Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Giới thiệu tác giả HÀN THUÝ LINH và chùm truyện ngắn đạt giải cuộc thi viết Giới thiệu tác giả HÀN THUÝ LINH và chùm truyện ngắn đạt giải cuộc thi viết , Người xứ Nghệ Kiev
 

Tác giả Hàn Thúy Linh

Cựu lưu học sinh khoa ngữ văn, ĐHSP Lipetsk, Liên Xô cũ

Từ 2010 - đã nghỉ hưu, hiện sinh sống tại Hà Nội

 

BBT Nguoixunghekiev.vn trân trọng giới thiệu cùng độc giả Chùm truyện ngắn đạt Giải NHÌ cuộc thi “NƯỚC NGA TRONG TRÁI TIM TÔI” của tác giả HÀN THUÝ LINH do Đài tiếng nói nước Nga phát động.

                             

NATALIA SERGEEVNA

Ảnh chụp сùng bà giáo ở khách sạn kim Liên Hà nội VN năm 1990

Phần I

..
. Chẳng nhớ tôi đã đi đến khách sạn Kim Liên như thế nào, chỉ nhớ lúc mời bà giáo lên xe để chở bà về nhà tôi chơi như đã hẹn, thì cái Honđa đời 81 của tôi cứ như sắp bị tùng bê đến nơi, làm tôi không giữ vững nổi cái xe và cũng không sao nổ máy được.

Thấy tôi cứ loay hoay, bà giáo bật cười và hỏi:

-
Linh, em đã bao giờ đi xe máy chưa? Đã bao giờ chở ai chưa?

Tôi đành phải thú thật:

-
Dạ chưa . Đây là lần đầu tiên trong đời. Nhưng em muốn được tự mình chở cô !

Đ
khích lệ tôi, bà giáo lại lên ngồi ghế sau xe máy và tôi lại căng thẳng đến tột đ vì không biết tiếp theo phải xử lý thế nào.

-
Linh, tôi chưa muốn chết và tôi cũng hoàn toàn không muốn em bị đi tù.Tốt hơn là chúng ta nên đi bộ về nhà em. Em nói nó cũng gần đây mà.

Vâng ”, tôi đành tuân lệnh bà.

Thế là tôi lũn cũn dắt cái xe máy phía trước, bà giáo hộ tống phía sau, chúng tôi cùng đi bộ theo đường tắt về nhà tôi. Trên đường về, tôi còn tranh thủ nói trước gia cảnh của nhà mình để mong bà giáo thông cảm cho, nào là nhà chật, nào là con mọn nên không được ngăn nắp lắm…

-Linh, tôi đang Việt Nam và tôi biết rất rõ cuộc sống đây. Em không cần phải nói gì cả.

-“
Да (Vâng ạ).

Hôm đó Natalia Sergeevna đã ở chơi nhà tôi từ sáng đến quá trưa. Tôi đã đãi bà giáo Nga của mình món ăn dân dã của người Việt Nam: Nem rán và bún riêu cua. Bà đã nói chuyện thân mật với vợ chồng tôi, bế con gái nhỏ của chúng tôi khi đó mới tròn một tuổi và tặng cháu một con búp bê Liên xô rất dễ thương. Sau đó, ông xã tôi là người chở bà giáo trở về khách sạn của mình.

Đó là câu chuyện của hơn hai chục năm về trước mà mỗi lần hồi tưởng lại, tôi vẫn thấy rất xúc động, rưng rưng xen lẫn tự hào,
và lại nhớ bà giáo không để đâu cho hết.

Kết thúc khóa học dự bị ở Don
hetsk (1974-1975), nước CH Ucraina, 28 chúng tôi được trở thành lứa sinh viên đầu tiên học chuyên ngành Tiếng Nga và Văn học ở trường Đại học Sư phạm, thành phố Lipetsk-CHLB Nga. Natalia Sergeevna là bà giáo tiếng Nga đã gắn bó với tôi ngay từ ngày đầu đặt chân đến thành phố của những cây bồ đề này cho đến tận bây giờ, đã ngót 40 năm trôi qua. Lý do sang Việt Nam sống và làm việc tận ba năm ở trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội của bà cũng rất đơn giản: “Tôi có rất nhiều sinh viên là người Việt Nam, không lẽ tôi lại không biết Việt Nam ở đâu”.

Thời gian bà giáo ở Hà Nội, cứ đến lễ Tết là chúng tôi lại đon đả, con bồng con bế đến khách sạn Kim Liên Hà Nội thăm bà, mang theo bếp ăn của Việt Nam. Để đón tiếp chúng tôi, bà cũng chuẩn bị những món ăn truyền thống của Nga như bánh mỳ đen, muối, bơ, phomat, salad Nga… Chúng tôi quây quần, ríu rít bên nhau như trong một gia đình, thật ấm áp,
thật hạnh phúc và thật khó quên.

Tôi và bà giáo tình cờ lại có những suy nghĩ và sở thích giống nhau, đặc biệt là rất thích hát. Mỗi khi tham gia biểu diễn văn nghệ ở đâu, tôi đều nhờ bà “biên tập” trước các bài hát của mình để phát âm cho chuẩn, biểu diễn cho hay. Sinh nhật tôi, bà cũng tặng tôi đĩa hát. Bà là cô giáo, là mẹ và cũng là người bạn lớn thân thiết của tôi. Tôi vẫn còn giữ những lá thư bà viết cho tôi sau khi tôi về nước. Bà còn động viên tôi chờ người yêu của mình tới tận chín năm vì anh là bộ đội đi làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia ngay cả khi đất nước đã thống nhất hoàn toàn. Trong hai sổ bài hát tiếng Nga của tôi vẫn còn lưu bút của bà: khi tôi tốt nghiệp,
chuẩn bị về nước và mười năm sau, khi bà sang Việt Nam.

Lưu bút 1: “Linh thân yêu,

Tôi vẫn luôn quý mến em nên có lẽ đã nghiêm khắc và đòi hỏi ở em nhiều hơn các bạn khác.
Xin lỗi em và xin em hãy tha thứ nếu có lúc nào đó tôi đã làm em phật lòng. Mong em có một tương lai sáng sủa và hạnh phúc. Chúc cho mọi mong muốn và hy vọng của em đều trở thành hiện thực.

Cô Natalia Sergeevna của em-30/VI/1979”

Lưu bút 2: “10 năm trôi qua
- Linhiuska thân yêu,

Em đang ở ngưỡng cửa của thời khắc hạnh phúc và khó khăn nhất trong cuộc đời em –Làm Mẹ
. Tôi chúc em mẹ tròn con vuông và hạnh phúc cùng người chồng của mình. Em thấy không? Em đã chờ được hạnh phúc của mình và tôi cũng vui vì mình có đóng góp một phần nhỏ trong đó. Chúc cuộc sống của con trai (hay con gái) em sẽ vui vẻ hơn, sáng sủa hơn và hạnh phúc hơn cuộc sống của chúng ta.

