Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY TRONG THƠ TRIỆU LAM CHÂU BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY TRONG THƠ TRIỆU LAM CHÂU , Người xứ Nghệ Kiev
 

LỜI TÂM SỰ CỦA TRIỆU LAM CHÂU:

 

Có một tin vui mới, tôi muốn chia sẻ với tất cả bạn bè, nhất là bạn bè thuộc cộng đồng dân tộc Tày – Nùng. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2014 vừa qua, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) nhà nghiên cứu văn học trẻ Nguyễn Văn Thông đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ văn chương, với nhan đề “Bản sắc văn hoá dân tộc Tày trong thơ Triệu Lam Châu” (Dày 100 trang A 4). Hội đồng khoa học của Trường đã đánh giá phần bảo vệ luận văn bằng hình thức cho điểm trong phiếu kín. Kết quả bình quân là 9,5 điểm.

Niềm vui và vinh dự lớn này, trước tiên thuộc về Nền văn hoá Tày – Nùng thiêng liêng của chúng ta, thuộc về cộng đồng dân tộc Tày – Nùng cả nước và thuộc về những người quan tâm và ưu ái đối với nền văn học dân tộc thiểu số nói chung và nền văn học Tày – Nùng nói riêng.

Tôi xin trích một số phần trong luận văn này đăng lên đây, để chia sẻ niềm vui với bạn bè.

Trong luận văn ấy có trích thư của nhà thơ Y Phương gửi Triệu Lam Châu, để góp phần nhận diện bản sắc thơ Triệu Lam Châu. Do đó tôi xin mạn phép nhà thơ Y Phương công bố bức thư ấy lên Sân trời của Hội ta, cho đông đảo bạn bè người Tày – Nùng cùng xem cho vui.

Nhà thơ Y Phương là bậc đàn anh của Triệu Lam Châu về mọi phương diện: Về tuổi đời, nhà thơ Y Phương lớn tuổi hơn tôi. Anh sinh năm 1948. Triệu Lam Châu sinh năm 1952.

Về công lao cống hiến đối với đất nước, nhà thơ Y Phương có công lớn. Anh đã vào sinh ra tử, chiến đấu chống giặc thù trong những năm kháng chiến chống Mỹ hồi xưa. Cũng thời gian ấy Triệu Lam Châu lại yên ổn học hành dài hạn trên đất nước Liên Xô anh em.

Về con đường văn nghiệp: Nhà thơ Y Phương nổi tiếng lẫy lừng trên văn đàn và được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1988. Còn Triệu Lam Châu mãi tới năm 1997 mới được vào Hội nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Y Phương đã ưu ái ban cho bậc đàn em Triệu Lam Châu những lời có cánh. Tôi không xứng đáng nhận những lời ấy. Song tôi rất biết ơn anh suốt bấy năm ròng. Bởi vì những lời ban tặng ấy của anh đã dẫn đường cho Triệu Lam Châu đi tới hôm nay

TRÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA NGUYỄN VĂN THÔNG:

 photo 1_zps52ff143a.png photo 2_zps32275dc9.jpg

 photo 3_zpsedeca812.jpg

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Triệu Lam Châu

1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người

Nhà thơ Triệu Lam Châu sinh ngày 27 tháng 6 năm 1952, tại bản Nà Pẳng, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và môi trường văn hoá Tày thuần khiết.

Năm 1970, Triệu Lam Châu được cử đi học tại Trường dự bị Đại học Bách khoa Lêningrat, tốt nghiệp Khoa dự bị Lêningrat, Triệu Lam Châu được phân vào học Trường Đại học Mỏ Lêningrat khoá 1971 – 1976.

Trong thời kỳ học đại học,Triệu Lam Châu được đi thực tập ở các vùng khai thác mỏ và rừng núi xa xôi của nước Nga như Capcadơ, Krưm, Kuxtanai, Rutnơi, Cuôcxơ… Từ đó ông được đắm mình vào cuộc sống dân dã của nước Nga cũng như cảnh đẹp mê hồn của nước Nga mỗi độ thu về với rừng lá phong vàng bạt ngàn vô cùng quyến rũ... Tất cả những điều ấy đã bồi bổ cho tâm hồn Triệu Lam Châu những nét tinh tế và bề dày về văn hoá Nga và ảnh hưởng đến sáng tác của ông sau này.

Tháng 7 năm 1976 tốt nghiệp Đại học mỏ Lêningrat, về nước – được Bộ Đại học phần về công tác tại Tổng cục Địa chất Việt Nam.

