và tiểu Kính Tâm. Trái táo  rơi trúng mõ sư.

“ A di  đà Phật”  người  tu hành thảng thốt.

Đôi mắt em làm chủ sân đình, giọng hát chèo nỉ non,  mời gọi...

Thị  Mầu của tôi - Em,  một thời  làm tôi khắc khoải.

 Ngày ấy chúng tôi học xong phổ thông,  tôi đi làm, còn em trúng tuyển vào  đoàn chèo của tỉnh .

Người ta bảo em là người thứ chín đóng  vai Thị Mầu đạt nhất, mà đạt nhất có lẽ là đôi mắt.

Tôi yêu em,  mỗi lần em đến thăm tôi, tôi còn lúng túng  hơn... Thị Kính!

Em giằng sách trong tay tôi, gấp lại:

 - Lúc khác hãy nghiền kinh, “chàng “ Thị Kính của em!

 - Thế thì nguy, hoá ra em lại yêu đàn bà à ?

Em cười rồi hôn vào trán tôi , trán tôi lúc ấy lạnh , còn trái tim thì rộn ràng , bổi hổi . Tôi nói trong hơi thở gấp :

 - Anh rất sợ mất em!

Sau lần ấy em ra đi mãi mãi, mang theo mối tình đầu của tôi. Tôi  lấy vợ, cũng là một cô gái làng chèo, nhưng ngoài đời đóng Thị Mầu cực dở, chỉ biết  có mỗi... mình tôi!

Thị Mầu thứ chín lấy chồng, một quan chức ngành thuế. Em bước khỏi chiếu chèo nhưng vẫn Thị Mầu như thế . Đôi mắt làm chủ những mưu lược thương trường . Với  chức vụ  của chồng , với đôi mắt ấy , em đã có tất cả . Một phố mới ở ngoại ô , người ta gọi là

“Phố Quan". Nhà em ba tầng ốp đá màu ghi. Một  ga-ra ô tô với hai chiếc xe con bóng

nhoáng , đời chót .

Ngày về dự hội của trường , tôi nghe bạn xì xào về Ngần, “ Thị Mầu “ của tôi . Nó đang bị bê bối đấy, chồng thì bị  “ tít “ rồi !

                                                          *

                                                      *      *

Sau ngày nghỉ mất sức, tôi hì hụi  viết báo kiếm sống.

Một buổi sáng, vừa ngồi vào bàn làm việc tôi nghe tiếng gõ cửa, ra mở cửa, trước mắt tôi  là Ngần, trẻ trung, xinh đẹp, mặc áo dài màu hoàng yến. Tôi còn đang ngỡ ngàng thì cô nói :

 - Cháu là con mẹ Ngần, mẹ cháu có thư gửi bác.

Tôi pha nước , mời cô gái rồi xin phép đọc thư em: Tôi rộn ràng, bồi hồi như thủa nào...

Lá thư vẻn vẹn: “Anh , mấy chục năm xa anh , em vẫn nhớ , nay em nhờ anh một việc, nếu anh nhận lời em sẽ không quên công anh !Số là công ty em đang bị kiểm tra tài chính

được biết nghiệp vụ kế toán của anh rất giỏi, anh lập lại chứng từ, sổ sách , hạch toán lại,hợp pháp hoá cho em ...”

Đọc xong tôi ngao ngán nhìn cô gái , cô lấy ra bì thư nữa :

 - Đây là chút quà mẹ cháu biếu bác !

Tôi đã hiểu tất cả , viết mấy dòng từ chối ,lấy một phong bì to hơn bỏ lá thư của tôi và “ chút quà “của em !

 - Cháu đưa giúp bác thư này cho mẹ cháu , nói với mẹ , dạo này bác bận lắm !

Trước lúc chia tay cô gái , tôi hỏi :

- Thế bây giờ cháu làm ở đâu ?

 - Cháu vào đoàn chèo của tỉnh nơi mẹ cháu ngày xưa và cũng vào vai  Thị Mầu...

Tôi mong cô Thị Mầu thứ mười này chỉ diễn trong các đêm hát chèo. 

                                        TQM

 

Áo đ

 
             Ảnh minh họa - Internet
 

Một chiều xuân năm 1972. Đào đến tôi khóc và kể: “Mẹ lại đuổi em, mẹ bảo bố không thể chung sống mãi với đứa con Tây lai, em có tội gì đâu anh ơi”. Em nép vào vai tôi, từng giọt nước mắt ấm chảy trên cổ tôi, sau đó lạnh...

Hai đứa đơn côi, em như thế, còn tôi thui thủi với nỗi tật nguyền, giờ đây chúng tôi là chỗ dựa của nhau...

... Năm 1952, mẹ em đưa cơm đến hầm bí mật cho một cán bộ, trên đường gặp giặc, mẹ đẹp và em là kết quả của nỗi bất hạnh ấy. Sau này em đọc nhật ký của mẹ, mẹ ghi lúc ấy mẹ mặc áo lót đỏ như lửa cháy. Lớn lên em tìm được chiếc áo đó, mẹ để dưới đáy hòm quần áo trên lót tờ báo cũ nói về trận càn của giặc năm xưa... Người cán bộ ấy sau này là bố em, em là cái gai, là hòn đá cản đường tiến thân của ông.

