Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  MỘT ĐÊM CHIẾN TRANH - Nguyễn Hữu Quý MỘT ĐÊM CHIẾN TRANH - Nguyễn Hữu Quý , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hình ảnh: Các bạn ơi!
Đây là hồi ức về Mẹ của tôi. Tôi tin rằng, đọc nó các bạn sẽ buồn, cũng như tôi đang rất buồn khi nhớ lại cái đêm cuối cùng của đời Mẹ.
MỘT ĐÊM CHIẾN TRANH
Cuối chiều.
Gió nổi rùng rùng trong bầu trời vần vũ mây đen. Những tảng mây màu bồ hóng quần đảo trong gió hú và tôi có cảm giác càng ngày nó càng sà thấp xuống, thấp đến nổi sắp chạm phải mấy nóc nhà lều nép dưới chân núi Nại.
Chẳng có giọt mưa nào rụng xuống. Đêm. Mấy thửa ruộng trước mặt xóm tôi đom đóm bay ra dày đặc. Chúng bay như ai ném lửa, dọc ngang, cao thấp, lấp lóe. Đứng trên cửa hầm chữ A nhìn ra tôi thấy đom đóm có lúc chụm lại như một bát lửa rồi lại kéo dài thành những sợi sáng mảnh có màu xanh lét. Những sợi lửa xanh lét ấy, như được một bàn tay vô hình kéo về phía bãi cỏ ở bờ sông nơi có bụi duối mồ côi mà anh em chúng tôi thường hay ra đó chơi.
Tự dưng, tôi thấy sợ. Sợ một điều gì đó, không rõ. Con Vện nằm cạnh tôi cũng có vẻ bồn chồn. Nó dỏng tai, đăm đăm nhìn ra ngõ, thỉnh thoảng lại rên lên mấy tiếng khác lạ trong cổ.
Mẹ đi chợ chiều. Từ lúc mặt trời xế bóng mẹ đã quang gánh ra đi. Cũng như mọi lần thôi, mẹ tôi đội chiếc nón lá xỉn màu. mặc chiếc áo bà bà nâu đã bạc. Khác hơn là khi đi ra ngõ mẹ còn quay lại, đặt gánh xuống, vào chỗ của cái Hà, đứa em gái út của tôi gần 2 tuổi vẫn không ngồi được vì sinh thiếu tháng và bị suy dinh dưỡng kéo dài. Mẹ cúi xuống thơm lên trán em, ở nhà ngoan, đừng khóc nghe, chiều về mẹ mua cho út hộp sữa. Mẹ thương thì dặn thế, chứ em tôi có khóc được đâu. Nói chính xác hơn là nó yếu quá, thở còn khò khè khó nhọc, cái miệng be bé xinh xinh lúc nào cũng mở ra để hớp khí, làm sao em tôi khóc thành tiếng được.
Mẹ lại quay sang bà nội, mệ còn trầu cau không, để con mua cho?. Bà nội nhìn mẹ, vẫn còn, mai mua cho mạ cũng được con ạ. Mẹ nói, thôi để chiều nay con mua cho mạ, chớ ngày mai biết có đi chợ được không!
Mẹ dặn chúng tôi ở nhà chơi, đừng ra sông tắm vì dạo này máy bay bắn phá lung tung lắm. Chiều ba về, đừng bảo đi đón mẹ nữa, mẹ tôi quay lại dặn  thêm.
Trời tối từ lâu chẳng hiểu sao mẹ vẫn chưa về. Thời chiến, tuy còn nhỏ nhưng chúng tôi hiểu rất rõ rằng người đi lo một người ở nhà lo mười. Ngày nào cũng thế, cứ xâm xẩm tối là anh em chúng tôi ngong ngóng đợi ba mẹ về. Ba tôi hàng ngày phải đi trực ở trạm y tế, mẹ tôi đôn đáo từ chợ này sang làng khác để kiếm tiền nuôi con thường đến khi mặt trời sập núi mới về tới nhà. Chiều nay, trời chuyển mây, ba tôi phải về sớm để che lại mấy cửa hầm trú ẩn. Mẹ chả hiểu mua bán gì vẫn chưa thấy về.
