Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Tin Văn nghệ: Nhiệt đới gió mùa – Cần một cách đọc mới - PHÚC THIỆN NGUYÊN Tin Văn nghệ: Nhiệt đới gió mùa – Cần một cách đọc mới - PHÚC THIỆN NGUYÊN , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


12 truyện ngắn, trong đó riêng “Nhiệt đới gió mùa” chiếm tới non nửa dung lượng cuốn sách già 200 trang, nhưng nó đã thực sự “phát nổ” ngay ở những người đầu tiên được tiếp cận bản thảo cũng như sách mới ra lò. Tọa đàm “Gặp gỡ với nhà văn Lê Minh Khuê” tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội tối 19/12 đã diễn ra, ngoài nhân vật chính còn có sự hiện diện của các diễn giả Phạm Xuân Nguyên, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Minh Thái.


“Chưa thấy một tác phẩm nào viết về chiến tranh lại khốc liệt đến vậy” là cảm nhận của nhà văn Tạ Duy Anh; “Đọc xong ba bốn ngày mới trở lại bình thường” là trạng thái của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái; còn nhà phê bình Bùi Việt Thắng thì “đọc xong thấy rã rời khủng khiếp”. Điều đáng quý là tác giả đã dám viết mới về một đề tài mà tất cả các nhà văn Việt Nam đều mắc nợ: lịch sử và chiến tranh cách mạng.

Các diễn giả (từ trái sang): Phạm Xuân Nguyên, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Minh Khuê.Ảnh: GIA MIÊN


Nhà văn Tạ Duy Anh, một đồng nghiệp đàn em, cũng là người biên tập bản thảo “Nhiệt đới gió mùa” nhận xét, tác phẩm Lê Minh Khuê cho thấy sự lão luyện của ngòi bút, cảm giác tự nhiên như không, tác giả đã vượt qua được yếu tố hình thức, khiến những người đọc có nghề cũng không nhận ra mối ghép giữa hư cấu và hiện thực. Cũng về điều này, PGS.TS Văn Giá nói, Lê Minh Khuê đã đạt đến độ “vô chiêu”. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, tác phẩm của Lê Minh Khuê đã được nén và tinh lọc ở mức cao nhất, riêng “Nhiệt đới gió mùa” có thể đứng độc lập hoặc phát triển thêm thành tiểu thuyết nhưng bà đã không làm thế. Chỉ ngót trăm trang, là một truyện dài, nhưng đã thu tóm toàn bộ thời gian 50 năm lịch sử với những biến cố đau thương của dân tộc để số phận mỗi cá nhân cũng bị “nắn” theo.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói rằng, lần đầu tiên có một tác giả đưa ra một cách giải thích về chiến tranh khiến mọi người đều rơi nước mắt. Biên tập viên Tạ Duy Anh cho biết, ông cũng đã phải thương lượng, “trao đi đổi lại” với tác giả khá nhiều. “Tôi thấy như thế thì biên tập một cuốn sách khổ quá”, ông nói vui.

Tuy khốc liệt, dữ dằn nhưng các nhà văn, nhà phê bình có mặt tại buổi tọa đàm đều thừa nhận tính nhân văn của tác phẩm. Về điều này, nhà văn Tạ Duy Anh nói: “Các nhân vật đẩy nhau đến không còn khoảng cách nào để lùi nhưng Lê Minh Khuê sáng tác ở tâm thế “viết để khép lại nỗi đau, chị vẫn gieo một mầm hi vọng để nâng đỡ niềm tin của bạn đọc”. Tạ Duy Anh còn cho rằng, có thể xếp Lê Minh Khuê vào một trong những nhà văn viết hài hước vì tác phẩm của bà rất hóm, như giấu một nụ cười tinh quái. “Nó như cái phao cứu sinh để bấu víu vào cuộc đời, nhìn ra những khoảnh khắc đáng sống, hi vọng vào những giá trị vĩnh cửu”, tác giả “Bước qua lời nguyền” nói. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cảm nhận, đọc tác phẩm Lê Minh Khuê toàn sự bất an nhưng chị đã giữ không để các nhân vật bị hoen ố. Còn PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói, Lê Minh Khuê đã viết bằng con mắt thấu thị và bằng cả tấm lòng, vì thế cần tri ân tác giả bằng một cách đọc mới. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng, một người tiếp cận tác phẩm Lê Minh Khuê từ rất sớm và đã theo dõi bà mấy chục năm nay nhận xét về cách viết của Lê Minh Khuê rằng, “bỏ qua những sự vẽ vời, đắp điếm” mà một số nhà văn khác thường làm, Lê Minh Khuê đã đi thẳng vào vấn đề. Về tác phẩm “Nhiệt đới gió mùa”, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng, Lê Minh Khuê đã kể về chiến tranh và cuộc đời bằng những giọt nước mắt. “Cần có những tác phẩm làm cho chúng ta không yên ổn”, ông nói thêm.