Tháng 11 năm 1976 Triệu Lam Châu được Tổng cục Địa chất phân bổ về công tác tại Đoàn địa chất 48 Cao Bằng.

Đầu năm 1980 tổng cục Địa chất điều động Triệu Lam Châu vào làm công tác giảng dạy tại Trường trung học chuyên nghiệp địa chất 2 Tuy Hoà, Phú Yên (Trực thuộc Tổng cục Địa chất).

Làm công tác giảng dạy ngành địa chất nên Triệu Lam Châu có điều kiện đi các nơi để hướng dẫn học sinh thực tập địa chất ở miền rừng Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Từ đó với tâm hồn phóng khoáng của mình, Triệu Lam Châu càng có nhiều dịp thuận lợi đi sâu tìm hiểu cuộc sống đồng bào Tây Nguyên ở những vùng heo hút xa xôi nhất. Những điều ấy làm cơ sở vốn sống về Tây Nguyên - để sáng tác nên tập thơ mang tựa đề là “Trăng sáng trên non”. Tập thơ ra đời năm 1998, được nhận giải thưởng thơ năm 1998 của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Triệu Lam Châu hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hiện công tác tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà, Phú Yên.

1.2.2. Hành trình sáng tạo văn học nghệ thuật

Nhà thơ Triệu Lam Châu đã ấn hành 15 cuốn sách văn học, bao gồm thơ sáng tác, thơ dịch, tiểu thuyết dịch và hai đĩa hát CD – đồng thời đã từng đoạt Giải nhất toàn quốc Cuộc thi dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1994 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, giải nhất toàn quốc cuộc thi thơ về tình hữu nghị Việt – Nga năm 2000 do Trung ương Hội hữu nghị Việt – Nga tổ chức, Giải ba về âm nhạc năm 2007 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam.

 

1.2.2.1. Thành tựu thơ

Với tâm hồn trong trẻo như suối nguồn, với cảm xúc chân thành mãnh liệt sôi trào có sự dẫn đường bởi ánh sáng của trí tuệ - thơ Triệu Lam Châu đã phản ánh những nét đặc sắc về con người, thiên nhiên và những vỉa tầng văn hoá của những vùng mà tác giả đã từng sống hết mình và chiêm nghiệm sâu xa – để rồi hình thành nên những tác phẩm điển hình với những đặc trưng riêng độc đáo của từng vùng, không lẫn vào đâu được.

Các tập thơ đã được ấn hành:

1- Trăng sáng trên non (Thơ)

Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên 1998.

2 - Ngọn lửa rừng (Thơ)

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 1999.

3 - Nửa phần sự thật (Thơ dịch) của X. Mikhancốp (Nga)

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2000.

4 - Giọt Khèn (Thơ)

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2001.

5 - Đêm trắng (Thơ dịch) của nhiều tác giả (Liên Xô)

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2002.

6 - Thầm hát trên đồi (Thơ)

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2004.

7 -Thơ dân gian Tacta (Thơ dịch)

Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc 2007

8 - Nhật ký trong tù (Thơ dịch theo thể lục bát) của Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc 2009

9- Một ý tưởng táo bạo (Thơ dịch) của X. Mikhancốp (Nga)

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2012.

Phong cách thơ Triệu Lam Châu đa dạng, phong phú và giàu sáng tạo độc đáo, thể hiện được cái mộc mạc chân tình mà lãng mạn ảo huyền của người Tày, cái tinh tế, lịch lãm, sâu sắc và bay bổng du dương của người Việt, cái hồn hậu, thông tuệ và trữ tình đến mức đắm say của người Nga.

1.2.2.2. Thành tựu âm nhạc

Năm 1968 thời kỳ học phổ thông Triệu Lam Châu bắt đầu sáng tác và đã sáng tác được khoảng mười bài hát, ca khúc đầu tiên là  Bài ca Khuổi Dà. Thời kỳ sinh viên du học tại Nga – Xô Viết Triệu lam Châu cũng đã sáng tác thêm được năm bài hát, điển hình như: Cánh chim bay – Tạm biệt nhé LêningratĐón xuân trên thành phố Lênin – Trượt tuyết – Tiếng hát trái tim.

Tính đến thời điểm này Triệu Lam Châu đã sáng tác là 192 ca khúc với 2 đĩa nhạc đã phát hành đó là:

- Đĩa CD nhạc “Cao Bằng yêu dấu” (Tuyển mười ca khúc, với giọng hát của các nghệ sĩ ưu tú: Trung Đức, Doãn Tần, Tiến Hỷ, Rơ Chăm Pheng và Vi Hoa) do Hồ Gươm Audio - Video Hà Nội thực hiện năm 2003.