Khi ba tôi định đi đón mẹ thì từ vách núi sau nhà dội lên tiếng máy bay phản lực Mỹ và tiếp đó là nhoáng nhoàng ánh chớp bom. Bom bi, ba tôi thét lên. Cả nhà ào xuống hầm. Khói bom ùa vào khét lẹt. Mấy bà cháu tôi vừa sợ, vừa lo cho mẹ đi chợ chưa về ngồi rúm ríu lại một góc hầm. Ba tôi xách túi cứu thương vọt ra khỏi cửa hầm kêu lớn, có ai bị gì không? Anh Lý ơi, em bị thương rồi, tiếng mẹ tôi. Trời ơi!
Bà nội tôi, anh em tôi nháo nhác trong hầm. Ba tôi nói vọng xuống, mấy mệ cháu ngồi yên trong ấy để con ra đem vợ con vào.
Chỗ mẹ tôi bị thương gần hầm nhà cô Sáng. Hầm nhà cô rộng nên bà con trong xóm và ba tôi khiêng mẹ vào đó cấp cứu. Không thể ngồi yên trong hầm được nữa tôi và thằng Hóa em trai tôi rủ nhau băng qua ruộng đến với mẹ. Mẹ tôi tỉnh lắm. Đang nằm chuyền dịch nhưng khi tôi và Hóa im lặng bước vào cửa hầm mẹ đã nói ngay, Quý, Hóa ơi, mẹ không sống được nữa đâu, mấy anh em phải thương nhau nhé. Ba tôi vừa tiêm thuốc cho mẹ, vừa động viên, kìa em, đừng nói gở thế, em bị không nặng lắm đâu. Mẹ nằm im. Hai mắt không nhắm lại mà cứ trân trân nhìn lên trần hầm. Mặt mẹ xanh nhợt, quần áo lấm lem đất bụi, đôi chỗ còn dính lá cỏ, nơi mắt cá chân bị viên bi xuyên máu vẫn râm rỉ chảy dù đã được băng lại.
Quá nửa đêm, mẹ tôi lại gọi tên em Hà rồi thì thào dặn tôi, các con là anh là chị nhớ chăm sóc em Hà cho mẹ…em nó ốm yếu bệnh tật do mẹ sinh em thiếu tháng lại phải bị mổ…các con đừng hắt hủi bỏ bê em, tội nghiệp nó…Nói xong, mẹ nhắm mắt lại, rồi lại mở mắt ra. Mẹ muốn nói với anh em tôi nhiều nữa nhưng chắc đã mệt lắm nên mẹ lại nằm im. Ba giục hai đứa tôi về hầm nhà mình ngủ với bà và các em. Dù muốn ngồi lại với mẹ lắm nhưng  chúng tôi không dám trái lời ba đành ù té chạy về nhà. Ba đứa em gái tôi đã ngủ. Bà nội còn thức, vừa trông thấy chúng tôi đã òa khóc, các cháu ơi, mạ con tội lắm.
Có ai lay tôi dậy. Mở mắt tôi đã thấy bà nội ngồi bên cạnh khóc nức nở. Mạ con mất rồi các con ơi. Nghe chưa hết giọng nước mắt của bà, tôi thét lên, đâu, mẹ cháu đâu rồi và cứ thế lao qua nhà cô Sáng. Thằng Hóa, con Liên, con Hùng, ba đứa em của tôi cũng theo nhau chạy sang.
