Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 28/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Nước Nga- tôi nguyện đem trái tim đặt dưới chân Người Nước Nga- tôi nguyện đem trái tim đặt dưới chân Người , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 1.

 

Cuộc trò chuyện bắt đầu vào lúc 12 giờ trưa giờ HN, tức là 8h sáng giờ Matxcova. Trong căn hộ của vợ chồng nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, đèn đã bật sáng. Nhưng chúng tôi biết rằng bên ngoài trời vẫn tối đen, đường  phố chưa thức dậy. Anh Hoàng nói rằng: Năm nay ở Matxcova đầu tháng 11 rồi nhưng tuyết chưa rơi

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 3.

 Anh Hoàng ơi, khi chúng tôi đang ngồi nói chuyện với anh qua chat room ở khoảng cách 17.000 km thì thủ đô Matxcova đang phong tỏa toàn bộ vì làn sóng Covid-19  mới, số người mắc mới, tỉ lệ tử vong đều rất cao. Tình hình dịch bệnh ở nước Nga mấy hôm nay như thế nào? Anh có thể miêu tả qua được không?

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 4.

- Nghe anh hỏi tôi bỗng nhiên nhớ câu thơ của anh Phạm Tiến Duật: Thế đấy giữa chiến trường/nghe tiếng bom rất nhỏ… Thông tin dội về Việt Nam mình chắc ở nhà rất lo lắng vì những con số như  hôm qua trên 40.000 ca mắc Covid-19, số tử vong 1.260 người. Tất nhiên là rất nghiêm trọng, nhưng vì nước Nga rộng lớn, số ca mắc cũng xuất hiện ở khắp mọi nơi nên nhìn chung mọi người cũng không thấy ghê gớm, không mất bình tĩnh, mọi sinh hoạt đều bình thường, không đến mức xe cứu thương rú còi chạy ngang dọc ngoài đường. Mấy hôm nay, Matxcova sương mù dày đặc như London. Mọi người đi lại ngoài đường vẫn gần như không đeo khẩu trang. Nhưng ở tàu điện ngầm, xe bus, hoặc vào cửa hàng thì bắt buộc phải đeo khẩu trang. Các cửa hàng ăn phải dừng bán, chỉ có một số nơi bán mang về.

Tại sao nước Nga sản xuất ra vaccine rất sớm, thậm chí xuất khẩu đi rất nhiều nước trong đó có Việt Nam mà tỉ lệ mắc và tử vong vẫn cao như vậy? Anh có lý giải được không?

- Nguyên nhân rất dễ biết. Tiêm vaccine ở Nga thủ tục rất đơn giản. Người Việt ở đây cũng chỉ cần mang hộ chiếu là được tiêm ngay, hoàn toàn miễn phí. Nhưng chính quyền yêu cầu, kêu gọi, thúc giục, động viên… mà lượng người đi tiêm vẫn rất ít. Trước khi làn sóng dịch thứ 4 bùng nổ, lượng người đi tiêm ở Nga mới đạt 28%, cho đến hôm kia mới khoảng 46%. Dịch bùng phát mãnh liệt là do nước Nga không có chế tài quyết liệt. Các biện pháp phòng chống dịch ở đây có phần hơi cải lương. Ví dụ trước đây người nào đưa mã QR đã tiêm vaccine thì mới có thể vào cửa hàng ăn, mới được lưu thông trên đường. Rồi sau đó, họ bỏ quy định đó, người dân được thể không muốn đi tiêm nữa. Cũng có xuất hiện "thuyết âm mưu" là nếu tiêm, phụ nữ sẽ không sinh con, nam giới không thể làm bố, có ảnh hưởng đến tuổi thọ sau này,... nên người dân không tiêm.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 5.

Thưa anh Hoàng, cách đây đúng 1 năm chính anh và vợ cũng mắc Covid-19, trong đó anh bị rất nặng, bạn bè và học trò ở Việt Nam rất lo lắng cho anh mà không biết làm saoBây giờ mọi sự cũng đã qua rồi, anh có thể kể lại một chút trường hợp chiến đấu vượt qua Covid-19 của chính bản thân anh?

