Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Giới thiệu tập thơ Đường luật " Ký ức thời gian" của Nhà Thơ Nguyễn Đăng Vinh Giới thiệu tập thơ Đường luật " Ký ức thời gian" của Nhà Thơ Nguyễn Đăng Vinh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Báo người Xứ Nghệ Kiev xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc tập thơ " Ký ức thời gian" của Nhà thơ Nguyễn Đăng Vinh, tập thơ do Nhà xuất bản Văn Học phát hành . Chúng tôi xin tóm tắt mấy nét về con người và sự nghiệp của nhà thơ trích từ "Tác giả, Tác phẩm" của Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh cũng như lời tựa của Nhà Văn Phạm Ngọc Chiểu giới thiệu về tập thơ.



Họ và tên: NGUYỄN ĐĂNG VINH
Bút danh: TỬ HOÀNG
 

Ngày tháng năm sinh: 15/11/1935
Quê quán: Xuân Đan- Nghi Xuân- Hà Tĩnh
Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Trường Đại học thủy lợi- Vụ đào tạo Bộ thủy lợi Hà Nội- Trường THTL Tây Nguyên
Địa chỉ liên lạc hiện nay:  Xuân Đan- Nghi Xuân- Hà Tĩnh
Di động: 0942973346          Nhà riêng: 039 3824375
Vào Hội liên hiệp VHNT Hà Tĩnh, chuyên ngành Thơ, năm 2008
 
Vài nét về quá trình học tập, công tác
-         Nhập ngũ năm 1953 Trung đoàn 280 quân tình nguyện Việt Lào (1953-1954); Trung đoàn 359 Bộ đội biên phòng QK4( 1954-1955) học ở Học viện quân chính ( 1955-1957); học ở trường ĐH sư phạm tổng hợp ( 1958-1961)…sau đó chuyển về dạy ở Đại học thủy lợi và Trường THTL Tây Nguyên cho đến khi nghỉ hưu.
 
* Tác phẩm chính đã xuất bản:
- “ Ký ức thời gian” tập 1- NXB Hội nhà văn năm 2011
 
* Giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí:  
- Giải 3 thơ Đường luật của Hội VHNT Tp Hồ Chí Minh năm 1995 cho bài “Lão ngư”
- Giải khuyến khích cuộc thi thơ Đường luật cuộc thi thơ Đường toàn quốc năm 2008
bài “”Mộng bến Chương Dương" do Unesco Thơ Đường Việt Nam tổ chức.
 
* Tác phẩm tự chọn:
- Lão ngư
-Mộng bến Chương Dương
-Loa Thành.

********************************************************

Tập Thơ : KÝ ỨC THỜI GIAN (Quyển 1)
Những vần Thơ tâm huyết

 

 photo 2014-03-21-4244_zpsbea02651.jpg


Viết thay lời tựa
                 Nhà văn Phạm Ngọc Chiểu
…Cung thiêng xõa tóc xanh như ngọc
Bến cũ xuôi dòng trắng nước mây
…Nay tình duyên đã thành xưa cũ
Chỉ gió trăng là vẫn mới thôi

