Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  CỔ PHÁP CỐ SỰ (Nguyễn Khôi) - Bài 8: VẠN HẠNH & ĐA BẢO CỔ PHÁP CỐ SỰ (Nguyễn Khôi) - Bài 8: VẠN HẠNH & ĐA BẢO , Người xứ Nghệ Kiev
 

                          

Khi Lý Công Uẩn lớn lên thì Thiền Sư Vạn Hạnh và Đại Sư Khuông Việt đều đã cao tuổi , do đó Vạn Hạnh đã gửi học trò của mình cho Thiền Sư Đa Bảo kèm cặp thêm . Theo sách Thiền uyển tập anh thì sư Đa Bảo tu ở chùa Kiến Sơ, làng Gióng (Phù Đổng, Huyện Tiên Du ) - không biết là người ở đâu ,và cũng không biết họ là gì. Khi Đại Sư Khuông Việt dạy tại chùa Khai Quốc (Đại La), Sư Đa Bảo đến tham học, được Đại Sư khen là người gặp việc thì chóng hiểu, xử sự cẩn thận, nên riêng cho nhập thất. Sau khi đắc Pháp, Sư chỉ một mình một bát, tiêu dạo ngoài vật. Sau được chùa Kiến Sơ, bèn đến ở đó. Lý Công Uẩn lúc mới gặp còn là chú tiểu, Sư thấy tướng mạo anh tuấn khác thường, bèn bảo: “Trẻ này cốt tướng phi phàm, một ngáy kia sẽ làm Vua, ắt là người này đây”. Lý Công Uẩn cả kinh, thưa: “hiện nay Thánh thượng anh minh (Lê Đại Hành ) còn đó, trong nước đang yên vui, Thầy sao lại nói lời phản nghịch, nếu nhà Vua nghe được thì sẽ bị tội tru di?”

Sư bảo: “Mệnh trời vốn tiền định, dù người muốn trốn cũng chẳng được nào. Giả như lời ta mà đúng thì mong (nhà ngươi với ta) chớ bỏ nhau”.

Khi Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, đã nhiều lần mời sư Đa Bảo vào cung, hỏi bàn yếu chỉ củaThiền và ơn lễ Sư rất hậu. Đến cả việc chính trị của triều đình, sư Đa Bảo đều tham dự phần quyết định. Vua (Lý Thái Tổ) xuống chiếu trùng tu chùa Kiến Sơ. Sau không rõ Sư tịch ở đâu?

Qua truyện trên ta biết: Sau Vạn Hạnh thì sư Đa Bảo là thầy dạy dỗ rèn cặp Lý Công Uẩn thuở còn hàn vi, rồi đến khi Lý Công Uẩn làm Vua thì lại tham gia quyết đoán việc triều chính.

Theo nhà Sử học Lê Mạnh Thát thì trước khi sư Đa Bảo về trụ trì ở chùa Kiến Sơ (vào khoảng năm 990, Sư đã gần 40 tuổi) ở đây có đền Phù Đổng lúc đó mới chỉ là thờ một vị thổ thần của hương Phù Đổng. (Đến các sách Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam chích quái thế kỷ XV coi Phù Đổng như một vị tướng dẹp giặc Ân thời Hùng Vương) – và sau này vua Lý Thái Tổ, vốn học thầy Đa Bảo ở đây, đã tôn vinh thần Phù đổng là Xung Thiên Đại Vương, đền thờ thổ thần Phù Đổng ở chùa Kiến Sơ, trước đó do sư Cảm Thành - vào khoảng năm 820, có một nhà giàu trong làng, họ Nguyễn, đã hiến cả dinh cơ của nhà mình để Sư lập lên chùa Kiến Sơ (Thờ Phật) đồng thời lập nhà thờ thổ thần mé bên phải nhà chùa. (chưa tôn thành Thánh Gióng. Phù Đổng Thiên Vương như sau này). Ngày tháng xói mòn, dân trong làng biến khu chùa đền đó thành nơi cầu đảo thờ quỉ ma, gọi bậy là “dâm từ”. Đến khi sư Đa Bảo đến trụ trì, để dẹp đi… Sư đã sang tác “sấm thi”... một hôm, tại cây cổ thụ trước đền thờ thổ thần hiện 1 bài thơ “Kệ” rằng:

Phật pháp ai hay hộ
Giữ Đức ở vườn kỳ
Nếu không ta giống cây
Sớm đã xứ khác đi
Chẳng chở kim cương bộ
Na La Diên dấu kỳ
Đầy trời nhiều bụi tạp
Chùa Phật chứa yêu ma

Một ngày khác, Người ta nghe thấy trên không trung có tiếng đáp:

Phật pháp từ bi lớn
Ánh thiêng phủ cả trời
Nguyện thường theo thọ giới
Vườn kỳ mãi giúp thôi

 