Chẳng ai yêu em thực lòng, có một gã “phó nháy” gạ em rồi chụp những bức ảnh thân thể em... hắn trúng lớn sau cú lừa tình! Em bảo em yêu tôi, yêu lắm. Chúng tôi đã xích lại với nhau. Và trời ơi... áo đỏ!

Tôi như nhìn vào lửa, loá mắt, định thần lại em vẫn như trong mơ. Em bảo “Em là của anh”. Sau lớp lửa là tuyết, tuyết bỏng. Rồi em đi, tôi sống bằng những ngọt ngào, chua xót. Bụi thời gian như phấn hoa, đếm hộ tôi hai mươi mùa đào đã nở.

Rồi một mùa xuân những năm đất nước mở cửa có người con gái lạ đến tìm tôi: một Việt kiều về thăm quê. Cô gái tên là Hoa. Cô sang trọng, rực rỡ. Cô kể cô ở Pa-ri về, cô là con gái của Đào.

... Sau đêm xuân nồng nàn ấy. Đào xuống một con tàu lạ, do ngẫu nhiên may mắn em đã sang Pháp.

Nhờ công việc của chồng và tờ báo cũ mang theo về trận càn năm xưa, Đào đã tìm được “tên giặc”. Hai cha con gặp nhau trong mưa tuyết, ít lâu sau giữa đất khách. Đào sinh đứa con gái, đó là Hoa. Chú dượng Hoa là chủ khách sạn lớn. Đào sống trong nhung lụa và có thêm hai con trai nữa. Em không quên tôi mà còn kể cho chồng của em.

Hoa nói:

- Mẹ bảo con về tìm bố!

Con gái tôi ôm tôi, nước mắt đầm đìa. Tôi nhìn cổ con viền chiếc áo đỏ của mẹ nó... mắt tôi nhoà đi.

Nhìn cành đào, màu hoa chuyển dần sang đỏ thắm. Màu của sự chiếm đoạt, dâng hiến và bây giờ màu của những mùa xuân.

 

TQM  

Cây gy

 

Tôi  mê cây gậy đó lắm; nó gồm năm khúc bằng  duya-ra sáng loáng; được nối bằng một dây cao xu bọc vải; đàu gậy là quả cầu bằng nhựa đen. Lúc không dùng gấp lại cho vào túi xách.

Một tổ chức từ  thiện  tặng tôi  vì thành tích “ chiến thắng tật nguyền”

Lúc ngồi họp cây gậy được truyền nhau như  một trò chơi . Bấm  “roát “ thành cây súng. 

Lại “cắc, cắc, cắc,” đã nằm gọn trong lòng bàn tay.

Lắm lúc người đang nói chuyện  phải nhắc” ông  ơi, thu cây gậy về cho! Từ ngày có cây gậy tôi thành trung tâm chú ý của mọi người, “gậy của nước ngoài, cậu ấy thật xứng đáng; chứ chống cây gậy mây được cái chắc, mà trông như ông cụ!” tôi đâm kiêu ngầm Cái sự kiêu ấy lên tới đỉnh, cho tới một ngày tôi nhận được giấy báo của Đài truyền hình tỉnh”  ngày mai sẽ quay một số hình  ảnh về anh  nhân  năm quốc tế  những người tàn tật.

Nhớ  phải có cây gậy gấp!”

Cảnh tôi ngồi làm kế toán với cái máy tính mới tinh của Đức, cạnh cô kế toán  xinh như diễn viên điện ảnh.

Cảnh tôi làm việc với giám đốc quanh chiếc bàn tròn đầy chứng từ sổ sách .

Cảnh tôi ăn trưa ở nhà ăn tập thể.

Cảnh buổi chiều được coi là cái nút: Đáy là cảnh tôi xuống thang chống gậy về nhà.

Máy quay cận cảnh gương mặt căng thẳng đầy nỗ lực. Tay phải nắm quả cầu ở đầu gậy, cuối cây gậy chịu một lực lớn...!

Bỗng...rắc...rắc...rắc - cây gậy gẫy,làm tôi ngã nhào may là bậc cuối. Tay phải  của tôi  bị  mảnh sắc đâm vào đầm đìa máu.  Mọi người cuống cuồng, cô kế toán xinh đẹp thành y tá sơ cứu cho tôi. Một cốc sữa nóng giám đốc trao cho tôi.

Chỉ thương cho đoàn làm phim lúng túng khó xử...

Nhưng mọi sự  rồi cũng qua đi...

Vài ngày sau trên Tivi vẫn  chiếu đầy đủ hình ảnh về tôi, chỉ không có cảnh  cuối .

Bời sự tắc trách của người tặng gậy:  Gậy của người  khiếm thị  để dò đường trao cho người cơ thể tật nguyền để chống đỡ.

Lòng tốt khi trao nhầm địa chỉ cũng sẽ thành tai hoạ. Những khán giả xem cuốn phim hôm ấy không thấy được điều này... 

 

TQM

(Nguồn Tân Văn số 3 - NXB Hội nhà văn tháng 3-2013)


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65235020

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July