Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ” VÀ GIAO LƯU VỚI TÁC GIẢ ĐỖ VĂN XUYỀN THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ” VÀ GIAO LƯU VỚI TÁC GIẢ ĐỖ VĂN XUYỀN , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Ngày 29/1/2013 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với tác giả Nhà nghiên cứu Chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền. Đây là hoạt động thường niên của Nhà xuất bản nhằm tăng cường mối liên kết với độc giả, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa đọc.


Đến dự lễ ra mắt có Tổng thư ký UNESCO thế giới Nguyễn Xuân Thắng; nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh - Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam; nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương – Hiệu trưởng trường ĐH Kinh Doanh Công Nghệ HN; đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; nhà ngôn ngữ học và các cơ quan thông tấn báo chí.

Hình ảnh: Bìa Sách
 
Cuốn sách “CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ” của Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã “giải mã” được Chữ Việt Cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang.

Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của tác giả Đỗ Văn Xuyền. Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm Chữ Việt Cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình Chữ Việt Cổ. Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Để đến hôm nay, người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với bè bạn rằng: “ Chúng ta đã tìm lại bộ chữ Khoa Đẩu - bộ chữ Tổ tiên ta sáng tạo ra từ thời tiền sử mà suốt hai nghìn năm qua, chúng ta tưởng đã không còn nữa”.

Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách Chữ Việt Cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)...

Từ điển khoa học thế giới đã xác định “Chữ viết là những ký hiệu viết ra để ghi ngôn ngữ không thể tồn tại độc lập ngoài ngôn ngữ”. Một hệ thống chữ viết hợp lý nếu nó thích ứng với đặc điểm của ngôn ngữ. 

Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, Nhà Nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự Chữ Việt Cổ là không có dấu. Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: trước công nguyên người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung…

Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “Khoa Đẩu”. Chữ Việt Cổ hay còn gọi là Chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định như: giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Đỗ Quang Vinh….tuy nhiên chưa có ai “giải mã” được Chữ Việt Cổ thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. 

Cuốn sách dày120 trang, do Nhà Xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013./.

*Thông tin tham khảo
Từ “mật mã” chữ Vua Hùng đem ra để giải đáp một số thắc mắc còn tồn tại trong lịch sử:

Vì sao ở Phương Đông, Việt Nam là nước duy nhất Latinh hóa được văn tự? và chủ nhân đích thực của Chữ quốc ngữ là những ai? Đây là thắc đã tồn tại trong gần 400 năm qua, từ khi chữ quốc ngữ ra đời. Để giải quyết vấn đề này, ta dựa vào mật mã chữ Vua Hùng để nghiên cứu và đây là kết luận ban đầu về vấn đề này. Việt Nam là nước duy nhất ở Phương Đông La tinh hóa được văn tự.Vì Việt Nam đã có sẵn bộ chữ Vua Hùng hoàn toàn phù hợp với cách phát âm của người Việt. Những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ chỉ cần thay vỏ La tinh vào những cấu trúc Chữ Việt Cổ sẵn có. Đây chỉ là ông già Việt Nam trút bỏ áo the khăn lượt khoác lên mình bộ Comple cavat chứ không phải một ông tây nhập cảng.

Từ mật mã chữ Vua Hùng thì tác giả đã chứng minh được Chữ Quốc Ngữ xuất phát từ Chữ Khoa Đẩu.

Cũng từ mật mã Chữ Vua Hùng chúng ta có thể tìm đọc được nguyên bản bài Việt Nhân Ca đã có từ cách đây 2800 năm trước.

Thông tin về Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ: Đỗ Văn Xuyền
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền sinh ngày 10 – 7 – 1937 ;
Quê ở làng Duyên Hà xã Đông Kinh huyện Đông Hưng. 
Nơi ở hiện nay Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.

Năm 1951-1956 đi học và hoạt động bí mật trong lòng địch ở Hà Nội và Hải Phòng. Năm 1955 làm liên lạc giữa Trung ương và các nhà cách mạng Miền Nam tại nhà tù Hải Phòng. Bí danh là Bảo Châu. Bút danh: Khánh Hoài

Tốt nghiệp Đại học Sư Phạm hà Nội. Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam(1981).

Năm 1956- 1987 ÔngĐỗ Văn Xuyền dạy học, và làm Hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú. Từ năm 1984- 1998 giám đốc nhà Văn hóa Việt Trì. Từ năm 1998 Chủ tịch hội Văn nghệ Việt Trì,trưởng ban văn hóa – xã hội và phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.

Đơn vị bảo trợ thông tin: Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương
              Theo Hodovietnam
Tin liên quan:

Chữ Việt cổ đã được giải mã?

 

Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ.

Năm 2011, Báo điện tử VTC News đã có loạt phóng sự về hành trình gian nan nửa thế kỷ nghiên cứ chữ Việt cổ của ông Đỗ Văn Xuyền.

 

Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang.

 

Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền.

 

Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ (Ảnh: nhân vật cung cấp)

 

Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình chữ Việt cổ.

 

Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi, đình, chùa, miếu mạo…

 

Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà…

 

Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc.

 

Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Giờ đây, ông giáo Xuyền ít sử dụng chữ Quốc ngữ, mà toàn sử dụng chữ Việt cổ vào công việc ghi chép, sáng tác

 

Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách chữ Việt cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)...

 

Từ điển khoa học thế giới đã xác định “Chữ viết là những ký hiệu viết ra để ghi ngôn ngữ không thể tồn tại độc lập ngoài ngôn ngữ”. Một hệ thống chữ viết hợp lý nếu nó thích ứng với đặc điểm của ngôn ngữ.

 

Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, ông Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự chữ Việt cổ là không có dấu.

  

Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: Trước Công nguyên, người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau.

 

Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung…

 

Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước Công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”.

 

Ông Xuyền viết hịch khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng chữ Việt cổ
Ông Xuyền viết hịch khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng chữ Việt cổ

 

Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng, cùng các hình vẽ, chữ viết trên đá cổ Sapa, Xín Mần, Pá Màng… Theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ Khoa Đẩu.

 

Chữ Việt cổ hay còn gọi là chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định như giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Đỗ Quang Vinh…

 

Tuy nhiên, chưa có ai giải mã được chữ Việt cổ, thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.

 

Tại buổi giao lưu, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền giải đáp mọi thắc mắc của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ, những người yêu cổ sử, yêu văn hóa Việt.

 

Theo Thái Phong
 VTCNews


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65211963

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July