Căn hầm vắng tanh vắng ngắt. Mẹ tôi không còn nằm ở đó nữa. Ba tôi cũng chẳng thấy đâu. Nhìn sang xưởng cưa của hợp tác xã ở ngoài bờ sông thấy có nhiều người chúng tôi vội vàng chạy qua. Trời ơi, người ta đã đưa mẹ tôi ra đó rồi. Một chiếc hòm bằng gỗ tạp không sơn đặt bên. Mẹ tôi nằm trên chiếc băng ca bằng vải bạt, cái chăn chiên màu huyết dụ đắp kín người. Ba tôi rầu rĩ ngồi bên cạnh, nét mặt đớn đau phờ phạc, mắt đỏ ngầu, trên tay cầm bộ áo quần chuẩn bị liệm cho mẹ. Chiếc áo vải pô lin cổ bẻ màu xanh hòa bình và chiếc quần lụa đen mẹ tôi thường mặc vào ngày Quốc khánh 2-9 và Tết nguyên đán nay trở thành bộ đồ liệm cho mẹ. Chẳng còn một bộ áo quần mới tinh tươm nào cho mẹ cả mẹ ơi! Tôi hỏi ba tôi, sao ba không đưa mẹ về nhà? Ba ôm lấy tôi, im lặng.
Mãi sau này tôi mới rõ lý do bà con không cho đưa mẹ vào nhà vì ngày mẹ mất 23 tháng 6 âm lịch Mậu Thân (1968) ấy là ngày xấu. Cái sự kiêng cữ ấy cũng vì chúng tôi. Lớn lên khi nghĩ tới điều ấy tôi không trách ba tôi cũng như không hề trách cứ bà con xóm giềng chỉ thấy thương mẹ hơn thôi. Mẹ! Cả đời vất vả, hiền lành, nết ăn nết ở làng trên xóm dưới đều khen thế mà đến khi chết sao xập xùi cơ cực vậy.
Thời chiến, mọi việc đều phải làm nhanh gọn vội vã. Đám tang mẹ tôi cũng thế. Không cờ xí. Không kèn trống. Mười thanh niên trong xóm khiêng quan tài mẹ tôi đặt xuống huyệt đã được đào từ sớm cạnh bụi duối cách xưởng cưa chừng 20 mét.
Mẹ.
Mới chiều hôm qua và cả tối qua nữa đang còn dặn dò anh em chúng tôi bao điều nay đã nằm yên lặng dưới nấm đất màu nâu. Nấm mộ mẹ tôi được bà con trồng xung quanh 13 cây dứa dại. Những cây dứa dại ở hai bên rìa lá có rất nhiều chiếc gai nhỏ và thật sắc.
Những cây dứa dại ấy ám ảnh tâm trí tôi. Mãi mãi.


Cuối chiều.
Gió nổi rùng rùng trong bầu trời vần vũ mây đen. Những tảng mây màu bồ hóng quần đảo trong gió hú và tôi có cảm giác càng ngày nó càng sà thấp xuống, thấp đến nổi sắp chạm phải mấy nóc nhà lều nép dưới chân núi Nại.
Chẳng có giọt mưa nào rụng xuống. Đêm. Mấy thửa ruộng trước mặt xóm tôi đom đóm bay ra dày đặc. Chúng bay như ai ném lửa, dọc ngang, cao thấp, lấp lóe. Đứng trên cửa hầm chữ A nhìn ra tôi thấy đom đóm có lúc chụm lại như một bát lửa rồi lại kéo dài thành những sợi sáng mảnh có màu xanh lét. Những sợi lửa xanh lét ấy, như được một bàn tay vô hình kéo về phía bãi cỏ ở bờ sông nơi có bụi duối mồ côi mà anh em chúng tôi thường hay ra đó chơi.
Tự dưng, tôi thấy sợ. Sợ một điều gì đó, không rõ. Con Vện nằm cạnh tôi cũng có vẻ bồn chồn. Nó dỏng tai, đăm đăm nhìn ra ngõ, thỉnh thoảng lại rên lên mấy tiếng khác lạ trong cổ.
Mẹ đi chợ chiều. Từ lúc mặt trời xế bóng mẹ đã quang gánh ra đi. Cũng như mọi lần thôi, mẹ tôi đội chiếc nón lá xỉn màu. mặc chiếc áo bà bà nâu đã bạc. Khác hơn là khi đi ra ngõ mẹ còn quay lại, đặt gánh xuống, vào chỗ của cái Hà, đứa em gái út của tôi gần 2 tuổi vẫn không ngồi được vì sinh thiếu tháng và bị suy dinh dưỡng kéo dài. Mẹ cúi xuống thơm lên trán em, ở nhà ngoan, đừng khóc nghe, chiều về mẹ mua cho út hộp sữa. Mẹ thương thì dặn thế, chứ em tôi có khóc được đâu. Nói chính xác hơn là nó yếu quá, thở còn khò khè khó nhọc, cái miệng be bé xinh xinh lúc nào cũng mở ra để hớp khí, làm sao em tôi khóc thành tiếng được.