- Thực ra con thú bị thương thì không bao giờ nên kể về vết thương của mình, nhưng ở đây để cho mọi người hiểu về nước Nga hơn, hiểu về người Nga hơn và hơn nữa là hiểu rõ cái bệnh này hơn thì tôi sẵn lòng kể lại.

Tháng 10 năm ngoái, tôi mắc Covid-19 sau khi đi Crime trên chuyến xe có một người bị nhiễm mà không ai biết. Khi đến Crime rồi, tôi vẫn khỏe, tôi còn xông xáo đi thăm tất cả. Nhưng lúc quay trở về thì một số người trong đoàn bị ho và mệt. Cảm giác mệt của họ như là bị sốt cảm nên lúc đầu nhiều người nghĩ là do thời tiết thay đổi và bị cúm. Nhưng về đến Matxcova thì bệnh bắt đầu rõ. Lúc chụp cắt lớp kiểm tra, phổi của tôi bị ảnh hưởng 15%, vợ tôi bị 20%. Bác sĩ bảo cứ đi về, khi nào phổi tổn thương 30% mới phải đi viện, và có bất cứ việc gì xảy ra thì gọi cấp cứu. Nhưng tôi không yên tâm vì tôi có bệnh nền, lại cao tuổi. Tôi thuyết phục bác sĩ cho tôi vào nằm viện. Tôi được bố trí ở một bệnh viện gần trung tâm, ban đêm nhìn từ cửa số qua vòm cây thấy ngôi sao điện Kremlin.

Mãi đến sau này lúc ra viện rồi ngoái lại nhìn thì tôi mới hình dung rõ hết sự khủng khiếp của căn bệnh mình vừa trải qua vừa cảm phục sự chu đáo, tận tình của bệnh viện. Khi tôi ra viện họ đưa cho tôi xấp giấy 32 trang thống kê chi tiết quá trình điều trị. Tôi tiêm tổng cộng 312 mũi và hoàn toàn miễn phí. Phải nói là tôi cảm phục tinh thần làm việc, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của các bác sĩ Nga. Ở trong buồng bệnh, mọi bệnh nhân đều nằm sấp 100% vì khó thở. Khi tôi nằm lệch nhìn sang chỗ ông già bên cạnh, thấy cô hộ lý thay đồ cho ông tận tình, chu đáo như một người con thay cho người bố. Họ làm việc quên ngày quên đêm, những ai có ca trực là luôn sẵn sàng.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 6.

Tôi bị nặng nguyên nhân là tại tôi một phần. Lúc đầu tôi mới bị 25% tổn thương phổi. Tôi thì lại mắc một cái tật là ngày nào cũng gội đầu và tắm mà lúc đó là 5 ngày rồi rất khó chịu. Nhân lúc hộ lý đi ra, tôi tranh thủ vào tắm, gội đầu, lau rất khô và mặc quần áo trở về vị trí. Khoảng 1 tiếng sau, tôi cảm thấy cả người ớn rét đến mức tôi gần như không nói được nữa. Tôi bấm chuông cấp cứu, bác sĩ, hộ lý đến ngay. Họ lập tức cáng tôi đưa vào thang máy, đưa xuống tầng hầm chụp X-quang. Chỉ trong 1 tiếng, phổi tôi bị tổn thương từ 25% lên hơn 75%, nghĩa là toàn bộ không khí trong phổi của tôi có dung tích chưa đầy một quả trứng gà.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 7.

Tôi được đưa lên nằm cấp cứu, tiêm liên tục, truyền liên tục, sau đó nặng hơn nữa là tôi bị xuất huyết ngoài. Máu cứ rỉ ra khắp người. Cứ 2 tiếng hộ lý phải thay ga 1 lần. Tôi đã nghĩ là mình không qua khỏi. Lúc đó trong đầu tôi rất tỉnh và sẵn sàng, nếu cần chỉ bấm máy điện thoại và nhắn 1 vài cái tin rồi ra đi nhẹ nhàng…

 Thật may, sau đó khi bắt đầu dùng biệt dược thì sau khoảng 4 ngày bắt đầu cầm được máu, tất cả bàn chân tôi đã cháy đen hết.

