Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Câu chuyện văn hóa: Gậy thiêng và rắn thần Câu chuyện văn hóa: Gậy thiêng và rắn thần , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 Những năm đầu ở trường y, tôi làm quen với con rắn và cây gậy của thần y học Asclepius. Từ khi rắn được gắn kết với thần Aesculapius, rắn và gậy thành biểu tượng y học từ hơn 2.400 năm trước. Mấy chục năm qua, là thầy thuốc tôi càng yêu mến gậy thiêng và rắn thần. Năm mới Quý Tỵ thật đúng dịp nói chuyện rắn.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=192759

Thần Asclepius y học thần kỳ

Thần y học được khắc hoạ là người râu rậm, áo choàng dài, hở bụng ngực, tay cầm cây gậy với con rắn quấn quanh. Asclepius (Asclepios, Aesculapius) là con của thần Apollo và nữ thần Coronis. Apollo gởi con trai cưng cho quái vật hiền minh Cheiron nuôi dưỡng. Thầy hay tận tình truyền dạy y học cho trò giỏi.

Bị giết vì cứu sống nhiều người. Học được bí quyết làm người chết sống lại khi thấy một con rắn mang loại cỏ thuốc trị lành con rắn khác bị tử thương. Biết dùng dao mổ và hiểu công dụng các loại cây cỏ, Asclepius trở thành thầy thuốc thật giỏi, chẳng những giúp người lành bệnh mà còn làm cho nhiều kẻ chết sống lại được. Thần Zeus, cha của Apollo không vui, e sợ thầy thuốc thần kỳ làm mất độc quyền bất tử của các thần, bèn giết Asclepius. Zeus cho thấy con người không thể thách thức trật tự thiên nhiên. Về sau Zeus lại cứu sống cháu nội mình vì sợ Apollo thù hằn.

Vào trong giấc mộng. Sau khi chết, Asclepius vẫn tiếp tục sứ mạng trị lành cho người trần. Dân chúng yêu mến thần vô cùng. Sự tôn thờ Asclepius lan rộng từ đảo Kos (quê hương của thầy thuốc lừng danh Hippocrates) ra khắp Hy Lạp và Tiểu Á. Nhiều thánh địa dành cho thần thu hút rất nhiều khách hành hương. Các đền thờ Asclepieion luôn đi với các dòng suối nước thiêng. Các người bệnh uống rượu và tắm rửa trong suối thiêng rồi ngủ trong đền. Trong mộng, thần hoặc các con rắn của thần hiện ra và chỉ cách trị lành. Người bệnh trong các đền – bệnh viện này nhiệt tình tham dự các nghi thức cúng bái rắn, các trợ lý của thần. Các con rắn lành Aesculapian được nuôi trong bệnh viện – đền thờ này tự do bò vào phòng thăm viếng khách, liếm người để trị bệnh. Mềm mại, bóng loáng, rắn có lưng màu nâu với ngấn đậm phía sau đôi mắt. Bụng rắn màu vàng hoặc trắng và đầy vảy bám dễ dàng để leo cây.

Một dòng chảy. Hippocrates là thầy thuốc nổi bật thời cổ điển Hy Lạp sinh ra ở đảo Kos, học y với cha là Heraclites, một thầy thuốc trong đền Asclepieion tại Kos. Thành lập một trường y nổi tiếng tại Kos khoảng năm 430 (trước CN). Lời thề Hippocrates bản cổ điển bắt đầu bằng: “Tôi xin thề trước Apollo thần chữa bệnh, trước Esclepius thần y học, trước thần Hygeia và Panacea…”

Chuyện kể Asclepius cưới Epione, có sáu gái ba trai. Các con gái Meditrina, Hygeia, Panacea Aceso và Aglaea lần lượt là biểu tượng của y học, vệ sinh và trị bệnh. Các con của thần đều chung sức lo cho sức khoẻ và trị lành cho mọi người. Đúng là một dòng chảy.

Biểu tượng chính thống của y học

Tổ chức Y tế thế giới, hiệp hội Y học Hoa Kỳ dùng logo một con rắn quấn quanh một cây gậy. Hình ảnh một cái tô và một con rắn được dùng làm biểu tượng của ngành dược ở châu Âu và ở Hoa Kỳ. Sao ngành quân y Hoa Kỳ và một số bệnh viện lại chọn logo gậy – hai rắn?