- Đĩa CD nhạc "Gánh nước ban mai" ( Tuyển tám ca khúc, với giọng hát của các ca sĩ: Quốc Dũng, Thanh Huệ, Tất Đạt, Quốc Khương và Khánh Trang ), do Thanh Hải AUDIO thực hiện năm 2006.

Năm 2011, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Chi nhánh phía Nam đã nhận bảo vệ  quyền tác giả Tập ca khúc Gánh nước ban mai,  của Triệu Lam Châu, với một trăm ba mươi bài hát.

Tháng 8 năm 2013 Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Chi nhánh phía Nam đã nhận bảo vệ quyền tác giả Tập ca khúc Em là con chim thiên nga, của Triệu Lam Châu,  với sáu mươi hai bài hát.

Đặc điểm âm nhạc của Triệu Lam Châu:

Phần nhạc chủ yếu mang âm hưởng dân ca các dân tộc miền núi phía bắc. Cảm xúc dồi dào, nét nhạc vừa dân tộc vừa hiện đại. Lời bài hát giàu chất thơ phản ánh tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nuớc bản làng của người miền núi hôm nay.

Nhạc Triệu Lam Châu đã được ghi âm hơn hai mươi bài, trong các đĩa hát: Cao Bằng yêu dấu – Gánh nước ban mai – Mùa trăng núi Nhạn.

Một số bài hát của Triệu Lam Châu đã đi sâu vào công chúng yêu nhạc cả nước, và được giới thiệu trong chương trình “Bài ca đi cùng năm tháng” của VTV như: Vầng trăng Nà Pẳng (NSƯT Vi Hoa trình bày), Ánh sao chiều trên núi Khau Mi-à (NSND Trung Đức trình bày), Nhớ núi (NSƯT Tiến Hỷ trình bày)…

 

1.2.2.3. Thành tựu dịch thuật

Không chỉ được biết đến với các tác phẩm thơ, Triệu Lam Châu còn là một dịch giả. Với 10 tập thơ, tiểu thuyết dịch từ tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ở nước ngoài, Triệu Lam Châu đã khẳng định vị trí của mình ở một lĩnh vực rất đặc thù, góp phần đưa văn hóa của các nước - đặc biệt là nước Nga Xô Viết - đến với độc giả Việt Nam. Năm 1987, tiểu thuyết Nàng dâu của nhà văn Bungari Ka-rax-la-vốp do Triệu Lam Châu dịch được Nhà xuất bản Phú Khánh giới thiệu đến độc giả với 25.000 bản in.

Người thổi lên ngọn lửa đam mê đó chính là nhà văn - dịch giả Đào Minh Hiệp, một kỹ sư mỏ - địa chất được đào tạo ở Liên Xô (cũ).

Sau tiểu thuyết Nàng dâu, Triệu Lam Châu còn dịch một loạt tác phẩm: truyện ngắn Hoa nở muộn mằn của nhà văn Nga Sê-khốp, tiểu thuyết Lửa tình đã cạn của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ I-ưn-đư, truyện vừa Người đàn bà tôi thương của nhà văn Nhật Bản Ta-ni-đa-ki, tiểu thuyết Mối tình của người góa phụ của nhà văn Anh Hartley, tiểu thuyết Đi tìm hạnh phúc của nhà văn Pháp Phur-nơ, tiểu thuyết Túp lều lá bên sông của nhà văn Tiệp Khắc Ga-lêk…

Năm 1994, Triệu Lam Châu dịch tập truyện Vương quốc chim họa mi của nhà văn Nga Pau-xtốp-xky và đoạt giải nhất cuộc thi dịch văn học nước ngoài ra tiếng Việt do Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học và Báo Văn nghệ phối hợp tổ chức. Ba năm sau, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam (Năm 1997).

Từ năm 2000, Triệu Lam Châu chuyển sang dịch thơ. Các tập thơ: Nửa phần sự thật, Đêm trắng, Thơ dân gian Tác-ta lần lượt ra đời trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2007. Và độc giả Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận những bài thơ nổi tiếng của những tên tuổi lớn ở các nền văn học trên thế giới, đặc biệt là văn học Nga.

Dịch thuật văn học, nhất là dịch thơ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác-Đó là một biểu hiện rõ ràng, sáng láng và đẹp đẽ  nhất của tư duy giao thoa văn hoá trong tâm hồn người chuyển ngữ.