Bình thường người mắc Covid-19 chỉ nằm viện 10 ngày, 15 ngày, tối đa 20 ngày. Nhưng tôi đã nằm viện tổng cộng 35 ngày!

Trong suốt 35 ngày đó, có kỷ niệm nào là kinh khủng nhất?

Có một lần khoảng 2h sáng, tôi vẫn giữ tư thế nằm sấp, nắm chặt ngón tay rất nhiều lần để cho máu lưu thông, và tôi chống khuỷu tay ngồi dậy và nghĩ: "À, thế là mình trở dậy được rồi!" Sau đó tôi dùng khuỷu tay chống và ngồi dậy được. Tôi ước lượng khoảng cách từ giường mình cho đến bức tường chỉ khoảng hơn 2m, 2m rưỡi thôi, từ tường thì tôi chỉ cần bước thêm 3m nữa là đến nhà vệ sinh. Lúc tôi ngồi dậy đi hơi nghiêng, vừa đi vừa thở thì tôi nghĩ có lẽ là mình vận động được. Và lúc sờ đến bức tường, tôi cảm thấy không còn đau đớn 1 chút nào nữa và tôi thấy nhẹ nhàng vô cùng. Nhưng thực ra lúc đó tôi đổ như 1 cây thịt xuống sàn nhà và không biết gì nữa. Nếu không ai biết chắc chắn 3 phút sau là chết. Nhưng đến lúc tôi tỉnh dậy mới biết  là bà hộ lý và bà bác sĩ trực vẫn ngồi bên ngoài. Nghe tiếng "cây thịt đổ" họ lao vào, bế tôi ngay lên giường và cấp cứu. Lúc tôi tỉnh dậy tất cả các bác sĩ, hộ lý đang đứng vây quanh đều mừng rỡ kêu lên "Ura!", chào mừng tôi sống lại rồi. Đấy, phải nói là tinh thần phục vụ của họ rất tuyệt vời, trực suốt cả đêm không rời và làm cái gì cũng kịp thời.

Thần Chết Covid-19 đã định mang tôi đi, nhưng những ân nhân người Nga, những bác sĩ, hộ lý tuyệt vời, nền y tế Nga đã giữ tôi lại! Họ đã sinh ra tôi lần thứ hai!

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 8.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 9.

Những ngày đầu tháng 11 này chắc anh Hoàng cũng biết rồi, ở VN tất cả những người đã từng sống từng học và làm việc tại Nga đang rộn ràng lên lịch tụ tập ăn  mừng kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 10 (7/11). Thế còn bây giờ ở bên Nga, những người Nga ứng xử với ngày này như thế nào, thưa anh?

- Tôi không đại diện ai cả, tôi chỉ nói cái mà mình thấy rõ ràng nhất. Trong tâm tưởng của rất nhiều người Nga vẫn hướng về Cách mạng Tháng 10, về tinh thần Xô viết. Ngày 7/11 ở Matxcova thường là ngày tuyết rơi đầu mùa. Người Việt bên này cũng tập trung ăn uống và hát những bài hát Nga. Một số anh em thì hồi tưởng về đất nước Liên xô vĩ đại. Những người nga có tuổi họ đối với chúng tôi rất tốt. Và tinh thần của họ đó là tinh thần Cách mạng Tháng 10. Riêng ở VN chúng ta, theo dõi trên facebook và các báo viết bài về nước Nga, tôi thấy ngọn lửa Cách mạng Tháng 10 vẫn còn sáng mãi.

Năm nay cũng là tròn 30 năm Liên Xô sụp đổ. Là người sống trong lòng nước Nga hơn 30 năm qua, anh thấy nước Nga bây giờ so với nước Nga thời Xô viết có gì khác?