 
   Rõ là Đường thi . Hơn thế, những cặp thơ Đường luật với hình ảnh, âm điệu, sự đối chữ đối ý khá đắc địa này dễ khiến không ít người đọc nghĩ rằng tác giả của nó là một nhà thơ cổ của ta hoặc của Tàu, một nhà thơ chữ nghĩa đầy mình, ưu thời mẫn thế! Là người may mắn biết rõ tác giả, tôi xin kính báo: Người viết những câu thơ trên- những cặp thơ Đường luật đạt đến cổ điển bạn và tôi vừa thưởng thức, là Ông Nguyễn Đăng Vinh, bút danh Tử Hoàng, quê xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, một cựu chiến binh thời chống Pháp, hiện là Chi hội trưởng Chi hội Unesco thơ Đường huyện Nghi Xuân.
    Tôi gặp Ông Vinh lần đầu vào một ngày cuối xuân năm 2010. Hồi ấy, trên cương vị Chi hội trưởng, ông từ Hà Tĩnh băng đêm ra Hà nội tổ chức in cuốn Theo bước Thanh Hiên số 5. Đó là tập thơ Đường luật gồm những sáng tác chọn lọc của các hội viên trong Chi hội và một số tác giả thân thiết ngoài Chi hội , xuất bản nhân dịp Chi hội Thanh Hiên tổ chức Đại hội thường kỳ. Ấn tượng của lần gặp đầu tiên ấy về ông, ngoài việc tôi thấy một Chi hội trưởng tận tâm với công việc của tập thể, còn là một chuyện liên quan đến thơ. Trong Theo bước Thanh Hiên ông có đưa in bài thơ “Khóc Tố Như”, trong đó ông lấy hai câu thơ của Đại thi hào làm đề từ: “ Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” mà ông dịch là “ Ba trăm năm nữa, mơ màng / Ai trong thiên hạ khóc chàng Tố Như”. Trước khi đưa in, có ý kiến căn cứ vào bài viết năm 2000 tại Pari của Phạm Trọng Chánh cho rằng chữ  “Tố Như” trong hai câu thơ của Nguyễn Du là để nói về một phụ nữ có phẩm hạnh tài sắc cao quý, không phải là bút hiệu ám chỉ Nguyễn Du, và như vậy chữ “ Chàng” trong câu thơ dịch của ông Nguyễn Đăng Vinh phải sửa thành “Nàng” , và hai chữ “Tố Như” không viết hoa. Vì tập thơ phải ra kịp phục vụ đại hội, tức là vì tập thể , ông đành chấp thuận ý kiến này. Nhưng , khi đưa in “Khóc Tố Như” vào tuyển tập của riêng ông, ông kiên quyết yêu cầu in đúng như bản thảo của ông viết, nghĩa là không in theo bản in Theo bước Thanh Hiên năm trước. Là người biên tập cả hai tập thơ, tôi hiểu con – người – thi – sĩ đã thắng con- người – chức – phận trong ông, và phải chăng đây là một trong những yếu tố để ông viết nên những câu thơ Đường khiến người yêu thơ phải xuýt xoa bình phẩm? Khi được ông tâm sự về đường Đời, đường Thơ nhân dịp ra Hà Nội để đích thân sửa bông tuyển tập riêng, tôi mới hay rằng, còn một trợ giúp nữa để ông có quyết định dứt khoát về bài “Khóc Tố Như” và giúp ông viết được những câu thơ bạn yêu thơ nhớ. Đó là vốn liếng văn hóa ông có nhờ sự học hành và tích tụ, bồi lắng suốt cuộc đời ông. Trầm tích văn hóa ấy bắt đầu từ thời ấu thơ, khi ông may mắn được làm trò nhỏ lớp học chữ Nho của ông nội, và những năm học phổ thông trường làng, trường huyện. Mười bảy tuổi cầm súng đánh Pháp, qua nhiều miền quê, ông tranh thủ học hỏi, tiếp thu văn nghệ dân gian. Từ năm 1957, được Quân đội cử theo học Đại học Tổng hợp Hà Nội, trở thành giảng viên trường chính trị trung – cao cấp toàn quân ( sau đó đổi thành Học viện Quân chính), năm 1965 chuyển sang giảng dạy ở trường Đại học Thủy lợi cho đến năm 1979 mới xa mảnh đất Thủ Đô ngàn năm văn hiến, đấy là những năm