Tính đến thời điểm này Triệu Lam Châu đã dịch và công bố bảy cuốn tiểu thuyết từ tiếng Nga của các nhà văn thuộc các nền văn học: Nga, Anh, Pháp, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangary và Tiệp Khắc (Hoa nở muộn mằn của Tsêkhốp, Nga – Mối tình của người goá phụ của Hartley, Anh – Đi tìm hạnh phúc của Furnơ, Pháp – Người đàn bà tôi thương của D. Tanidaki, Nhật Bản - Lửa tình đã cạn của Beky Yưnđư, Thổ Nhĩ Kỳ - Nàng dâu của Kaxlavốp, Bungary, Túp lều lá bên sông của Vitexláp Galek, Tiệp Khắc).

Hai tập bản thảo truyện ngắn dịch chưa in: Vương quốc chim hoạ mi của Pauxtốpxky (Nga) – Truyện ngắn Tsapek (Tiệp Khắc).

Về thơ dịch Triệu Lam Châu đã có năm cuốn như: Nửa phần sự thật của X. Mikhancốp – Đêm trắng, tuyển dịch thơ Nga – Xô Viết, - Thơ dân gian TactaNhật ký trong tù của Hồ Chí Minh – Một ý tưởng táo bạo của X. Mikhancốp.

Hai bản thảo tập thơ dịch Nga – Việt - Tày chưa in là: Em bình dị như mọi người vậy đó của Xecgây Êxênhin và Cây tiêu huyền nghe mưa của Raxun Gamzatốp.

Một tập bản thảo thơ dịch Việt – Tày chưa in là:  Tuyển tập thơ Tố Hữu

Sách thơ đã in, ngoài cuốn Nhật ký trong tù, các cuốn còn lại trên đây đều được dịch từ tiếng Nga – sang tiếng Việt – rồi sang tiếng Tày.

 

1.2.2.4. Quan niệm nghệ thuật

 

Triệu Lam Châu quan niệm thơ ca là tiếng lòng sâu thăm thẳm và bay bổng nhất của tình người, là năng lượng điện của tấm lòng được nén chặt đến mức không thể tưởng tượng nổi, kể cả những tưởng tượng khổng lồ và hùng vĩ  nhất của con người về nó, là sự nổ bùng chốc lát một cách ngây ngất say sưa nhất của sự nén chặt không cùng ấy, là hơi thở hổn hển ngập ngừng, là sự ấp úng muốn thổ lộ giãi bày một điều thầm kín đã kết trái trọn vẹn trong lòng, mà lời cứ rời rạc, đứt nối mãi không thôi…

Thơ chính là nét ảo huyền của ánh chàm lung linh trên mái núi, được nạm bởi tiếng lượn sli mê hồn lúc sẽ sàng như hơi thở của làn heo may nhè nhẹ buổi chớm thu loáng sáng ánh phong vàng trong lòng suối gợn sóng mơ hồ, lúc ào lên như cơn lốc tình nổ bùng rừng rực…

Hay thơ là ánh nâu thâm trầm của chất phù sa tiềm tàng một vùng châu thổ, chan chứa tinh chất trữ lượng đời của lòng người đã từng lồng lộng theo cánh cò bay vượt đại dương, đến với bao tâm hồn bè bạn của thế gian này, với một nắm hương thấm đẫm trong tay – Và khi mở xoè tay ra, thì những vần lục bát như bình dị mà cao vời ấy, lập tức thôi miên ngay mọi hồn người không phân biệt màu da và ngôn ngữ trên khắp hoàn cầu.

Hay thơ là một ánh nao nao không hiểu vì sao chợt hiện giữa lòng ta, niềm nao nao ấy có một uy lực tuyệt đối, tuyệt đối đến mức khi mùa lá phong vàng vô cùng quyến rũ của mùa thu Nga (chan chứa ánh mắt người ta yêu) đã qua lâu rồi, mà nhờ uy lực siêu nhiên ấy, lúc nhìn hàng cây trụi lá khẳng khiu run rẩy não nùng trong tuyết trắng, ta vẫn thấy ánh phong vàng vọt lên đầy kiêu hãnh, thách thức với mọi sự hăm doạ vô lối của con người vô tâm và thiên nhiên khắc nghiệt mỗi mùa đông sang.