- Câu hỏi này rất hay. Tôi là người may mắn. Thứ nhất là mình sống vắt qua 2 thế kỷ, 2 thiên niên kỷ. May mắn thứ 2 là tôi được sống trong thời đại Xô viết và thời đại hậu Xô viết ở nước Nga ngày nay. Chứng kiến với tư cách là người nghiên cứu văn học, người làm báo làm sách thì tôi thấy đó là nguồn dinh dưỡng rất lớn cho mình.

Lịch sử phát triển nước Nga từ 1991 đến nay có thể chia thành nhiều thời kỳ. Thời kì hỗn độn nhất là khoảng năm 1989 – 1995, khi một cường quốc lớn như Liên xô sụp đổ. Đó là thời kỳ đói khát. Lúc đó ở bên này quà tặng của bạn bè cho nhau có khi chỉ là 1kg gạo. Có 1 anh bạn từ tận Voronhez cách Matxcova cả ngàn cây số đến cổng trường Lomonosov nhờ người nhắn tôi ra trao một món quà được gói rất cẩn thận, rất trân trọng. Mở ra là… một con vịt. Thiếu thốn đến cái mức các cửa hàng không còn gì. Người ăn xin rất nhiều. Lúc đó tôi có viết câu thơ: "Rác đầy phố chẳng ai buồn dọn nữa".

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 10.

Rồi nạn trộm cướp. Người Việt chúng ta thấp bé nhẹ cân nên đi đâu cũng sợ.  Rất nhiều người bị cướp, làm được đồng nào bị trấn lột trắng tay. Nhiều người còn bị thương tật, thậm chí bỏ mạng. Không chỉ người Việt đâu mà cả người Nga cũng bị cướp. Giai đoạn đó tồn tại khoảng 5-6 năm suốt đến năm 1995-1996. Năm 1996 thì tạm ổn một chút, nhưng cũng chưa đâu vào đâu cả.

Phải đến lúc mà Tổng thống Putin lên thì tình hình mới hoàn toàn khác hẳn, một bước ngoặt rất lớn. Bởi ông Putin nội trị cực tốt. Xuất phát từ dân an ninh, ông trấn áp đến nơi đến chốn tất cả các loại tội phạm. Ông bắt đầu thu thuế của những kẻ đã vơ vét của nước Nga. Nước Nga bắt đầu giàu lên, tiềm lực mạnh hơn. Đấy là thời kỳ thứ hai. Tôi vẫn thuộc lòng lời phát biểu của Tổng thống Yeltsin trong thời điểm chuyển giao quyền lực ngày 31/12/1999: "Thưa toàn thể quốc dân! Bây giờ tôi nói với quốc dân với tư cách Tổng thống nhưng chỉ còn ít phút nữa thôi tôi sẽ trở thành một công dân Nga bình thường. Nước Nga trong 10 năm qua đã đạt những thành tựu rất lớn đó là nền dân chủ và kinh tế thị trường nhưng đồng thời nước Nga cũng đã phạm sai lầm rất nghiêm trọng là chế độ tư hữu hóa. Mọi chiến thắng thuộc về nhân dân, mọi thất bại tôi chịu trách nhiệm. Nước Nga phải trở thành một cường quốc! Mà muốn trở thành một cường quốc cần có một người lãnh đạo có học vấn, một con người trẻ tuổi, một con người dũng cảm, một con người yêu nước Nga nồng nhiệt. Con người đó đã có. Không lý do gì tôi cản người đó lại.Tôi đứng sang bên để người đó thay tôi lãnh đạo đất nước. Người đó là Vladimir Putin!" Và chúng ta thấy trong hai thập niên qua, Putin xứng đáng với niềm tin của người dân Nga!