Mẹ lại quay sang bà nội, mệ còn trầu cau không, để con mua cho?. Bà nội nhìn mẹ, vẫn còn, mai mua cho mạ cũng được con ạ. Mẹ nói, thôi để chiều nay con mua cho mạ, chớ ngày mai biết có đi chợ được không!
Mẹ dặn chúng tôi ở nhà chơi, đừng ra sông tắm vì dạo này máy bay bắn phá lung tung lắm. Chiều ba về, đừng bảo đi đón mẹ nữa, mẹ tôi quay lại dặn thêm.
Trời tối từ lâu chẳng hiểu sao mẹ vẫn chưa về. Thời chiến, tuy còn nhỏ nhưng chúng tôi hiểu rất rõ rằng người đi lo một người ở nhà lo mười. Ngày nào cũng thế, cứ xâm xẩm tối là anh em chúng tôi ngong ngóng đợi ba mẹ về. Ba tôi hàng ngày phải đi trực ở trạm y tế, mẹ tôi đôn đáo từ chợ này sang làng khác để kiếm tiền nuôi con thường đến khi mặt trời sập núi mới về tới nhà. Chiều nay, trời chuyển mây, ba tôi phải về sớm để che lại mấy cửa hầm trú ẩn. Mẹ chả hiểu mua bán gì vẫn chưa thấy về.
Khi ba tôi định đi đón mẹ thì từ vách núi sau nhà dội lên tiếng máy bay phản lực Mỹ và tiếp đó là nhoáng nhoàng ánh chớp bom. Bom bi, ba tôi thét lên. Cả nhà ào xuống hầm. Khói bom ùa vào khét lẹt. Mấy bà cháu tôi vừa sợ, vừa lo cho mẹ đi chợ chưa về ngồi rúm ríu lại một góc hầm. Ba tôi xách túi cứu thương vọt ra khỏi cửa hầm kêu lớn, có ai bị gì không? Anh Lý ơi, em bị thương rồi, tiếng mẹ tôi. Trời ơi!
Bà nội tôi, anh em tôi nháo nhác trong hầm. Ba tôi nói vọng xuống, mấy mệ cháu ngồi yên trong ấy để con ra đem vợ con vào.
Chỗ mẹ tôi bị thương gần hầm nhà cô Sáng. Hầm nhà cô rộng nên bà con trong xóm và ba tôi khiêng mẹ vào đó cấp cứu. Không thể ngồi yên trong hầm được nữa tôi và thằng Hóa em trai tôi rủ nhau băng qua ruộng đến với mẹ. Mẹ tôi tỉnh lắm. Đang nằm chuyền dịch nhưng khi tôi và Hóa im lặng bước vào cửa hầm mẹ đã nói ngay, Quý, Hóa ơi, mẹ không sống được nữa đâu, mấy anh em phải thương nhau nhé. Ba tôi vừa tiêm thuốc cho mẹ, vừa động viên, kìa em, đừng nói gở thế, em bị không nặng lắm đâu. Mẹ nằm im. Hai mắt không nhắm lại mà cứ trân trân nhìn lên trần hầm. Mặt mẹ xanh nhợt, quần áo lấm lem đất bụi, đôi chỗ còn dính lá cỏ, nơi mắt cá chân bị viên bi xuyên máu vẫn râm rỉ chảy dù đã được băng lại.