Ta tâm niệm thơ là tất cả những điều ấy và tất cả những điều tiềm ẩn, lung linh, huyền ảo chưa hề được biết đến, thơ là cảm xúc có luỹ thừa bậc vô cùng…Nếu theo ký hiệu toán học sẽ là: Cảm xúc là số X có số mũ là vô cùng ( X (vô cùng) ).

Nhận xét về sáng tác của Triệu Lam Châu, nhà văn, kỹ sư Nông Thế Giới, người Tày, định cư tại Cộng hoà Sec nhận xét như sau: “Đọc thơ và nghe nhạc Triệu Lam Châu ta thấy toát lên những rung động nghệ thuật nhẹ nhàng tinh túy, nguồn cảm hứng thường rất mộc mạc giản dị. Cảnh núi non bạt ngàn Capcadơ cho anh nhớ về Kéo Pỉt, rồi từ những ngọn núi quen thuộc nơi quê nhà, anh nhớ về một mối tình lãng mạn sâu xa. Rồi nhìn những vạt nương, ruộng lúa nơi Khau Mi-à quen thuộc anh tưởng tượng ra có một người con gái vẫn say mê đi tìm anh (Em đi tìm anh khắp Khau Mi-à). Tôi hiểu cô gái đó là quê anh, là những gì thân thương gắn bó với anh từ bé và chắc chị Dương Thúy Vân vợ anh cũng hiểu vậy nên đã để Triệu Lam Châu tha hồ mà tưởng tượng mà đắm say. Từ những quả sau sau rụng ở sân khi con gái nhặt được, đã cho anh một cảm hứng đủ để anh cho ra đời một bài hát về quê vợ yêu thương…(Một chiều thu Nà Rị, Về thăm quê ngoại.) ”(Nguồn http://www.caobangpro.com

).

Trong một bức thư gửi nhà thơ Triệu Lam Châu, nhà thơ Y Phương viết: “Hỡi dân tộc Tày – Hãy ngẩng cao đầu sau tiếng thơ của anh – Không hổ thẹn mà còn kiêu hãnh nữa” (Triệu Lam Châu tự thuật). Điều này cho thấy rằng nhà thơ Y Phương đánh giá rất cao thơ của Triệu Lam Châu viết về quê hương dân tộc Tày của mình.

KẾT LUẬN

1. Trong các tác phm thơ ca mình Triệu Lam Châu đã thhin c th, sinh đng nhng nét bn săc văn hoá ca dân tc Tày. T nh nh thiên nhiên đến con ngưi nơi i rng Vit Bc. Đc thơ ca Triệu Lam Châu ta nhn thy rt rõ ch cm, ch nghĩ, cách th hin ca ngưi min i.

Hình nh thiên nhiên ca núi rng Việt Bc đưc hin lên trong thơ Triệu Lam Châu thiên nhiên hoang sơ, hùng mà thơ mng. Thiên nhiên y đưc cm nhn từ tình cm gn h nhp. Anh nhìn v quê hương, bn làng vi tình cm ngi ca, tự hào.

Triệu Lam Châu viết v nhng con ngưi Vit Bc (ngưi Tày) vi mt tình cm thiết tha mà mang nhiu ý nghĩa ln lao. H là nhng con ngưi cht phác, tn tảo mà giàu đc hy sinh. Đó là hình nh nhng người vợ, người mẹ dân tc Tày lo toan vt v, tràn đy tình yêu thương và giàu đc hy sinh. H là nhng con ngưi không tên tui nhưng cuộc đi ca họ mãi mãi đọng li trong nim cm thương, s kính trng và lòng yêu thương b. Hay nh nh nhng chàng trai, cô gái Tày khoẻ mnh, tràn đy sc sống, hăng say trong lao đng, kiên cưng trong chiến đu. Trong tình yêu họ cũng là ngưi rt chân thành, thm thiết, thuỷ chung. H bộc l tình yêu đm cht núi rng, rt hn nhiên, nng nàn, thun khiết.

 

2. Một trong nhng điu làm nên giá tr độc đáo, đc sc riêng cho nhng tác phm thơ ca Triệu Lam Châu đó là nhng phong tc, tập quán. Phong tc tập quán ca nhng ngưi dân tộc Tày Vit Bc đã đi vào trong thơ Triệu Lam Châu một ch tự nhiên, chân thc, phong p và sinh đng vi phong tc trong l tết, hi hè, trong đám cưi, ăn hi, trong lao đng sn xut, trong đi sông văn hoá, văn ngh ca ngưi Tày.