Đến giai đoạn thứ 3 có thể nói cái mốc rất rõ ràng là từ 2018, lúc nước Nga chuẩn bị đăng cai World Cup. Matxcova và các thành phố lớn thay da đổi thịt hoàn toàn. Các đường phố chỉnh trang sạch như lau như li. Cây cối  được trồng lại và bảo vệ chu đáo. Nếu như năm 1991 Matxcova có 149 ga metro thì giờ phút này có 302 ga metro và dự định trong 3 năm tới sẽ khai trương thêm 25 ga metro nữa. Mà ga nào cũng đẹp như cung điện. So về thu nhập bình quân đầu người thì có vẻ mức sống của người dân Nga không cao,  nhưng thực ra mức sống thật của người Nga không thấp vì điện rất rẻ, giao thông rất rẻ…

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 11.

Vâng, đấy là những điều tốt đẹp rất đáng mừng với nước Nga. Nhưng bên cạnh đấy có điều gì tốt đẹp của thời Xô viết bây giờ đã đánh mất không còn nữa?

- Có thể nói rằng có những cái tốt đẹp của thời Xô viết nay không còn nữa nhưng có những điều tốt đẹp bây giờ thì thời Xô viết lại không có. Ví dụ thời Xô viết đi nước ngoài là một điều rất khó khăn với người Nga. Thứ hai là những chuyện viết sách, viết báo người ta hơi sợ đụng chạm. Thứ ba là thời Xô viết tính dân chủ không nhiều. Tuy nhiên thời Xô viết lại có những cái bây giờ không có. Như chế độ bao cấp cũng có những cái rất hay, đó không phải là ban phát mà là thể hiện ý tưởng rất tốt để phục vụ mọi người. Thứ hai là sự nhân hậu của người Nga có thể nhạt đi một chút bởi vì họ tiếp xúc với cơ chế thị trường. Thứ ba nữa là sự du nhập một cách không chọn lọc khiến các truyền thống Xô viết cũng mai một đi một chút. Cách đây một tuần Chính phủ vừa quy định người nào sử dụng những từ ngoại lai mà tiếng Nga có sẵn sẽ bị phạt rất nặng.

Một điều luyến tiếc nữa của thời Xô viết là những nông trường ngày xưa rực rỡ lắm bây giờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị rất lớn, ở nông thôn Nga bây giờ không còn thanh niên. Đó là điều khiến tôi rất buồn. Vì nông thôn Nga giống như bảo tàng của tinh thần Nga.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 12.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 13.

Về tình yêu của riêng anh đối với nước Nga, tôi nhớ là anh có 4 câu thơ: "Tôi luôn mang trong mình tình yêu hai Tổ quốc/ Một nước Việt lầm than mang nặng đẻ đau tôi/ Và nước Nga nơi tôi gánh chịu bao đắng cay tủi nhục/Tôi tình nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người…" Đối với anh nước Nga có ý nghĩa như thế nào?

- Mỗi người có một số phận. Tôi đến với nước Nga từ rất sớm qua sách vở, phim ảnh. Lúc đi dạy tôi dạy văn học Nga nên đến với nước Nga gần như là sự đương nhiên. Cảm nhận của tôi về nước Nga hoàn toàn là những điều tích cực. Đầu tiên là  thiên nhiên muôn phần tươi đẹp của nước Nga. Thứ hai là người dân Nga vô cùng nhân hậu. Thứ ba, nước Nga là nơi sản sinh ra những nhân tài của nhân loại. Riêng trong sách vở chúng ta biết trước thế kỷ 19 nước Nga được mệnh danh là "học trò không thuộc bài của văn học châu Âu". Nhưng từ thế kỷ 19 trở đi họ lại là bậc thầy của  văn học châu Âu. Tôi ngưỡng mộ họ và tôi đón nhận những cái đó với tất cả tình cảm của mình.

Tôi có những thiệt thòi hơn nhiều người. Nhưng cái tôi được ở nước Nga, thứ nhất là tôi hiểu biết về nước Nga. Hiểu biết về nước Nga giống con trâu có một cái cọc, tôi đi quanh cái dây đó và mở rộng ra. Thứ hai là ở bên này tôi có rất nhiều người bạn, trong đó có một người bạn chung với anh Lưu Quang Định là nhà Việt Nam học Anatoly Sokolov. Tôi đang đặt vấn đề với phía Việt Nam nên có một giải thưởng dành cho anh, một người đã viết hơn 100 tác phẩm về VN. Điểm thứ ba là từ nước Nga tôi đã làm được nhiều việc cho bản thân mình, đã viết 27 cuốn sách mà nếu ở VN tôi cũng khó thực hiện được.