Chúc vợ chồng em hạnh phúc. Hôn em.

Cô Natalia Sergeevna của em-5/III/1989”

Viết lại những dòng này, tôi không thể cầm được nước mắt. Vì cũng giống tôi, mấy năm nay bà giáo Nga của tôi bị tai biến mạch máu não, bị liệt đã và phải nằm một chỗ. Tôi còn may mắn là vẫn nghĩ được và vẫn mổ cò được bài viết này với tất cả trái tim thổn thức của mình. Tôi cảm nhận được hết nỗi đau về thể xác mà bà đang phải chịu đựng. Tôi đang ao ước được trở lại Lipetsk, để được nhìn thấy bà giáo yêu quý của tôi thêm một lần nữa trong cuộc đời này, khi còn có thể. Mong sao, với tinh thần lạc quan, yêu đời vốn có, Natalia Sergeevna có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này để bình phục trở lại.

Tôi luôn cầu Trời khấn Phật phù hộ độ trì cho bà.

Nước Nga có bà giáo Natalia Sergeevna yêu quý, và trong sâu thẳm tâm hồn tôi Natalia Sergeevna chính là hình ảnh, là biểu tượng của nước Nga vĩ đại, nơi tôi đã từng sống, từng học tập và rèn luyện suốt thời tuổi trẻ trong sáng, không thể phai mờ của mình.Trong tôi bỗng vang lên lời một bài hát về nước Nga mà tôi vô cùng yêu thích:

"...
Россия, Россия - родные, волные края
Россия,
Россия, Россия-Родина моя."

(
Hanoi 30/4/2013)
***

Phần II

...
Trước khi thực hiện chuyếnvề nguồnlịch sử khoảng một tuần, tôi đã gọi điện cho bà giáo đ thông báo về kế hoạch đã thai nghén hàng năm trời của mình, rằng mùng Tám tháng Mười, tôi sẽ có mặt Lipetsk đ thăm bà và thăm lại trường xưa. Tôi đã rất sốc khi nghe bà trả lời lạnh tanh: Linh, đáng lẽ em phải hỏi tôi trước rồi mới quyết định nên đi hay không chứ? Hôm đó tôi và chồng tôi sẽ đi nghỉ ở Санатория rồi, chẳng phải ở Липецк, cũng chẳng phải ở Воронеж đâu”.

- Thế thì em sẽ đến tận
Санатория đó với cô.

- Ai cho em vào mà đến? Vào đó phải được phép nhé. Em mà cố tình đi thì sẽ gặp nhiều trở ngại đấy.

Rồi bà gác máy, không cho tôi nói gì thêm. Sau đó tôi còn cố gọi vài lần nữa, người nhận điện là chồng bà giáo. Ông cũng trả lời tôi một cách khá lãnh đạm:

Ну, зачем?” (để làm gì), rồi ông cũng cúp máy luôn, cho tôi cảm giác tưng hửng!

Thế là nước mắt vòng quanh. Thế là lồng ngực như có cái gì chặn lại. Mục đích chuyến đi của tôi trước tiên là bà giáo yêu quý của tôi. Thế mà tôi bị từ chối thẳng thừng, điều không thể nào chấp nhận được. Vậy thì chuyến đi của tôi trở thành vô nghĩa rồi. Cứ hình dung về lại chốn xưa mà lại bơ vơ lạc lõng, không được ai chào đón là tôi lại thấy tủi thân, thất vọng không thể tả được.

Lập tức tôi phác ra trong đầu một kế hoạch khác: phải hỏi bằng được địa chỉ nơi vợ chồng bà đang ở để ít ra là gửi một gói quà cho bà qua bưu điện, trường hợp không thể gặp được. Tôi lên mạng Facebook, hỏi thăm cháu nội của ông chồng bà giáo (mà tôi đã kết bạn từ lâu, nhằm mục đích qua cậu ta,
có thể biết được tin tức về bà).

Dmitri Baiukanskiy, tên cậu ấy, từ chối trả lời câu hỏi của tôi. Tôi lại chat với cô con dâu của vợ chồng bà, nhờ được giúp đỡ. Tiếc là cô ấy lại đang sống ở nước ngoài nên không thể làm gì được. Cô ấy lại giới thiệu tôi với con trai trưởng của ông trên Facebook, người đang sống ở Lipetsk và nghe nói thường xuyên có đến thăm ông bà. Nhưng cho đến tận lúc ra sân bay Nội Bài, tôi vẫn không có được thêm một chút tin tức gì. Tôi nghĩ kế hoạch của tôi đã bị phá sản hoàn toàn. Trước khi đi, mấy người bạn học còn gom góp một ít tiền nhờ tôi mang sang biếu bà giáo nữa, thành ra trách nhiệm càng thêm nặng nề và về mặt tâm lý tôi lại thấy thêm phần căng thẳng. Tôi đã xác định là thôi thì cứ mang quà sang tận nơi, không gặp không gửi được ai cho bà giáo thì lại đành phải mang về vậy, cho khỏi áy náy.

Trên máy bay, tình cờ tôi ngồi cạnh Xveta, một cô gái Nga vừa cùng chồng đi du lịch ở Việt
Nam về, tôi đem câu chuyện của tôi kể cho cô ấy nghe và hỏi xem trong trường hợp đó tôi có nên về Lipetsk nữa hay không? Xveta đã khuyên tôi:

“Đi chứ. Một khi
душа зoвёт (tâm hồn kêu gọi) thì mình phải đi, kẻo về sau tâm hồn mình sẽ không thanh thản được”. Ừ nhỉ, có thế mà tôi không nghĩ ra. Từ lúc đó, trong tôi lại tràn trề những hy vọng, những dự định…

Phải, cứ đi để trước hết thỏa mãn tâm hồn mình đã. Đó chính là lúc tôi quyết định sẽ trở về Lipetsk, bằng bất kỳ giá nào, không còn gì phải lăn tăn nữa!

Sau tám ngày đi du lịch cùng đoàn cựu sinh viên khoa Tiếng Nước Ngoài, Đại Học Tổng hợp Hà
Nội ngày trước, tuy rất mệt, tôi và con gái vẫn ở lại Nga thêm vài ngày nữa như đã dự định từ ở nhà, để thực hiện kế hoạch “Về nguồn”. Chia tay Saint Petecburg, mẹ con tôi đã đi tàu về Matxcova để tối hôm sau lên đường đi Lipetsk. Các bạn của tôi ở thủ đô nước Nga đã sớm đặt vé giúp và tiễn hai mẹ con ra tận ga tàu Paveletxkaya.