Có sách viết là: bài “Kệ” trên hiện ra cây cổ thụ trước dền Phù đổng.Sư nói là:thấy làm lạ bèn lại thiết đàn trì giới cho thần. (có trì giới là để trừ tà ác, để thanh tịnh, dễ bề tụ định và phát tuệ, để chúng sinh có Phật tính… tu mới đắc đạo). Đức Vua Lý Thái Tổ lúc còn tiềm long (rồng chưa xuất hiện) biết sư Đa Bảo đức hạnh cao thượng, ở cương vị học trò đã cùng làm đàn việt (vị thí chủ) cho thầy. Khi đã lên ngôi vua, tự thân về thăm chùa Kiến Sơ với Thầy ở đó. Thiền sư nghênh giá đi quá bên chùa. Sư cất tiếng hỏi: “ Phật tử, người sao không nhanh nhẹn đến chúc mừng Đức tân thiên tử?” Thần (Phù Đổng) ứng thanh, hiện ra nơi da cây (vỏ cây cổ thụ) 4 câu thơ:

Đức Đế càn khôn lớn
Oai thanh yên tám miền
Cõi âm nhớ ân huệ
Nhuần thấm phong xung thiên .

Thái Tổ trông thấy, đọc rất biết ý (đề xuất) của thần, liền ban hiệu (cho Thần Phù Đổng) là Xung Thiên Đại Vương. Bài thơ (ở da cây) tự dưng biến Mất. Vua lấy làm lạ, sai thợ tạc tượng thờ thần Xung Thiên Đại Vương (Thánh Gióng) dung nghi hùng vĩ và tướng hầu 8 pho. Sơn thếp xong rồi, lại thấy hiện ở cây đại thụ 4 câu thơ:

Một bát nước công đức
Tùy duyên hóa thế gian
Sáng choang còn chiếu đuốc
Bóng mất trời lên non.

Sư đem bài “Kệ” trên trình vua. Thái Tổ không hiểu rõ câu sấm đó nói gì? Câu sấm này tiên tri ứng với nhà Lý tồn tại 8 đời Vua thì truyền ngôi cho nhà Trần. Chữ “Bát” là y bát (chiếc bát khất thực) và chữ Bát là số 8 đồng âm (1 lối chơi chữ) 1 bát tức như 8, vua Lý Huệ Tông tên Sảm, đấy gọi là “trời lên non” Sấm thi (thơ Sấm) nó thần diệu như vậy đó. Cũng có ý kiến cho là bài sấm thi trên do Sư Vạn Hạnh sáng tác. Như vậy sự tích Thánh Gióng (Xung Thiên Đại Vương) có từ thời sư Đa Bảo và Vua Lý Thái Tổ, đến đời Trần được tôn vinh thành một vị thiên tướng thời Hùng Vương, đại biểu cho tinh thần chống ngoại xâm (ở thời sư Đa Bảo trở thành một Phật tử, rồi được vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Đại Vương). Sách Việt Sử Diễn Âm sau này cũng đưa sự kiện này trong mô tả lịch sử như sau:

Thái Tổ lại nhớ đến thầy
Ở chùa Phù Đổng ngày rày viếng chơi
Thiên tăng thấy vua đến chơi
Đến Thần Vương miếu có lời rằng bây
Có tân Thiên Tử đến đây
Thần Vương xá lại , đường này mừng Vua
Thần liền hiện đến bốn câu
Dòng dòng vào quạt nên thơ bảo Thầy
Thi văn:
Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
Quang minh trùng chiếu diệu
Miệt ảnh nhật đăng sơn
Thiền tăng lại bảo rằng bay
Ấy lời phản phúc xa thay khôn lường
Thần Vương lại bảo tỏ đường
Thơ khác lại chép vào tường cho hay
Thi văn ;
Đế đức càn khôn lại
Uy quang chiếu bát điên
Đình âm mong huệ hải
Phú ốc bái Xung Thiên

Qua chuyện trên, đời nay ta thấy: Thần Phù Đổng từ một vị thần làng (muốn) trở thành thần quốc gia (của cả một nước tôn thờ, 1 trong tứ bất tử) dã xuất phát từ nhà vua (chính quyền) phong tước (Xung Thiên Đại Vương), có như vậy mới linh ứng (thiêng) và mới được toàn dân tôn thờ. Dân gian có câu: hòn đất nặn nên Bụt, khúc gỗ tạc lên (tượng) thánh thần... Quả là chí lý!

Công lao của sư Đa Bảo với Đức vua Lý Thái Tổ là đã dẹp đền thờ thần Phù Đổng ở dạng dâm thần mà Sư Cảm Thành đã dựng lên (tạo ra) ở chùa Kiến Sơ …từ do tạo ra một vị thần mới (Thánh Gióng- Xung Thiên Đại Vưong) đáp ứng được nhu cầu tâm linh (lễ bái, cầu nguyện) của nhân dân, đồng thời đề cao dược tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc mình. Như vậy là các vị trí thức (Quốc Sư), Vua chúa đã sáng tạo ra Thần Thánh để phục vụ đắc lực cho công cuộc Quốc thái dân an – đó là một kỳ diệu ở trên thế gian này- nước Đại Việt ta.

 Nhà thơ Nguyễn Khôi - Hội nhà văn Hà Nội

Hội VHGD Việt Nam

 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65213743

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July