Việt Nam và nước Nga với tôi như 2 trang của tờ giấy. Một trang là nước Việt trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng luôn luôn có mặt ở bên tôi và một nước Nga gần gũi cũng ở bên tôi. Trước đây từ HN về quê tôi đi tàu mất 2-3 tiếng, mà bây giờ từ nước Nga về VN có 9 tiếng thôi, khoảng cách tôi thấy rất gần như là mình thở được cả không khí của hai đất nước.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 14.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 15.

Những năm 70-80 của thế kỷ trước, có 2 bộ phim Liên Xô mà từ thời đi học tôi rất thích. Bộ phim thứ nhất là "Matxcova – tình yêu của tôi" kể về mối tình giữa một họa sĩ người Nga có tên Volodya với cô diễn viên balet người Nhật tên Ono. Bộ phim thứ hai thì quá nổi tiếng rồi: "Matxcova không tin vào những giọt nước mắt", đoạt giải Oscar dành cho phim nước ngoài hay nhất năm 1980 gì đó thì phải. Thời sinh viên tôi học ở một thành phố phía Nam Liên xô bên bờ biển Đen, nhưng tôi vẫn thường xuyên lên Matxcova chơi, đi "đánh quả", mua mấy cái bàn là, đồng hồ điện tử… Ngồi trong xe bus hoặc taxi, nhìn lên ánh đèn hắt ra từ những tòa chung cư cao chọc trời, khi màn đêm buông xuống và tuyết bay trắng trời, tôi thường thấy rất cô đơn. Tôi có cảm giác như cái thành phố này quá to, quá khổng lồ để trở nên gần gũi với riêng một ai đó…

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 16.

Trong mấy chục năm vừa rồi anh luôn sống ở Matxcova? Anh vẫn thuê nhà hay đã mua được ngôi nhà của riêng mình?

- Người Việt ở Nga có mấy hình thái "ở". Thứ nhất là ở trong ký túc xá (gọi là "ốp"). Thứ hai là đi thuê nhà. Giai đoạn tiếp theo thì đi thuê các khu thương vụ, khu ngoại giao. Và cuối cùng là đi mua nhà. Thường thì người Việt ít mua nhà vì tâm lý dân ta là "bèo dạt mây trôi", nay ở mai về biết đâu mà mua. Bây giờ thì số lượng người mua nhà, có cả những căn nhà lớn ở ngoại ô, đã tương đối nhiều rồi.

Gia đình tôi trước kia sống trong ký túc xá của trường Lomonosov, sau đó chuyển đi thuê nhà rất nhiều lần. Mỗi lần di chuyển là một lần khốn khổ, chỉ mang được mấy cái valy, còn tất cả đồ đạc phải vứt bỏ lại. Hiện nay tôi đang ở nhà một người em, cách trung tâm thành phố gần 40 km nhưng vẫn thuộc Matxcova. Căn hộ không thể nói là thật sang trọng, nhưng rất ổn định, trong một khu vực có đầy đủ các dịch vụ tiện nghi, có nhiều cây xanh…

Sau ngần ấy năm, anh đã cảm nhận Matxcova là nhà của mình chưa?

- Anh bạn tôi, nhà giáo quá cố Lê Văn Nhân, có viết một bài thơ bằng tiếng Nga tựa là "Từ nhà tới nhà", thì đối với tôi, từ Matxcova về Việt Nam cũng là về nhà mà từ Việt Nam sang Matxcova cũng là về nhà.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 17.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 18.

Cộng đồng người Việt ở Nga bây giờ còn bao nhiêu người, thưa anhBà con sống bằng nghề gì là chính?