...
Chỉ cần đặt chân lên toa tàu quen thuộc, bao kỷ niệm thời sinh viên lại ùa về. Đã bao lần chúng tôi lên Matxcơva, Leningrad hay đi các thành phố khác chơi vào các kỳ nghỉ, khi về Lipetsk đều qua ga này. Trước khi mẹ con tôi lên đường, một người bạn của tôi ở Matxcơva,Nguyễn Thị Kim Hiền, đã cẩn thận gọi điện báo tin cho bà trưởng khoa Quốc tế mới của trường (vì có biết số điện thoại của bà ấy). Thật là may mắn. Như thế ít ra cũng có một người ở Lipetsk biết là tôi sẽ về trường. Bà ấy còn hẹn sẽ thu xếp chỗ nghỉ ngơi cho chúng tôi ở ký túc xá của trường, nơi có sinh viên Việt Nam đang sinh sống, sau khi tôi cho bà biết là tôi không có người quen nào ở Lipetsk nữa, ngoài bà giáo Natalia Sergeevna thì đang bị ốm mà tôi không sao bắt liên lạc được.

Mọi chuyện có vẻ dần dần sáng sủa ra, khả quan hơn.

Trên tàu về Lipetsk, hai mẹ con tôi ngủ rất ngon lành. Riêng tôi thì còn khấp khởi vui mừng vì đang được trở về với tuổi trẻ của mình, lại còn “lãi” hơn khi mang được cả con gái theo, một là để nó giúp đỡ mình trên đường đi, hai là để tranh thủ giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,
tôn sư trọng đạo” bao đời của người Việt Nam.

Tàu về tới ga Lipetsk khá sớm. Trời vẫn còn tối mò. Nhưng tôi vẫn dễ dàng nhận ra nhà ga ngày trước đã được xây dựng to hơn và hiện đại hơn. Một bà đi cùng tàu dẫn chúng tôi ra bến xe buýt. Bà lên hẳn xe, nhờ lái xe giúp đỡ chúng tôi rồi vội vã về đi làm vì hôm đó là thứ hai.

Người Lipetsk vẫn ấm áp, chu đáo như tôi đã biết. Con người ở đây không có gì thay đổi. Nhưng thành phố đã làm tôi sửng sốt về sự đổi mới kỳ diệu của nó. Phố xá, nhà cửa trông lộng lẫy, đẹp đẽ và khang trang hơn rất nhiều...

Tôi bồi hồi bước vào sân trường, nơi đã ghi lại bao dấu chân chúng tôi ở đây ba mươi tư năm về trước. Tuy chưa sáng rõ nhưng mẹ con tôi cũng tranh thủ chụp ảnh xung quanh và với mặt tiền của trường làm kỷ niệm. Một số sinh viên đi học sớm mở cánh cửa nhỏ trên có đề chữ “Bxog”
và lần lượt đi vào bên trong. Chúng tôi cũng theo lối ấy mà vào. Bên trong sảnh có vẻ ấm áp hơn sau hai lần cửa đóng kín. Sau một hồi trình bày với bà trực nhật, bà ấy bảo chúng tôi cứ ngồi ghế ở sảnh mà chờ vì bà Dekan chưa đến. Trong lúc chờ, tôi gọi điện cho bà, báo tin tôi đã về đến nơi. Bà trưởng khoa Quốc tế, có tên là Xvetlana Victorovna, bảo tôi: Cứ xuống ký túc xá đi, mọi người đang chờ bạn ở đấy.”

Thế là hai mẹ con tôi lại tha nhau xuống k
túc xá, nơi tôi đã sống khi còn ở tuổi teen. Lối xuống chỗ ở vẫn dốc như xưa, nhưng rất đẹp với các loại cây đang vào mùa thu lá vàng rất thơ mộng. Tôi để ý thấy không còn cây lê dạo xưa trên con đường mòn này nữa. Tôi xin phép bà trực nhật ở đây cho lên thăm phòng ở cũ của mình trên tầng hai, phòng 215. Bà ấy cười to và bảo: Bây giờ đây đã là khu vực để sinh viên học rồi. Cứ ba phòng ở cũ ghép lại thành một giảng đường mới. Không còn phòng ở nào nữa đâu”. Thảo nào, chẳng có ai đợi chúng tôi ở đây cả.

-Thế còn cây lê ở trên dốc kia đâu rồi ạ?

-Cây lê đã bị chặt đi ba năm trước rồi.

-Thế ký túc xá của sinh viên bây giờ ở đâu, bà chỉ cho tôi với?

-Phải đi tiếp ra phía sau dãy nhà này nữa nhé.

Chúng tôi lại ra ngoài, đi tiếp. May mà val
y mẹ con tôi đã để hết ở Matxcơva, chỉ mang túi xách, balô theo. Chứ không với cái chân tập tễnh, dường dốc thế này, lại còn lủng củng đồ lề, chắc tôi không theo nổi. Có hai khu ký túc xá cao tầng rất hoành tráng mọc lên sừng sững từ bao giờ, sau ký túc xá cũ của chúng tôi.

Cũng phải tìm sang tận ký túc xá thứ hai, chúng tôi mới thực sự được đón tiếp. Bà quản lý ở đây đưa chúng tôi vào phòng một sinh viên Việt Nam để nghỉ tạm. Đây cũng là dịp để tôi biết thêm về cuộc sống của sinh viên nước ngoài ở thành phố này, trường này. Họ không được ở chung với sinh viên Nga như thời của chúng tôi.

Rồi Xvetlana Victorovna cũng đến. Bà phân công cháu Tùng nghỉ học buổi đó, đi theo giúp đỡ mẹ con tôi, còn cháu Hoa thì chịu trách nhiệm nấu cơm Việt Nam cho chúng tôi ăn. Lúc này, tôi có tranh thủ nhờ cháu Tùng gọi hộ điện đến nhà bà giáo của tôi.
Cháu gọi được rồi bác ạ. Cháu nói cháu là sinh viên đang học ở Lipetsk muốn đến thăm bà giáo. Chồng bà hỏi có biết họ đang ở đâu không. Cháu hỏi có phải là địa chỉ này không (địa chỉ của bà giáo mà cách đây mấy năm, một người bạn đã ghi cho tôi). Ông ấy bảo đúng rồi và hẹn 12 giờ trưa có thể đến được”.

Tôi đã cảm ơn cậu bé rối rít:
Cháu thực sự đã giúp bác một việc lớn đấy”.

Tâm trạng tôi trở nên thư
giãn hơn bao giờ hết. Cái điều tồi tệ nhất đã không xảy ra! Natalia Sergeevna vẫn có nhà và tôi nhất định sẽ được gặp bà. Chỉ sau một thời gian rất ngắn nữa thôi.