tháng quý giá giúp cho tầng văn hóa trong ông được bồi đắp rất nhiều. Tiếp đó nhận lãnh trách nhiệm vào sang lập trường trung học Thủy lợi tại Buôn Ma Thuột và trực tiếp làm Hiệu trưởng trường này cho đến ngày nghỉ hưu, ông có dịp học hỏi thêm văn hóa Tây Nguyên độc đáo . Vốn văn hóa nhiều tầng lớp ấy cộng với năng khiếu thơ phú hé lộ rất sớm và tình yêu thơ Đường nồng nhiệt khiến ông thường xuyên rèn bút trong thế thơ Đường luật, nhất là từ sau ngày ông hồi hương. Đến nay, sổ tay thơ của ông đã có nhiều cuốn kín đặc những trang thơ Đường do ông sang tác, nhờ đó, ông thường xuyên có thơ đăng các báo và có mặt trong nhiều tuyển tập thơ do các cơ quan văn nghệ địa phương và Trung ương ấn hành. Năm 2008, ông đạt giải ba cuộc thi thơ Đường luật do Hội Unesco thơ Đường Việt Nam tổ chức, trao tặng.
       Với đường Đời, đường Thơ nhiều trải nghiệm nên đề tài thơ của Nhà Giáo – Nhà thơ lão thành Nguyễn Đăng Vinh thật phong phú. Giống như Lòng yêu nước trong quan niệm của nhà văn Xô Viết nổi tiếng Iria Erenbua, Nguyễn Đăng Vinh làm thơ về cha mẹ, vợ con, làng xóm,về đồng chí, đồng đội , bạn hữu, về các vĩ nhân, về những vùng đất ông từng qua, từng ở, về những kỷ niệm tuổi trẻ và những suy ngẫm tuổi già…Và điều đáng nghi nhận là đề tài nào ông cũng có được những cặp thơ hay. Xa Huế, diết da nhớ Huế, ông viết : Áo trắng thướt tha chiều Huế mộng/ Đâu xanh thấp thoáng bến Tuần mơ. Gắn bó với Hà Nội cả thảy hơn hai chục năm trời, khi phải chia xa, ông không nguôi quên Hà Thành hào hoa : Hoa sữa đường khuya sương lắng lắng / Rặng bang phố vắng nắng lơi lơi. Trong giây phút buồn thương nhớ mẹ , ông thốt lên : Khi trong thiên hạ buồn hoa lệ/ Thì giữa trần gian tủi phận người/ Sấm sét đêm giông mờ mắt mẹ/ Để cho vũ trụ thốt nên lời! Ở tuổi bảy lăm, ông tự bạch : Bảy lăm tuổi hạc ngụ quê nhà / Bến nước Lam kiều ngỡ Thúy Ba/ Buồn trông chiếc bách neo bờ vắng/ Lặng ngắm chiều phai giục tuổi già !
       Còn có thể trích thêm nhiều thơ nữa của Nguyễn Đăng Vinh để ta cùng ngâm ngợi, bình xét. Nhưng như thế thật không nên. Ông đã cất công rà soát, tuyển chọn, đưa in hơn hai trăm bài thơ để các bạn có trên tay Tuyển tập thơ Đường luật “Ký ức thời gian”, quyển một, dày dặn, sang trọng thì hãy để chính các bạn đọc chia vui cùng ông. Đó là ý nguyện của ông, có lần ông đã bộc bạch cùng bè bạn : Ngày mai cánh hạc lỡ bay xa/ Thì hãy xem như thuở vắng nhà/ …Bạn cũ dù quên dù nhớ nhỉ/ Giở vần thơ cũ lại ngâm nga! Lời dặn này ông viết vào năm 63 tuổi. hơn mười năm đã trôi qua kể từ buổi đó, nay mừng nhà thơ già vẫn mạnh khỏe , làm xong quyển Một, đang làm tiếp quyển Hai Tuyển tập thơ Đường luật gửi bạn đọc. Ta hy vọng và chờ đợi đọc tiếp phần thơ ông tâm huyết viết nên nhằm chia sẻ những buồn vui, hy vọng của ông với người thân, bạn hữu, cuộc đời!
                      Hà Nội những ngày đầu tháng 5 – 2011
                                   Phạm Ngọc Chiểu

Chúng tôi sẽ đăng trích các bài thơ chia làm nhiều kỳ để giới thiệu tới bạn đọc.

                                                          BBT Báo Nguoixunghekiev.vn

   
 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 65209584

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July