- Sau khi Liên xô tan vỡ không ai thống kê chính xác được con số người Việt ở Nga. Năm chợ Vòm sụp đổ, Đại sứ quán có đề xuất với tôi và anh Lê Minh Dần đi khắp các điểm lớn của Liên bang Nga thống kê xem có khoảng bao nhiêu người Việt. Chúng tôi thống kê có khoảng từ 105-110 ngàn người. Và cho đến bây giờ mọi người vẫn dùng con số của chúng tôi cho dù 10 năm đã trôi qua.  

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 19.

Người Việt bên này có 5 phương thức mưu sinh chủ yếu. Thứ nhất là buôn bán hàng vải. Thứ hai là làm dịch vụ (giấy tờ, ăn uống, chuyển hàng từ trong nước sang, ký kết hợp đồng nhà cửa...) Thứ ba là sản xuất (may mặc, hàng gỗ và giày dép). Thứ tư là nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt. Thứ năm là làm hàng ăn.

Tuy nhiên phải nói là "thiên đường cao vời vợi, địa ngục sâu thăm thẳm". Tức là rất nhiều người bên này thành đạt, thu nhập rất cao, nhưng có người ở Nga 15 năm rồi mà không đủ tiền để mua một cái vé máy bay về Việt Nam.

Cách đây 10 năm người Việt ở Nga bị coi là "bất hợp pháp" rất nhiều vì đăng ký hộ khẩu thời đó rất khó khăn. Còn bây giờ 80% người Việt có giấy tờ nghiêm chỉnh. Đó là cuộc cách mạng thật sự!

Bây giờ ở trong nước người ta vẫn phải mất cả trăm triệu đồng để sang Nga lao động, với kinh nghiệm của anh bên Nga có dễ sống không, có thể kiếm tiền được không?

  - Tôi thấy nếu người nào có điều kiện sức khỏe, điều kiện về tay nghề và có sự hỗ trợ của người thân để tương đối ổn định, đảm bảo thì nên sang, Nga vẫn là mảnh đất dễ sống. Chứ nếu mà không đủ những yếu tố đó, cứ tay nải túi xách ra đi, đến đâu hay đến đó thì hơi rủi ro, hơi liều lĩnh.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 20.

Trước kia văn học Nga - Xô viết ảnh hưởng rất lớn ở VN, ai cũng đọc nhưng bây giờ những năm gần đây thì ít hơn nhiều, là người nghiên cứu về lĩnh vực này anh có ý kiến gì không?

- Đây là vấn đề tôi rất quan tâm. Chúng ta biết là văn học Nga hồi xưa chiếm vị trí rất lớn ở VN. Các rạp chiếu bóng có phim chiến đấu Liên xô tất cả chúng ta đều háo hức đi xem. Còn sách cũng chủ yếu là sách dịch Liên xô. Thế hệ trước chúng ta đã phủ hết văn học Nga - Xô viết cho thanh niên VN, từ những nhà văn cổ điển như Lev Tolstoi, A. Puskin, F. Dostoievsky, A.Trekhov..., đến những nhà văn Xô-viết như Marxim Gorki, Mikhail Solokhov, Boris Polevoi… Nhưng bây giờ văn hóa đọc nói chung đang bị giảm đi. Người VN hiện nay  chỉ suốt ngày tương tác với facebook.

Nói không phải thiên vị, văn học Nga là một trong những nền văn học rực rỡ nhất. Đi sang Pháp, sang Đức chẳng hạn mà nhìn văn học Nga, mà so sánh thì thấy văn học Nga vĩ đại vô cùng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã có nền tảng rất lớn đó là văn học Nga - Xô viết đã được dịch, nếu chúng ta đầu tư tái bản và đưa vào nhà trường những tác phẩm nổi tiếng thì rất tốt. Hơn nữa nên tiếp tục khai thác những tác phẩm mới của văn học Nga đương đại. Đỉnh cao thì chưa có nhưng những tác phẩm nổi bật, xuất sắc hàng năm ra đời vẫn rất nhiều.