Rồi bà Dekan lại gọi điện mời mẹ con tôi vào trường ngay để gặp gỡ mọi người. Sau màn chào hỏi, tặng quà, tôi đã hoàn toàn bất ngờ khi thấy có cả nhà báo đến phỏng vấn, trò chuyện rất thân mật. Có cả thợ chụp ảnh đến ghi hình để đưa tin tôi về trường. Thế nhưng, tôi không quên việc chính của mình:

- Xvetlana Victorovna, tôi phải đi gặp Natalia Sergeevna. Tôi đã biết bà giáo ở đâu rồi. Chỉ không hiểu tại sao bà ấy từ chối gặp lại tôi thôi.

- Natalia Sergeevna luôn xuất hiện trước mọi người rất xinh đẹp, chỉn chu. Rất có thể là bà ấy chỉ muốn các bạn sẽ nhớ mãi hình ảnh trẻ trung đó của bà mà thôi.

Cuối cùng thì cháu Tùng đã đưa mẹ con tôi ra taxi đi thăm bà giáo. Bà Dekan còn dặn với là tôi chỉ được đi một lúc thôi, còn phải về trường để Đài truyền hình còn đến quay phim, phỏng vấn tiếp đấy. Quả thật, tôi không thể nào ngờ việc mình trở về lại làm “náo loạn cả thành phố” đến như thế.

Trên taxi, tôi lại tận mắt chứng kiến bao đổi thay của thành phố và cuộc sống nơi đây. Ngày xưa thành phố này còn nhỏ bé hơn nhiều, nhưng đối với chúng tôi đã là cả một thiên đường rồi. Đất nước mình khi đó vẫn còn chiến tranh. Chúng tôi sang đây, được sống trong hòa bình, được ăn uống đầy đủ, được vui chơi, học hành và được những người như cô Natalia Sergeevna chăm sóc, dạy dỗ. Thật là nặng nghĩa, nặng tình!

Chúng tôi bấm chuông nhà Natalia Sergeevna và để Tùng vào trước, rồi hai mẹ con tôi mới xuất hiện. Không thể tả được hết niềm vui sướng của cuộc gặp gỡ. Cả hai ông bà đều ngạc nhiên hết mức khi thấy mẹ con tôi. Tôi chào rồi hỏi luôn:

- Thế thày cô không nghĩ hôm nay em sẽ đến đây à? Em đã báo tin rồi mà.

- Không, chúng tôi nghĩ hôm nay em mới bắt đầu đi từ Việt
Nam!

- Thế sao cô lại nói, hôm nay cô đi
санатория và sẽ không có mặt ở Lipetsk ạ?

-À, thì chúng tôi cũng vừa mới về đến đây.

Biết là bà giáo nói chống chế, nhưng gặp được bà là tôi đã thỏa mãn lắm lắm rồi. Chẳng còn hơi đâu mà hờn dỗi cho mất thì giờ. Bà giáo của tôi bây giờ trông mập và già hơn nhiều so với hồi còn ở Hà
Nội. Chuyện, từ đó đến giờ cũng đã gần một phần tư thế kỷ rồi còn gì. Tôi cũng đâu còn trẻ, khỏe như trước nữa?

Natalia Sergeevna đi lại hết sức chậm chạp, từng bước một, rất khó khăn. Đến cái ghế sôpha thì bà gieo mình xuống, chứ không ngồi từ từ được như mọi người. Bà cũng đã từng bị đột quỵ như tôi, nên tôi hiểu như thế là bà cũng đã rất nghị lực và cố gắng lắm rồi đấy. Tôi thì cũng tấp tểnh bước thấp bước cao đi bên bà. Tôi thực sự
sung sướng và hạnh phúc khi được tận tay trao quà cho bà giáo. Quà của mình, quà của các bạn. Bà giáo đặc biệt chăm chú xem lại những bức ảnh ngày xưa và bây giờ của chúng tôi, mà tôi đã cất công làm lại thật to để mang sang cho bà. Bà hỏi thăm người này người kia. Trong khi nói chuyện, bà vẫn giữ thói quen sửa lỗi cho tôi:Chỗ này em phải dùng động từ chưa hoàn thành thể nhé”.
Vâng ạ


Chồng bà giáo, nhà văn Anatoliy Bayukanskiy tỏ ra rất phấn khởi khi nhà có khách. Ông cũng chạy ra chạy vào, tíu tít, bận rộn với chúng tôi. Và lúc nào ông cũng đứng ở phía sau bà giáo như một vệ sỹ hết sức trung thành. Khi nghe tôi giới thiệu: “Đây là con gái em, hồi nó một tuổi, cô có đến nhà em chơi và đã bế nó rồi đấy ạ”. Ông đã nói với bà một cách rất âu yếm: “Đấy mình thấy chưa, mình đến chơi nhà em ấy, bây giờ em ấy lại đem con đến chơi nhà mình”. Khi cầm xem một bức ảnh ngày còn trẻ của bà, ông cũng nói vui: “Ơ, đây là Natasa của chúng ta đấy à? Sao lại xinh thế nhỉ?”. Tôi cảm nhận được hạnh phúc viên mãn của hai vợ chồng bà giáo và thấy rất mừng cho bà. Rồi ông mang sách của mình ra, đề tặng cho tôi và các bạn của tôi. Rồi ông mời mọi người đi thăm nhà. Nhà ông bà ở khá rộng và đẹp, tài sản lớn nhất có ở trong nhà là sách. Có một phòng rộng được chất đầy sách. Con tôi thoải mái chụp ảnh quay phim cho tất cả mọi người. Lúc này cháu Tùng thông báo là bà Dekan đã gọi điện nhắc nhở phải về trước một giờ để gặp Đài truyền hình, kẻo người ta lại phải đợi mình nhé!

Chuẩn bị tinh thần bao năm trời, gặp gỡ được có vài chục phút, lại sắp phải xa!

Lúc này nhà lại xuất hiện thêm một nhân vật mới, cô giúp việc, chắc vừa đi chợ về. Cô nhanh chóng bày một bàn ăn theo kiểu Tây và ông bà giáo mời tất cả ba chúng tôi ra bàn ngồi nhấm nháp một chút gì đó trước khi chia tay. Thấy tôi chỉ lấy một mẩu bánh mỳ và một miếng kanbasa nhỏ, ông nhà văn lại tranh thủ trêu vợ: “Đấy, Linh nó ăn ít nên nó nhỏ người. Còn mình ăn nhiều nên nó mới to như thế này đấy”. Tất cả mọi người cùng cười vui vẻ.