Tại sao lại là “Nhiệt đới gió mùa”? Để trả lời câu hỏi này, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã đọc một đoạn trích trong tác phẩm: “Vùng nhiệt đới gió mùa mang theo hơi ẩm từ biển vào luôn gây ra cho con người nhưng cơn bức bối khó chịu không biết trút vào đâu người ta hay trút vào nhau…”. Trả lời thêm những ý kiến hỏi về nhan đề tác phẩm, Lê Minh Khuê cũng đồng ý với cách nhìn “địa – văn hóa” của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. “Khí hậu vùng này khiến người ta bứt rứt, nhiều khi tôi cứ tự nghĩ, nếu sống ở một vùng khác có khi người ta không khổ như thế”, bà nói.

Là tác giả trung thành với thể loại truyện ngắn, về việc lựa chọn thể loại này để dụng bút, nhà văn Lê Minh Khuê nói “nhà văn thể hiện quan điểm của mình thông qua tác phẩm, cho nên tôi viết truyện ngắn để không nói những điều to tát quá”. Tuy nhiên, với “Nhiệt đới gió mùa” cũng như một số tác phẩm khác của Lê Minh Khuê, trong con mắt của các nhà văn, nhà phê bình có mặt tại buổi tọa đàm thì bà đã nói quá nhiều, và nếu như có một thứ gọi là “thông điệp” mà những người đọc bình thường vẫn muốn tìm kiếm thì “thông điệp” ấy có lẽ không hề nhỏ. Có lẽ Lê Minh Khuê luôn có xu hướng “nho nhỏ”, giản dị hóa những thứ lớn lao, phức tạp. Còn nhớ khi tiểu thuyết “Bi kịch nhỏ” của bà ra đời đã gặp không ít sóng gió, bởi một điều, nó đã đề cập đến những bi kịch… không nhỏ. “Nhà văn Việt Nam tuổi thọ thường không dài, thường bị đuối dần, riêng Lê Minh Khuê, hai ba mươi năm chị vẫn giữ nguyên phong độ. Tôi cảm giác chị vẫn giữ trong ký ức những gì quan trọng nhất” là lời nhận xét của nhà văn Tạ Duy Anh dành cho Lê Minh Khuê. Còn tác giả “Nhiệt đới gió mùa” chỉ nói giản dị: “Sau này, có lẽ tôi vẫn sẽ viết được…”.

“Nhiệt đới gió mùa” là câu chuyện khắc nghiệt, dữ dằn về chiến tranh thông qua mối quan hệ giữa một người đàn ông và hai người đàn bà cùng những người con của họ. Trong một cuộc đánh ghen, người đàn bà bị rơi một con mắt, và con của bà ta quyết lấy lại con mắt cho mẹ, anh ta đã gặp người anh em cùng cha khác mẹ khi mà hai người ở hai đầu chiến tuyến… Lê Minh Khuê nói về tác phẩm mới nhất: “Tôi luôn quan tâm đến bố cục một cuốn sách, bên cạnh những khắc nghiệt tôi muốn có những truyện nhẹ nhõm để bạn đọc không bị căng thẳng quá. Mỗi lần ra một cuốn sách tôi muốn nó có một ấn tượng gì đấy”.


P.T.N

Một số hình ảnh tại tọa đàm "Gặp gỡ với nhà văn Lê Minh Khuê":

Nhà văn Lê Minh Khuê tại buổi tọa đàm.
Như thường lệ, một clip ngắn về nhà văn được phát trước khi tọa đàm chính thức bắt đầu.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho nhà văn Lê Minh Khuê.
Nhà văn Lê Minh Khuê và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái.
Độc giả xin chữ ký của nhà văn sau tọa đàm.

Ảnh: GIA MIÊN

          Theo Tạp chí Văn nghệ Quân đội


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65203857

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July