Ở chiều ngược lại, việc giới thiệu văn học VN với bạn đọc Nga những năm gần đây thế nào, thưa ông?

- Nếu người nào sang Nga vào những năm 1980-1990, đều thấy có những hiệu sách văn học lớn, ở đó bán nhiều sách VN dịch sang tiếng Nga. Hồi đó Nhà xuất bản Cầu Vồng in rất nhiều tác phẩm lớn của VN. Nhưng mà 30 năm qua, bắt đầu từ năm 1991 trở đi văn học VN hầu như vắng bóng, không có một tác phẩm nào ngoài những cuốn sách giới thiệu "Cây thuốc trong nhà". Hồi đó tôi đã viết một bài rất đau xót về sự vắng bóng văn học VN trên các giá sách Nga. Nhưng rất may, khoảng từ năm 2000 trở đi có Quỹ Văn học của Tổng thống Putin đã dịch cho đến bây giờ là được 5 quyển. Năm 2014, chúng tôi đã cố gắng dịch tác phẩm "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" sang tiếng Nga, được đón nhận rất lớn. Sau đó chúng tôi dịch "Truyện Kiều" và in năm 2015, nhân kỷ niệm 255 năm ngày sinh Nguyễn Du, in lần đầu tiên 5000 bản, sau đó in thêm 1000 bản là 6000 bản chuyển từ VN sang bên này cực kỳ vất vả.

Tôi rất mong muốn Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để phổ biến văn học VN sang Nga. Chúng ta chọn lọc những tác phẩm để người Nga hiểu chúng ta hơn, hiểu rằng dân tộc chúng ta có bề dày văn hóa hàng nghìn năm. Và nền văn hóa đó đã giúp chúng ta đứng vững trên mảnh đất hình chữ S, làm nên những kỳ tích trong dựng nước và giữ nước.

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 21.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 22.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 23.

Vâng thưa anh, câu hỏi cuối cùng xin được hỏi về một câu chuyện buồn. Trường hợp cô con gái đầu của gia đình anh – cháu Quỳnh Nga – bị mất tích trên bờ biển Sochi mùa hè năm 1993 thật là bi thảm và gây xúc động cho rất nhiều bạn bè. Nhà tiên tri Vanga nói rằng Quỳnh Nga vẫn còn sống.  Cho đến giờ này anh còn tin tưởng sẽ tìm kiếm được cháu không?

- Câu chuyện xảy ra với tôi ngoài 30 năm rồi. Đó là lý do chính vì sao tôi ở lại nước Nga. Chứ đáng lẽ tôi phải về nước giảng dạy. Tôi ở lại thì đương nhiên cũng không để mình biến thành người thừa, mà vừa tìm con vừa làm việc. Chúng tôi lập facebook tiếng Anh, tiếng Nga bên này để tìm cháu. Tôi  thực sự cả cuộc đời đã đi tìm con, đi rất nhiều nơi. Trong các chuyến đi hình thức bề ngoài là giống một người đi du ngoạn nhưng từ trong thẳm sâu là tôi đi tìm cháu. Với linh cảm người cha, tôi tin rằng tất cả mọi thứ vẫn có thể tốt đẹp Trong tôi không có ý nghĩ gì khác ngoài việc nghĩ rằng cháu đã bị bắt, bị lạc đến một nơi xa cách thành phố. Thời đó chưa có điện thoại chưa có internet nên không có điều kiện liên lạc với gia đình. Tôi vẫn trông chờ vào số phận, mỗi người chúng ta có một số phận đã được định sẵn trên cao xanh. Lúc nào đó bỗng nhiên vận may đến thì nó sẽ đến. Và tôi vẫn tin vào ngày đó.

Vâng, xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện với khoảng cách địa lý xa xôi. Và chúc anh vẫn giữ vững niềm tin của mình cho đến ngày số phận mỉm cười!

Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 24.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 25.
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng: Nước Nga - tôi nguyện đem trái tim rướm máu đặt dưới chân Người!  - Ảnh 27.


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59749744

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July