 

               Thăm gia đình bà giáo ở Lipetsk

Lúc chia tay, bà giáo ôm và hôn tôi ba cái, bảo là gửi cho cả hai anh học trò nữa ở nhà đã nhớ đến bà. Ông chồng bà giáo cũng hôn má tôi một cái, cười và nói: “Tôi biết ở Việt Nam làm thế này là không được, nhưng ở đây thì chẳng có ai nên không sao!”

Ông còn dặn tôi nhớ báo cho ông bà biết giờ phát sóng chương trình có tôi để ông bà tiện theo dõi.

Cuộc phỏng vấn sau đó của Đài truyền hình thành phố cũng làm tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi hỏi Xvetlana Victorovna: “Tại sao tôi lại có vẻ quan trọng thế nhỉ?” Bà ta trả lời: “Bạn là sinh viên Việt Nam tốt nghiệp khóa đầu tiên có sinh viên nước ngoài của trường Đại học sư phạm Lipetsk, mà nay là Đại học Tổng hợp Lipetsk của chúng tôi. Bạn là lịch sử của chúng tôi. Bạn thực sự rất là quan trọng”.

Các thày cô giáo trong trường, dù quen hay chưa quen, đều tay bắt mặt mừng khi gặp gỡ tôi. Tôi còn được gặp, trò chuyện và chụp ảnh chung với ông Hiệu trưởng của trường và với các sinh viên quốc tế khi vào thăm một lớp học. Mọi người đã tặng tôi rất nhiều sách và kỷ vật về Lipetsk.

Tôi và con gái còn bất ngờ hơn khi thấy người ta mang cả hồ sơ, sổ điểm từ bao giờ của tôi (mà nhà trường vẫn lưu giữ rất cẩn thận) ra cho mọi người xem. Bà Dekan còn trịnh trọng đọc lời nhận xét về tính cách của tôi từ hồi còn là sinh viên trong tập Hồ sơ đó. Rằng tôi là một sinh viên chăm chỉ, chịu khó trong học tập, rất tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường, rất hay viết thư và rất hay mong thư nhà …

Sau đó nhà trường lại còn cho một chuyến ôtô chở hai mẹ con tôi đi tham quan toàn thành phố, có cả người của Đài truyền hình đi theo nữa. Thật không còn gì để tả hết niềm vui sướng và hạnh phúc của tôi trong chuyến “về nguồn” lịch sử có một không hai này. Nghe tôi tâm sự: “Trước khi đi, tôi đã hình dung rằng trở về Lipetsk lần này, tôi sẽ chỉ là чужой (một người xa lạ) thôi”, một cô giáo đã gạt đi: “Нет, ты наш родной ” (Không, bạn là người thân của chúng tôi).
Quả thật, tôi đã được cả thành phố Lipetsk chào đón như một người con trở về với đại gia đình.

Trước khi tàu Lipetsk-Matxc
ơva của tôi chuyển bánh, tôi còn gọi một cuộc điện thoại nữa để chào tạm biệt vợ chồng bà giáo. Ông nhà văn, thay mặt vợ, lại cảm ơn tôi về những món quà và chúc mẹ con tôi lên đường may mắn. Ông hẹn sẽ giữ liên lạc với chúng tôi. Ông cho biết lúc đó Natalia Sergeevna đang ngồi xem tivi...

Chuyến đi của tôi diễn ra tốt đẹp hơn cả dự định. Tôi chỉ biết thầm cảm ơn tất cả những người bạn gần xa đã động viên và đã tận tâm giúp đỡ trên đường, để tôi có được một chuyến đi đầy đặn và thú vị như mơ ước, nhất là được gặp lại bà giáo yêu quý Natalia Sergeevna sau bao năm cách trở, ngay cả khi tôi nghĩ mình đã không thể đi đâu xa được nữa rồi.

Tôi bỗng nhớ tới lời tâm sự qua tin nhắn của một sinh viên cũ của tôi
- một tấm lòng vàng rất xứng đáng được tôn vinh, quý trọng: Hoang Anh Bui. Là một đại diện cho thế hệ F2 của cô Natalia Sergeevna, Hoàng Anh là người biên kịch và đạo diễn chính cho chuyến đi của tôi cùng với TNN - MTV. Em luôn đứng ở phía sau cánh gà, không ngừng cổ vũ, khích lệ, chăm chú dõi theo và vui mừng với hành trình Về nguồn của tôi, như là của chính mình:

“Em rất mừng vì chuyến đi của Cô đã thành công ngoài sức tưởng tượng.
Em nghĩ mình làm việc gì mà có Tâm thì cũng sẽ được mọi người ủng hộ như thế.
Chúc mừng Cô.”

(Hà
Nội 20/10/ 2013)

***

CHIẾC CHẬU BẸP

Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi rửa mặt bằng chiếc chậu nhôm nhỏ, vốn dĩ là bẹp, đã được nắn gõ, chỉnh sửa lại cho hết bẹp và vẫn dùng được vô tư... Nhưng tôi vẫn biết, nó đã từng là một chiếc chậu bẹp.

… Có tiếng gõ cửa. Tôi có khách.

-A, chào anh Vĩnh. Anh vừa đi đâu về à?

-Chào chị. Vâng, tôi vừa đi mua được chục cái chậu nhôm nhỏ ở gần đây. Tiện thể ghé thăm chị và Thảo.

Người đàn ông nhỏ con, chạc 30-35 tuổi vui vẻ bước vào và để ngay cạnh cửa ra vào phòng tôi một chồng chậu nhôm trắng, nhỏ, gồm mười chiếc, đã được chằng buộc gọn gàng.

-Tôi ở đây mấy năm rồi mà chưa bao giờ gặp và mua được loại chậu này đấy.

-Ba tháng nữa chị cũng về rồi nhỉ. Hay là thế này, chị cứ mang chậu này về trước. Tôi mới sang, còn ở đây lâu. Để tôi mua sau cũng được.

-Liệu thế có làm phiền anh không?

-Không sao mà, chị cứ lấy trước đi.

-Ô, thế thì thích quá. Cảm ơn anh nhiều nhé.

-Sao tôi không thấy Thảo hả chị, cô ấy đi đâu rồi?

-Gặp đoàn người quen,Thảo đã về Kazan ngay tối hôm qua cùng bọn họ. Giờ này chắc là đang bận chuẩn bị về nước rồi.

Gương mặt Vĩnh bỗng trở nên đăm chiêu, buồn buồn.