Rắn quấn cây gậy của Asclepius (Asclepios, Asklepios, Aesculapius). Rậm râu, khoác áo dài hở bụng và ngực, thần y học Esclepius cầm cây gậy có con rắn thiêng quấn quanh tượng trưng cho sự trị lành. Phần lớn các hiệp hội y tế trên thế giới dùng biểu tượng y học chính truyền này. Cây gậy của Asclepius mới là biểu tượng thật của y học, chỉ một con rắn và không có cánh. Đó là logo được dùng ở nhiều các hiệp hội chăm sóc sức khoẻ nhà nghề như hiệp hội Y học Hoa Kỳ và tổ chức Y tế thế giới.

Cái chén của nữ thần Hygeia. Nữ thần Hygeia, con của thần Asclepius được khắc hoạ với một con rắn quấn quanh cánh tay và quanh cái chén. Sau này con rắn và cái chén được tách khỏi hình ảnh Hygeia và thành biểu tượng của ngành dược. Cái chén tượng trưng nước thuốc và con rắn tượng trưng cho sự chữa lành bệnh. Biểu tượng này của hội Dược Paris gắn liền với ngành dược châu Âu từ năm 1790. Hiệp hội Dược học Hoa Kỳ lấy làm logo từ năm 1964.

Lầm lộn lịch sử. Chuyện thần thoại kể là thấy hai con rắn cuộn vào nhau trong cuộc chiến đấu sinh tử, thần Hermes dùng gậy để tách chúng ra và hoà giải. Hai rắn quấn quanh gậy với hai cánh của Hermes là dấu hiệu hoà bình, là biểu tượng thương mại, thường bị hiểu lộn và được dùng như biểu tượng của y học, nhất là ở Bắc Mỹ. Ngành quân y Hoa Kỳ chọn gậy – hai rắn của Hermes làm logo vào năm 1902. Ban đầu sự lầm lẫn không được để ý, nhưng nay các nghiên cứu đàng hoàng cho thấy sự lầm lộn lịch sử kéo dài và lan rộng. Khi biết rõ sự lầm lộn, nhiều tổ chức chẳng hạn như hiệp hội Y học Hoa Kỳ thay đổi logo, trở lại với gậy rắn của Asclepius. Các tổ chức y tế thương mại thì vẫn dùng gậy – hai rắn của Hermes, gợi ý hoà bình, thương mại và thông tin.

GS.BS NGUYỄN CHẤN HÙNG (THEO SGTT)

 

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=192760

Cuộc tranh giành luôn tiếp diễn. Rắn quấn cây gậy của Asclepius là biểu tượng của y học. Biểu tượng rất phổ cập, mối liên hệ rắn và y học vẫn mông lung.

Con rắn tượng trưng cho sự minh triết, sự bất tử và sự lành bệnh ở thời Trung cổ trong văn hoá phương Đông rất lâu trước khi đến với văn minh cổ Hy Lạp. Người xưa vùng văn minh Lưỡng hà coi nữ thần Ishatar của họ dòng suối ngầm của mọi sự sống là một con rắn. Tự lột da để trẻ hoá theo thời gian, rắn có quyền năng bảo tồn sự sống. Rắn tượng trưng cho nghệ thuật chữa lành. Cây gậy được coi là một trục vũ trụ nối kết thế giới này với cõi ngầm dưới đất và cõi cao trên trời. Nhiều quyền năng gắn kết với gậy giúp thần Asclepius xuôi ngược khắp chốn lo giúp người trần. Từ xưa cũng bị coi là kẻ thù của sự sống, rắn lại tượng trưng cho sự huỷ hoại và cái chết. Là sinh vật có thể đi giữa mặt đất và các thế giới ngầm, rắn là biểu tượng của sống và cái chết. Thầy thuốc cũng đứng trong cuộc chiến đấu giữa sự lành bệnh và sự tàn phá. Rắn gắn kết với gậy tượng trưng cho sự hứng khỏi và các hiểm nguy của việc chữa bệnh. Y học và điều trị có thể chữa lành, lực đen tối và bệnh tật vẫn có thể chiến thắng. Các biểu tượng rắn hiện đại, dấu vết của văn hoá xưa, nhắc nhở chúng ta cuộc tranh giành luôn tiếp diễn.

 

                        Theo UBVK TPHCM


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65211277

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July