Quá nửa đêm, mẹ tôi lại gọi tên em Hà rồi thì thào dặn tôi, các con là anh là chị nhớ chăm sóc em Hà cho mẹ…em nó ốm yếu bệnh tật do mẹ sinh em thiếu tháng lại phải bị mổ…các con đừng hắt hủi bỏ bê em, tội nghiệp nó…Nói xong, mẹ nhắm mắt lại, rồi lại mở mắt ra. Mẹ muốn nói với anh em tôi nhiều nữa nhưng chắc đã mệt lắm nên mẹ lại nằm im. Ba giục hai đứa tôi về hầm nhà mình ngủ với bà và các em. Dù muốn ngồi lại với mẹ lắm nhưng chúng tôi không dám trái lời ba đành ù té chạy về nhà. Ba đứa em gái tôi đã ngủ. Bà nội còn thức, vừa trông thấy chúng tôi đã òa khóc, các cháu ơi, mạ con tội lắm.
Có ai lay tôi dậy. Mở mắt tôi đã thấy bà nội ngồi bên cạnh khóc nức nở. Mạ con mất rồi các con ơi. Nghe chưa hết giọng nước mắt của bà, tôi thét lên, đâu, mẹ cháu đâu rồi và cứ thế lao qua nhà cô Sáng. Thằng Hóa, con Liên, con Hùng, ba đứa em của tôi cũng theo nhau chạy sang.
Căn hầm vắng tanh vắng ngắt. Mẹ tôi không còn nằm ở đó nữa. Ba tôi cũng chẳng thấy đâu. Nhìn sang xưởng cưa của hợp tác xã ở ngoài bờ sông thấy có nhiều người chúng tôi vội vàng chạy qua. Trời ơi, người ta đã đưa mẹ tôi ra đó rồi. Một chiếc hòm bằng gỗ tạp không sơn đặt bên. Mẹ tôi nằm trên chiếc băng ca bằng vải bạt, cái chăn chiên màu huyết dụ đắp kín người. Ba tôi rầu rĩ ngồi bên cạnh, nét mặt đớn đau phờ phạc, mắt đỏ ngầu, trên tay cầm bộ áo quần chuẩn bị liệm cho mẹ. Chiếc áo vải pô lin cổ bẻ màu xanh hòa bình và chiếc quần lụa đen mẹ tôi thường mặc vào ngày Quốc khánh 2-9 và Tết nguyên đán nay trở thành bộ đồ liệm cho mẹ. Chẳng còn một bộ áo quần mới tinh tươm nào cho mẹ cả mẹ ơi! Tôi hỏi ba tôi, sao ba không đưa mẹ về nhà? Ba ôm lấy tôi, im lặng.
Mãi sau này tôi mới rõ lý do bà con không cho đưa mẹ vào nhà vì ngày mẹ mất 23 tháng 6 âm lịch Mậu Thân (1968) ấy là ngày xấu. Cái sự kiêng cữ ấy cũng vì chúng tôi. Lớn lên khi nghĩ tới điều ấy tôi không trách ba tôi cũng như không hề trách cứ bà con xóm giềng chỉ thấy thương mẹ hơn thôi. Mẹ! Cả đời vất vả, hiền lành, nết ăn nết ở làng trên xóm dưới đều khen thế mà đến khi chết sao xập xùi cơ cực vậy.
Thời chiến, mọi việc đều phải làm nhanh gọn vội vã. Đám tang mẹ tôi cũng thế. Không cờ xí. Không kèn trống. Mười thanh niên trong xóm khiêng quan tài mẹ tôi đặt xuống huyệt đã được đào từ sớm cạnh bụi duối cách xưởng cưa chừng 20 mét.
Mẹ.
Mới chiều hôm qua và cả tối qua nữa đang còn dặn dò anh em chúng tôi bao điều nay đã nằm yên lặng dưới nấm đất màu nâu. Nấm mộ mẹ tôi được bà con trồng xung quanh 13 cây dứa dại. Những cây dứa dại ở hai bên rìa lá có rất nhiều chiếc gai nhỏ và thật sắc.
Những cây dứa dại ấy ám ảnh tâm trí tôi. Mãi mãi.

Nhà thơ - Nhà báo Nguyễn Hữu Quý

Hội nhà văn Việt Nam - Hội nhà báo Việt Nam

 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 65192385

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July