-Vợ tôi mới sinh. Tôi có nhờ Thảo mang hộ hộp sữa Meji nửa cân về cho thằng cu, cô ấy đồng ý rồi. Vậy mà…

Thảo là em một người bạn cũ của tôi.Cũng sang Nga quản lý lao động và khi đó đã hết hạn hợp đồng.Trước khi về nước, cô ấy nhờ tôi gửi cho cái giấy mời để được lên Leningrad chơi một chuyến. Đã sang Liên Xô mà chưa một lần đặt chân đến cố đô, thành trì của Pie Đệ Nhất thì cũng coi như… vứt!

Vĩnh là người đón và đưa Thảo về ở chỗ tôi. Vì tôi quá bận nên hàng ngày Vĩnh còn đến đón, đưa Thảo đi chơi chỗ nọ chỗ kia, thăm thú các danh lam thắng cảnh của thành phố nổi tiếng với đêm trắng bên bờ sông Nhê Va này. Anh ấy là bạn học phổ thông với người chị trên Thảo, là bác sỹ sản khoa, sang làm nghiên cứu sinh ở Trường Đại họcY-Leningrad.

Lúc đó, tôi chợt có ý nghĩ trách Thảo sao vô tâm quá. Người ta đối tốt với mình như thế, đã hứa rồi mà về là về luôn, không ý kiến gì hết là sao?!

-Thôi được rồi anh Vĩnh ạ. Nếu không ngại chờ, ít bữa nữa về, tôi sẽ mang giúp anh, được không?

- Vâng, thế thì tốt quá.Cảm ơn chị. Thực ra, tôi cũng chỉ muốn động viên mẹ con cháu một tý.

Thời gian là sinh viên đi du học, “nước Nga trong tôi” bao giờ cũng là một bức tranh tuyệt đẹp, hoàn hảo, đâu đâu cũng chỉ thấy một màu hồng. Lần này, là một giảng viên ở một trường Đại học của Hà Nội, biệt phái sang Bộ Lao động với tư cách là một cán bộ phiên dịch, quản lý công nhân Việt Nam làm việc ở thành Len này, tôi mới có dịp chứng kiến bức tranh Nga toàn cảnh với những thăng trầm của cuộc sống lao động, có thể nói là đổ mồ hôi, sôi nước mắt của những người công nhân Nga và Việt, những người đã cùng kề vai, sát cánh bên nhau, ngày ngày cống hiến sức lực, trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, vì quyền lợi của cả hai dân tộc Việt Nga lúc bấy giờ.

Đó cũng là thời điểm khá nhạy cảm, khi Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, còn mười lăm nước cộng hòa của Liên Xô cũ thì đang ở bên bờ vực tan rã. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước bạn thực sự đang có nhiều khó khăn, biến động... Và tất nhiên,điều này đã tác động không nhỏ đến tâm tư, lối sống của mỗi con người ở đây.

Các em, các cháu đi xuất khẩu lao động gồm năm mươi người ở trong đội của tôi đều đến từ Đà Nẵng, khi đó còn rất ít tuổi, chỉ mười mấy, đôi mươi. Tuy bé người, họ vẫn phải đảm đương và hoàn thành tốt khối lượng công việc không kém gì những người công nhân Nga to gấp đôi họ trong nhà máy. Những đêm băng tuyết lạnh giá, mỗi lần các em tạt qua phòng chào tôi để đi làm, tôi cứ thấy trăn trở, xót xa...

Không vì miếng cơm manh áo, không vì muốn giúp đỡ bố mẹ, gia đình ở quê hương đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chắc các em không sang đây chịu cực như vậy. Là người quản lý lao động với kinh nghiệm của một nhà giáo, tôi luôn làm tất cả những gì tốt nhất có thể để giúp đỡ, động viên các em trong đội của mình .Tôi khuyên các em biết yêu quý, trân trọng những tháng ngày tươi đẹp của tuổi thanh xuân trên đất nước của Lê nin. Cho dù môi trường sống có phức tạp thế nào thì vẫn phải sống cho thật lạc quan, trong sáng và phải biết tích lũy thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được ở đây để sau này trở về xây dựng quê hương mình giàu đẹp. Càng gần ngày về nước, tôi càng ra sức, tận tâm với các em hơn vì tôi nghĩ, ngay cả khi về Việt Nam rồi, tôi cũng sẽ khó có dịp gặp lại những cô bé rất hồn nhiên, vô tư, sống rất tình cảm và rất đáng yêu mà tôi đã thấy gắn bó, thân thiết trong những năm tháng cùng xa nhà này.

Một hôm, khi tôi còn chưa kịp chui ra khỏi chăn thì đã có người gọi sang nhà máy gấp để giải quyết một vụ tai nạn lao động: Khuê, một cô bé xinh xắn, dễ thương, còn chưa có người yêu, không may bị máy cán đứt rời ngón tay vì ngủ gật khi đang làm việc. Tôi đã run run nhặt phần thân thể đó của em lên, gói lại, cho vào túi áo mình rồi vội vàng đưa em đi bệnh viện. Tiếc là bệnh viện quá xa nhà máy nên khi tới nơi, ngón tay đó đã không thể nối lại được nữa.

Mọi áp lực trong công việc khiến thần kinh luôn căng thẳng cùng với việc phải gói ghém đồ đạc để về nước trước thời hạn (vì lý do gia đình), đã đánh gục tôi. Đúng hôm phải ra ga Matxkopxki để đi tàu về Matxcơva, rồi từ đó lên máy bay về nước, tôi đã sốt tận 39 độ, mắt nhắm nghiền, nằm mê man. Các “đệ tử” của tôi luôn túc trực bên giường, vô cùng lo lắng, cho tôi uống nước, uống thuốc, thay khăn ướt liên tục để hạ sốt cho nhanh. Một số em đã mặc sẵn bành tô, trùm khăn, đội mũ kín bưng để sẵn sàng hộ tống tôi ra ga… Chợt,bên tai tôi văng vẳng có tiếng chào râm ran ngoài hành lang: “Cháu chào chú”.

Và tiếng anh Vĩnh: “Ừ, chào các cháu nhé. Cho chú hỏi, cô Mai có nhà không?”. Dạ có, cô chúng cháu đang bị ốm mà tối nay phải ra tàu về nước rồi, không biết có đi được không”. Giọng bọn trẻ tràn đầy băn khoăn. Tôi cảm nhận anh Vĩnh có vào phòng, đứng nhìn tôi đang nằm bẹp như con gián một lúc, không nói gì, rồi lại lẳng lặng ra về…

Tôi vẫn tự cho mình là người biết sống, biết quan tâm đến mọi người xung quanh và đã nói là phải giữ lời. Vậy mà, trong chuyện này, tôi cũng chẳng hơn gì Thảo. Chúng tôi đều hời hợt, đáng trách như nhau! Không biết Thảo có còn nhớ gì về chuyện này không? Còn tôi, việc không thực hiện được lời hứa với anh Vĩnh dạo đó, dù với bất kỳ lý do nào, vẫn khiến tôi cứ phải tự dằn vặt mãi, cho đến tận bây giờ. Vĩnh quả là một người bạn tốt, một người chồng tốt, một người bố tốt. Anh ấy không đáng bị đối xử như thế. Sau này có gia đình, có con, tôi lại nhớ về chuyện của anh Vĩnh và cảm thấy như mình vẫn còn mắc nợ con anh ấy. Cậu bé con anh Vĩnh bây giờ chắc cũng đã là một thanh niên ở tầm tuổi 25-26 rồi.

