Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  MÙA HOA GẠO - Tản văn của Đỗ Xuân Thu MÙA HOA GẠO - Tản văn của Đỗ Xuân Thu , Người xứ Nghệ Kiev
 


Hình ảnh: MÙA HOA GẠO
Tản văn của Xuân Thu
Phố huyện Đoan Hùng quê tôi còn sót lại mấy cây gạo, trong đó có một cây gạo gắn bó với kỷ niệm bao người. Cây gạo này ở trung tâm phố, ngay cạnh ven quốc lộ số 2, bên bờ dòng Lô nước sông trong vắt. Không biết nó có từ bao giờ mà thân cây to lắm, da vỏ xù xì, cành cây cao vút vươn tới trời xanh. Và một điều đặc biệt là nó đã trở thành tên gọi của một địa danh phố huyện quê tôi: “gốc gạo Đầu Lô”. Là người con của Đoan Hùng, dẫu có đi chân trời góc bể, khi nhớ về quê hương đất bưởi, người dân quê tôi không ai lại không nhớ tới gốc gạo Đầu Lô ấy, nhất là vào dịp tháng ba mùa hoa gạo nở.
Thời chiến tranh, bom đạn Mỹ ác liệt là thế, bao cây lá của Đoan Hùng đã bị bom đạn Mỹ dập vùi, ấy vậy mà gốc gạo Đầu Lô đó vẫn hiên ngang vươn lên sừng sững giữa trời. Ngay cạnh gốc gạo là Bến xe Khách. Cây gạo hiền lành, duyên dáng ấy vô tình trở thành điểm hò hẹn của bao lứa đôi, chứng kiến biết bao cuộc chia tay đưa người thân ra trận. Để rồi mỗi tháng ba về, hoa gạo lại đỏ bừng một khoảng trời thương nhớ. Người con gái bên sông từ làng Hữu Đô hay Đại Nghĩa, bịn rịn đưa tiền người yêu sang sông ra trận, dừng chân dưới gốc gạo này trao cho chàng trai một chiếc khăn tay thay lời nguyện ước. Và những trai làng quê tôi đã mang cả mùa hoa gạo ấy ra chiến trường, thêm chắc tay súng lập công giết giặc. Trong ba lô mỗi người đều ẩn giấu mùi hương hoa bưởi và sắc màu đỏ thắm của hoa gạo Đầu Lô. Người ta đón đưa nhau từ gốc gạo này. ấn tượng của giờ phút chia tay ấy gắn liền với màu đỏ rực của hoa gạo, với tiếng chim kêu ríu rít trên cành. Mùa hoa gạo nở có biết bao nhiêu là chim sáo bay về. Sáo đen, sáo sậu, sáo đá, sáo nâu... rủ nhau về với mùa hoa. Tiếng chim chào nhau, hỏi han nhau cứ ríu ra ríu rít làm xao động cả một khoảng trời. Chim có biết đâu, dưới gốc gạo đó có hai người đang bịn rịn đón đưa nhau. Để sau đó, cả người đi lẫn người ở đều nhớ về nhau qua mùa hoa gạo nở rộn rã tiếng chim  xuân.
Tháng giêng, khi hoa đào khoe sắc thắm thì cây gạo đang làm nụ trên cành. Hoa đào mới chỉ là mồi lửa chưa làm ấm được đất trời vừa qua cái mùa đông lạnh giá. Phải đợi đến khi hoa gạo nở bừng lên như đám cháy lớn mới làm ấm được mùa xuân. Ngày nay, trong khung cảnh thanh bình của đất nước, cây gạo Đầu Lô quê tôi vẫn trầm tư chứng kiến bao sự đổi thay đến diệu kỳ của phố huyện. Nhà cửa mọc lên san sát. Nào khung kính, tháp nhọn, nào mái bằng, mái Thái, đường phố ồn ào tấp nập người xe qua, cây gạo vẫn hiền lành toả bóng xanh mát trời hè, đỏ thắm hoa xuân. Cây gạo đã tôn thêm vẻ đẹp cho phố huyện. Bến xe khách không còn nữa, chỉ còn lại bến đò xưa, nhưng cây gạo ấy vẫn là nơi hẹn hò nhớ nhung xao xuyến. Những ngày này, đi qua phố huyện, ta bắt gặp hàng ngàn bông hoa gạo rơi xuống đỏ thắm cả một đoạn đường. Mẹ tôi khi đi chợ huyện về vẫn nhặt mấy bông hoa gạo đó về làm quà cho lũ trẻ. Mẹ nhắc tôi mùa gieo vừng tra đỗ đã đến. Tôi nhớ mãi câu hát mẹ ru tôi khi tôi còn thơ bé: “Bao giờ cho đến tháng ba, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”.
Mùa hoa gạo đến rồi! Mẹ tôi đang còng lưng làm đất để gieo hạt cho mùa vừng mùa đỗ mới. Những cánh hoa gạo đỏ tươi rơi xuống đất để cho màu xanh của mùa đõ mùa vừng  xanh ngát chân mây. Bao người đi xa hẹn nhau về Giỗ Tổ. Gốc gạo Đầu Lô hoa đỏ thắm một lời thề. Màu hoa ấy cứ cháy mãi trong tôi về những kỷ niệm quê hương đầy nỗi nhớ.