3.  Bn sc văn hóa dân tộc Tày còn đưc th hin rt rõ trong ngh thut thơ ca Triệu Lam Châu

Hình nh trong thơ Triệu Lam Châu là nhng hình nh quen thuộc ca quê hương, bn làng, cu núi rừng Vit Bắc, nhng hình nh mang hơi th ca cuộc sng vùng cao. Thơ ông hin lên con ngưi và thiên nhiên ca đi ngàn, sông sui. Hình nh của thiên nhiên như: mây, gió, trăng, sông, núi và c nhng s vt xung quanh: đt, đá, y ci, c hoa, c nhng con vt thân quen (con nga). Hình nh quê hương hin lên vi nhng trang phc: áo, qun, khăn, vòng… và tập tc trong sinh hot văn hoá, văn ngh: điu lưn, điu sli, khèn, trng. Tt c nhng hình nh đó không chỉ tn ti ở nghĩa thc mà còn mang nghĩa biu tng: núi, sông, mt tri, ngn la, đá, con nga nhng biu trưng này có ý nghĩa tô đm thêm s gn sâu sc ca nhà thơ vi quê hương, bn làng t mi hiu sâu đưc nhng hình nh độc đáo này. Ngôn ngữ thơ ca Triệu Lam Châu là nhng t ngữ mộc mc như cách nói hàng ngày, ngôn t trong sáng, gin d mang tính truyn thng ca con ngưi vùng cao. Đôi khi dùng nhng ngôn ngữ đưc chn lọc công phu tạo nên nhng n ngữ giàu màu sc triết lý. Trong thơ Triệu Lam Châu ta bt gp ba ging điu chính: ging k, tả ca nhng li ăn tiếng nói hàng ngày mà qua đó thy đưc cách duy, ch nghĩ và tâm hn của ngưi min i; ging điu thiết tha, nh nhàng, tình cm, đm thm, tâm tình và ging điu khoẻ khon, vui tươi, mnh m như tính ch con ngưi min i.

4.  Khi nghiên cứu về bản sắc dân tộc Tày trong thơ Triệu Lam Châu, tôi nhận thấy rằng Triệu lam Châu là một người con rất yêu quê hương dân tộc Tày của mình. Ông luôn trăn trở rằng mình còn có một gánh nặng trên vai là được ăn cơm Tày, được đi học trường Tày, được sinh ra ở quê hương Tày và được nuôi dưỡng bằng bầu sữa tâm hồn Tày nên ông mắc nợ người Tày rất nhiều, bây giờ khi đã có con chữ, đã có chút kiến thức ông muốn trả nợ cho dân tộc mình bằng cách đem hết sức lực mình, đem hết kiến thức của mình để cống hiến, làm giàu cho nền văn hóa Tày bằng cách sáng tác, dịch thuật những tinh hoa văn học của thế giới của nước nhà ra tiếng Tày để người dân lao động Tày, các em học sinh Tày và toàn thể đồng bào Tày có thể tiếp cận. Bên cạnh đó ông còn sáng tác thơ, nhạc để giới thiệu nét đẹp bản sắc văn hóa, thiên nhiên và con người tày ra ngoài tầm quốc gia và dân tộc.

Qua quá trình tìm hiu ta có th khng định nhà thơ Triệu Lam Châu đã góp phn bo tn lưu giữ và phát huy nn văn h đc sc ca dân tộc Tày trong đi sng văn hoá, văn học Vit Nam hin đi.

 

5. Triệu Lam Châu là một trong số các nhà t Tày xut sc trong thi kvăn học Vit Nam hin đi. Ông đã có đóng góp rt ln cho thơ Tày nói riêng và cho văn học c dân tộc thiu s nói chung. Trong quá trình sáng c, Triệu Lam Châu đã xây dng tác phm ca mình từ nn tng truyn thng văn h dân tộc, t s kế tha và cht lọc nhng tinh hoa truyn thng ca văn học thiu số.

6. Là người đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về thơ Triệu Lam Châu nên không thể tránh được nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, tôi hy vng sẽ nhận được nhiều đóng góp và phản hồi để xây dựng luận văn được hoàn thiện hơn và có thể phát triển thêm hướng nghiên cứu sau này. Tác giả cũng mong muốn có nhiu bài viết, nhiu công trình nghiên cu hơn na về thơ Triệu Lam Châu để có nhng đánh giá mi m v nhà thơ dân tộc thiu snày.

Quy Nhơn, năm 2014

       NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN VĂN THÔNG

 Bài do nhà thơ, nhạc sĩ, dịch giả Triệu Lam Châu gửi tặng.

 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65188390

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July