Chồng chậu nhôm anh Vĩnh để lại cho tôi, sau khi về nước, tôi đã chia làm quà cho mọi người trong gia đình.Tôi chỉ giữ lại một cái xấu xí nhất, ở dưới cùng, bị bẹp một góc, để kỷ niệm về một thời. Nắn gõ lại, cái chậu trông vẫn rất ổn và vẫn dùng được vô tư, đồ nhôm Liên Xô vẫn nổi tiếng là tốt, như “nồi đồng cối đá” ở ta.

Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi vẫn dùng cái chậu nhôm nhỏ đó để rửa mặt như là tự sám hối.

Không ai biết là nó đã từng bị bẹp, trừ tôi.

Nội 25/8/2013

Và chia sẻ của tác giả Hoàng Văn Luận

(Hoàng Thảo Chi - Người đạt giải Nhất

cuộc thi "NƯỚC NGA TRONG TRÁI TIM TÔI")

"Chị Linh Hàn Thúy thân mến.
Tôi rất vui là tìm thấy trang của chị. Thấy ảnh chị chụp cùng con gái (không biết có đúng không) trong khung cảnh chín rực của MÙA THU VÀNG... làm tôi xúc động quá. Thật hạnh phúc là qua cây cầu văn chương tôi được làm quen cùng chị. Khi đọc CÁI CHẬU BẸP... của tác giả Hàn Thúy Linh, tôi ngạc nhiên vì cái họ HÀN và văn phong sống động, đầy chất hiện thực, chua cay mặn chát... của chị. Ngay cái tên của bài viết cũng đã làm tôi chú ý. Tôi đã có quá ít thời gian để trò chuyện cùng chị lâu hơn. Nhưng những phút giây hội ngộ ngắn ngủi cùng chị tôi thấy ấm áp lạ thường, Bởi chúng ta có chung một tình yêu: Tình yêu xứ xở Bạch Dương vô cùng sâu đậm. Không biết chị còn tiếp tục viết về nước Nga nữa không? Tôi thì còn đang tiếp tục. Thân mến chúc chị sức khỏe. Chúc đại gia đình của chị mọi điều tốt lành, may mắn và hạnh phúc!
"

