Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Hội thảo về Quốc Tử Giám và Nho học tại Việt Nam Hội thảo về Quốc Tử Giám và Nho học tại Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Ngày 4/5, Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Trường Quốc Tử Giám Thăng Long và các Trung tâm Nho học ở Việt Nam"


Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu lịch sử, Hán Nôm... đến từ nhiều địa phương trong cả nước.

Lâu nay, hoạt động của các trường học trong nền giáo dục Việt Nam thời xưa ít được quan tâm nghiên cứu. Bản thân Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học quốc gia của Việt Nam trong nhiều thế kỷ nhưng cũng thường được nghiên cứu dưới dạng một di tích có tính vật thể, hiếm khi nghiên cứu vấn đề tổ chức dạy - học, quy mô của trường giám biến đổi thế nào qua các thời kỳ lịch sử...

Tương tự, các trung tâm Nho học ở các vùng văn hoá lớn như Bắc Ninh (thuộc Kinh Bắc), Hải Dương (thuộc xứ Đông)... và nhiều địa phương trong cả nước cũng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo.

Tại hội thảo, các học giả đã tập trung làm rõ những nội dung lâu nay ít được quan tâm nghiên cứu như quy mô, kiến trúc trường Quốc Tử Giám Thăng Long; tổ chức trường Quốc Tử Giám; hệ thống thầy và trò trường Giám; hệ thống trường Nho học ở các địa phương…

Đây là hoạt động thiết thực khẳng định tầm quan trọng của giáo dục Nho học đối với nền văn hóa Việt Nam.

Tiến sỹ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định việc lập Văn Miếu năm 1070 và Quốc Tử Giám năm 1076 là những sự kiện quan trọng, đặt cơ sở cho sự ra đời của nền giáo dục khoa cử Việt Nam và nền giáo dục đại học nói riêng.

Chính vì vậy, Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và Thăng Long - Hà Nội nói chung vẫn mãi là niềm tự hào của nền giáo dục Nho giáo - Nho học Việt Nam, là biểu tượng của sự linh thiêng, trí tuệ Việt Nam.

Ngoài những tham luận nêu bật các giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám; các học giả, nhà nghiên cứu cũng đề cập tới các nội dung giáo dục Nho học tại Bắc Ninh; dạy học và thi Nho học của xứ Đông; Nho học Ninh Bình thời phong kiến; truyền thống giáo dục Nho học tại Nghệ An; Thiên Trường - Sơn Nam - Nam Định, một trong những trung tâm Nho học ở Việt Nam..../.

 (TTXVN)

 

  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65137742

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July