              Ảnh minh họa - Internet


Phố huyện Đoan Hùng quê tôi còn sót lại mấy cây gạo, trong đó có một cây gạo gắn bó với kỷ niệm bao người. Cây gạo này ở trung tâm phố, ngay cạnh ven quốc lộ số 2, bên bờ dòng Lô nước sông trong vắt. Không biết nó có từ bao giờ mà thân cây to lắm, da vỏ xù xì, cành cây cao vút vươn tới trời xanh. Và một điều đặc biệt là nó đã trở thành tên gọi của một địa danh phố huyện quê tôi: “gốc gạo Đầu Lô”. Là người con của Đoan Hùng, dẫu có đi chân trời góc bể, khi nhớ về quê hương đất bưởi, người dân quê tôi không ai lại không nhớ tới gốc gạo Đầu Lô ấy, nhất là vào dịp tháng ba mùa hoa gạo nở.
Thời chiến tranh, bom đạn Mỹ ác liệt là thế, bao cây lá của Đoan Hùng đã bị bom đạn Mỹ dập vùi, ấy vậy mà gốc gạo Đầu Lô đó vẫn hiên ngang vươn lên sừng sững giữa trời. Ngay cạnh gốc gạo là Bến xe Khách. Cây gạo hiền lành, duyên dáng ấy vô tình trở thành điểm hò hẹn của bao lứa đôi, chứng kiến biết bao cuộc chia tay đưa người thân ra trận. Để rồi mỗi tháng ba về, hoa gạo lại đỏ bừng một khoảng trời thương nhớ. Người con gái bên sông từ làng Hữu Đô hay Đại Nghĩa, bịn rịn đưa tiền người yêu sang sông ra trận, dừng chân dưới gốc gạo này trao cho chàng trai một chiếc khăn tay thay lời nguyện ước. Và những trai làng quê tôi đã mang cả mùa hoa gạo ấy ra chiến trường, thêm chắc tay súng lập công giết giặc. Trong ba lô mỗi người đều ẩn giấu mùi hương hoa bưởi và sắc màu đỏ thắm của hoa gạo Đầu Lô. Người ta đón đưa nhau từ gốc gạo này. ấn tượng của giờ phút chia tay ấy gắn liền với màu đỏ rực của hoa gạo, với tiếng chim kêu ríu rít trên cành. Mùa hoa gạo nở có biết bao nhiêu là chim sáo bay về. Sáo đen, sáo sậu, sáo đá, sáo nâu... rủ nhau về với mùa hoa. Tiếng chim chào nhau, hỏi han nhau cứ ríu ra ríu rít làm xao động cả một khoảng trời. Chim có biết đâu, dưới gốc gạo đó có hai người đang bịn rịn đón đưa nhau. Để sau đó, cả người đi lẫn người ở đều nhớ về nhau qua mùa hoa gạo nở rộn rã tiếng chim xuân.
Tháng giêng, khi hoa đào khoe sắc thắm thì cây gạo đang làm nụ trên cành. Hoa đào mới chỉ là mồi lửa chưa làm ấm được đất trời vừa qua cái mùa đông lạnh giá. Phải đợi đến khi hoa gạo nở bừng lên như đám cháy lớn mới làm ấm được mùa xuân. Ngày nay, trong khung cảnh thanh bình của đất nước, cây gạo Đầu Lô quê tôi vẫn trầm tư chứng kiến bao sự đổi thay đến diệu kỳ của phố huyện. Nhà cửa mọc lên san sát. Nào khung kính, tháp nhọn, nào mái bằng, mái Thái, đường phố ồn ào tấp nập người xe qua, cây gạo vẫn hiền lành toả bóng xanh mát trời hè, đỏ thắm hoa xuân. Cây gạo đã tôn thêm vẻ đẹp cho phố huyện. Bến xe khách không còn nữa, chỉ còn lại bến đò xưa, nhưng cây gạo ấy vẫn là nơi hẹn hò nhớ nhung xao xuyến. Những ngày này, đi qua phố huyện, ta bắt gặp hàng ngàn bông hoa gạo rơi xuống đỏ thắm cả một đoạn đường. Mẹ tôi khi đi chợ huyện về vẫn nhặt mấy bông hoa gạo đó về làm quà cho lũ trẻ. Mẹ nhắc tôi mùa gieo vừng tra đỗ đã đến. Tôi nhớ mãi câu hát mẹ ru tôi khi tôi còn thơ bé: “Bao giờ cho đến tháng ba, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”.
Mùa hoa gạo đến rồi! Mẹ tôi đang còng lưng làm đất để gieo hạt cho mùa vừng mùa đỗ mới. Những cánh hoa gạo đỏ tươi rơi xuống đất để cho màu xanh của mùa đõ mùa vừng xanh ngát chân mây. Bao người đi xa hẹn nhau về Giỗ Tổ. Gốc gạo Đầu Lô hoa đỏ thắm một lời thề. Màu hoa ấy cứ cháy mãi trong tôi về những kỷ niệm quê hương đầy nỗi nhớ.

              Đỗ Xuân Thu - Hà Nội


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65210301

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July