MỘT THOÁNG PUTIN

 
Ở tuổi nào, hình như người ta cũng có những thần tượng của riêng mình để mà ngưỡng mộ, yêu quý và trân trọng. Với tuổi U60, thần tượng của tôi chính là tổng thống Nga Putin!
Vào đầu tháng 3 năm 2001, đúng lúc tôi đang “ngọc thể bất an” thì được biết là mình may mắn có giấy mời đến Cung Hữu Nghị Việt Xô tại Hà Nội để chào mừng tổng thống Nga V. Putin lần đầu tiên sang thăm Việt Nam.
Đặc biệt là ở đây, Ông sẽ gặp gỡ, nói chuyện, giao lưu với những người đã từng sống, học tập và làm việc tại Liên Xô cũ. Đã nhiều lần đi dự các cuộc gặp mặt sinh viên đã từng học tập tại CCCP trước đó, chắc chắn bằng bất cứ giá nào, tôi cũng không thể bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một, để được gặp thần tượng nước Nga ngay trong thành phố của mình, ngay trên đất nước của mình!
Chẳng phải nói thì ai cũng biết, tổng thống Nga Vladimir Putin ngay từ khi mới lên nắm quyền,
đã luôn là thần tượng của nhiều phụ nữ ở Nga và cả trên khắp thế giới, không loại trừ tôi. Nghe nói có nhiều quý cô, quý bà đã xăm hình Putin lên người mình để thể hiện lòng ngưỡng mộ và tình yêu đối với Ông.
Tôi muốn gặp Putin cũng là muốn gặp lại con người Nga, đất nước Nga vĩ đại mà đã nhiều năm trôi qua, tuy xa cách nhớ nhung, tôi vẫn chưa có dịp được trở về.
Người vừa lâng châng, vừa háo hức, tôi vẫn có mặt ở Hội trường sát với giờ khai mạc trong giấy mời. Khi tôi đến,
nơi đây đã tràn ngập không khí lễ hội, rực rỡ cờ hoa và biểu ngữ, cả hai tầng Cung Hữu Nghị đã rất náo nhiệt và chật cứng người. Do đến sau nên tôi được xếp ngồi ngay dãy ghế cạnh cửa ra vào và được phát hai lá Quốc kỳ của Việt Nam và Liên Bang Nga. Trong khi chờ đợi Tổng thống xuất hiện, chúng tôi đã được xem một đoàn văn công của Nga biểu diễn các tiết mục múa, hát, xiếc và ảo thuật rất đặc sắc.
Nhưng tâm trạng ai cũng hồi hộp, mong chờ…
Rồi có thông báo qua loa phóng thanh, mời những người ngồi hai dãy ghế sau cùng của Hội trường đứng dậy, cầm theo cờ, ra tập trung ở ngoài sân, trước cửa Cung. Chúng tôi cứ làm theo hướng dẫn như cái máy mà không biết để làm gì.
Một chiếc thảm đỏ được trải dài suốt từ ngoài mặt phố, qua sân, vào tận tiền sảnh, chúng tôi được phân công đứng hai bên thảm, mắt hướng ra đường, nơi có một đoàn xe sang trọng đang nối đuôi nhau dừng lại trước tấm thảm đỏ. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra mình là một trong những người cực kỳ may mắn khi có mặt ở đây.
Tôi thấy mọi người trong đoàn lần lượt xuống xe…
Tổng thống Nga Putin xuất hiện trong tiếng reo hò
không ngớt của mọi người. Trông thấy Putin là ai cũng nhận ra ngay - y hệt như trên ti vi. Người không cao to, ăn mặc rất giản dị, nở nụ cười tươi, luôn vẫy tay và gật đầu chào tất cả những người ra đón. Ông còn dừng lại hai bên để bắt tay một vài người. Thế là đang cầm hai lá cờ bên tay phải, tôi chuyển ngay sang tay trái vẫy, “để dành” tay phải, hy vọng cũng được bắt tay Ông. Một người đàn ông đeo kính đen đi trước tổng thống đã kín đáo gạt nhẹ tay tôi ra (chắc vì lý do an ninh), vừa lúc Putin đến trước mặt tôi. Tôi xúc động tưởng như đứng tim, nhưng rất nhanh, tôi chuyển vội cờ sang tay phải rồi lại chìa tay trái về phía Putin. Và đúng là “cầu được, ước thấy”, tổng thống Nga cũng đã chìa tay trái ra (cánh tay xuất phát từ phía trái tim của Ông!!), bắt tay tôi. Tôi cũng chỉ kịp nói vội một câu với thần tượng của mình như thế này:
-Здравствуйте,
мы Вас очень любим! (Chào Ngài, chúng tôi rất yêu quý Ngài!)
Vị tổng thống trẻ trung, luôn giữ nét mặt có vẻ lạnh lùng nhưng rất đáng kính, khẽ gật đầu và đi tiếp giữa dòng người cuồn cuộn bao vây ông vào tận Hội trường…
Cho đến giờ hồi tưởng lại, tôi vẫn còn cảm thấy mình như ở trong mơ. Tôi thấy mình quá hạnh phúc. Một người dân Nga bình thường chắc gì đã có cơ hội gặp tổng thống ở nước họ vì đất nước đó quá bao la,
quá rộng lớn. Vậy mà ở Việt Nam xa xôi này, tôi lại có cơ hội đáng quý ấy, dù chỉ là một thoáng thôi.
Cuộc giao lưu sau đó của tổng thống Nga Putin với tất cả mọi người trong
Hội trường cũng rất xúc động và đáng ghi nhớ. Khi Putin xuất hiện trên sân khấu, tất cả mọi người không ai bảo ai, đã cùng đứng bật dậy, vỗ tay chào đón Ông vô cùng nhiệt liệt như đón một người thân đi xa lâu ngày, trở về với đại gia đình. Cũng từ lúc đó trong khán phòng, mọi người chỉ nói tiếng Nga. Tổng thống Putin phát biểu bằng tiếng Nga, mọi người ra câu hỏi cho ông bằng tiếng Nga. Các tiết mục văn nghệ đan xen cũng là những bài hát Nga. Rồi bỗng nhiên tất cả mọi người trong hội trường cùng ngẫu hứng cất giọng, hát chung một bài hát tiếng Nga quen thuộc Chiều Matxcơva”. Putin cũng say sưa hát theo mọi người. Hoàn toàn không có ranh giới và khoảng cách.
Khi chuẩn bị rời sân khấu, Putin cũng không hề che giấu sự xúc động của mình. Vừa đi, Ông vừa nắm chặt hai bàn tay giơ thật cao lên trên đầu, thay cho lời từ biệt mọi người. Tất cả
Hội trường lại đứng dậy, vỗ tay nhiệt liệt, không ngừng, cho tới lúc Tổng thống đi khuất vào trong.
Thật khó có thể tả hết cảm xúc của từng người có mặt trong buổi lễ long trọng này. Tất cả chúng tôi đều đã từng sống, từng học tập và làm việc ở Liên Xô, mà nay là Cộng hòa Liên
bang Nga, đất nước của Putin. Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình cảm của chúng tôi, những người con đất Việt, đối với nước Nga cũng vẫn ấm áp, chung thủy, nguyên vẹn, trước sau như một, với tình yêu không bao giờ tắt và lòng biết ơn vô hạn. Nước Nga ngày nay đã lấy lại vị thế hùng mạnh của mình trên toàn thế giới nhờ có sự lãnh đạo thông minh, sáng suốt và rất tài tình của vị Tổng thống trẻ, rất giỏi giang V.Putin.
Sau này tôi còn được biết thêm một chi tiết thú vị về Putin là trong thời gian ở thăm Việt Nam, Ông rất hay “vượt rào” bảo vệ, để được trực tiếp tiếp xúc với người dân. Giám đốc Cục cảnh vệ Liên
bang Nga trực tiếp đi theo đoàn, phối hợp với Cục cảnh vệ Việt Nam, bảo vệ an toàn cho Tổng thống, cũng đã chia sẻ: “Tôi đã đi bảo vệ Tổng thống Nga Putin đến thăm nhiều nước trên thế giới, nhưng không ở đâu, tôi thấy yên tâm và ngủ ngon như ở Việt Nam”.
… Trong tôi giờ chỉ còn đọng lại một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn, một niềm tự hào khó tả: Tôi đã được gặp gỡ, bắt tay với thần tượng của tôi, nhà lãnh đạo cao cấp nhất, người đứng đầu nước Nga. Điều này lại càng hun đúc thêm tình yêu không bao giờ tắt của tôi đối với Liên
bang Nga vĩ đại, nơi từ lâu tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình, nơi tôi vẫn luôn nhung nhớ, hướng về.
Bàn tay Putin thật mềm mại,
ấm áp và thân thiện, cho thấy trái tim của Ông cũng nhân hậu, đáng yêu như bao người Nga chân chính mà tôi đã gặp trong cuộc đời. Sau đó cả tháng tôi đã cố tình không rửa bàn tay trái, để mong giữ lại càng lâu càng tốt, hơi ấm và kỷ niệm để đời về thần tượng của mình (và cũng là để phòng khi có người muốn “bắt lại” tay tổng thống qua tay tôi thì “có liền, có liền”! Thực tế là đã có một vài trường hợp diễn ra đúng như vậy với một số người bạn thân thiết của tôi. Đây quả thật là một niềm vui chung bất tận, không thể nào tả xiết).
Chà chà, đã quá!... Vinh dự tự hào quá!
Putin vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của tôi vì tôi vẫn theo dõi đều các hoạt động của Người qua màn ảnh nhỏ. Điều thú vị gần đây nhất mà tôi biết về Ông là việc thần tượng của tôi đích thân lặn biển thăm tàu chiến cổ, đích thân câu được một con cá nặng 21 cân. Là người lãnh đạo đất nước có diên tích chiếm 1/6 quả địa cầu, Putin luôn đích thân làm những việc hết sức đặc biệt trong đời thường khiến cho người ta, nhất là những phụ nữ như tôi, hết sức khâm phục và tự hào.
Và cho dù các lực lượng thù địch có nói ra sao về Putin thì tôi vẫn vững tin là Putin rất thông minh, luôn biết cách hành động đúng và Ông sẽ chiến thắng!
Những lần sang thăm Việt Nam sau này của tổng thống Nga Putin và các đồng sự của Ông là khẳng định sắt son tình yêu lớn, tình hữu nghị bất diệt giữa hai dân tộc rất yêu hòa bình Việt Nam - Liên Bang Nga.

Hà Nội 30/7/2013, Hàn Thuý Linh


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 11
Total: 65207569

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July