Tại khách sạn Mường Thanh - Vinh, ngày 1-3-2014, đã có đêm giao lưu thơ nhạc giữa đoàn Văn Hóa Doanh Nhân (VHDN) Hải Phòng, và ban thơ- Hội LHVHNT tỉnh Nghệ An. Đoàn Hải Phòng gồm 22 văn nghệ sỹ. Trưởng đoàn CN CLB thơ VHDN Hải Phòng Phạm Xuân Thạc; Phó Trưởng đoàn - nhà Thơ Minh Trí; nhà thơ Quang Tuân. Phía chủ nhà, có Chủ tịch Hội - nhà Văn Nguyễn Thị Phước và các văn nghệ sỹ đang sinh sống và sáng tác tại thành phố Vinh - Nghệ An. Các ca sỹ, các nhà thơ đã trình bày những ca khúc và sáng tác của mình về quê hương Hải Phòng, quê hương Nghệ An, về đất nước... Đặc biệt màn tấu sáo của nhạc sỹ - nghệ sỹ sáo trúc Nguyễn Hữu Đào khiến cả khán phòng rộn ràng hơn, ấm áp hơn...
Đoàn đã đến dâng hương đền thờ ông Hoàng Mười. Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê, tọa trên nền đất rộng hơn 1 ha ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền nổi tiếng linh thiêng, nên khách thập phương về dâng hương rất đông. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay, đền có 3 toà chính: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện.
Ngoài lễ hội chính, diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm, còn có lễ hội khai điểm vào ngày rằm tháng 3. Lễ hội có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người... Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược.
Đoàn đến dâng hoa và báo công trước tượng đài Bác, tại Quảng trường Hồ Chí Minh và chụp ảnh lưu niệm. Tượng đài cao 18m được xây dựng bằng đá granit khai thác tại Bình Định. Kiến trúc sư Đỗ Như Cẩn và các giáo viên trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, sáng tác và trực tiếp thi công. Chủ đề: Bác Hồ với quê hương - hình ảnh Bác Hồ về thăm quê năm 1961. Tượng đài được đặt trong quảng trường rộng 11ha với sân hành lễ 8000m2, đủ chỗ cho 3 vạn người tham gia. Sau lưng tượng là mô phỏng Núi Chung quê hương của Bác Hồ tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.
- Dâng hương tại đền thờ Vua Quang Trung, trên núi Quyết. Đền thờ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng trên đỉnh thứ 2 của núi Dũng Quyết, cao 92 m so với mặt nước biển. Đứng trên núi có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Vinh và bên kia Hà Tĩnh.
Chính nơi đây, ngày 1/10/1788, Hoàng đế Quang Trung đã hạ chiếu cho xây dựng Phượng Hoàng - Trung Đô- "Vùng đất Yên Trường có vị trí chiến lược quan trọng và thuận lợi cho việc xây dựng Kinh đô". Tiếc rằng, công cuộc lớn lao còn dang dở, thì Ngài đã qua đời... Ngay trên mảnh đất ấy, tròn 220 năm sau, ngày 7/5/2008 đền thờ Vua Quang Trung đã được khánh thành...
- Thăm di tích lịch sử Khu lưu niệm đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Ông được sinh ra trong một gia đình dòng dõi:
Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan
Nguyễn Du để lại cho đời một kho tàng văn học vô giá. Đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều. .
Đoàn Hải Phòng, nhiều văn nghệ sỹ lần đâu tiên đến mảnh đất địa linh nhân kiệt Nghệ Tĩnh, đã có chung một ý nghĩ: Thật tự hào về mảnh đất và con người xứ Nghệ...
"Trên đường về, Đoàn Hải Phòng, còn đi tiếp , đến với bà CHÚA THƠ NÔM Hồ Xuân Hương , và Đền Cờn linh thiêng , ở Quỳnh Lưu Nghệ An". Cám ơn một chuyến đi thật ý nghĩa. Phút chia tay lưu luyến, để lại ấn tượng đẹp trong lòng người ở và người đi. Bài ca GIÃ BẠN khẽ vang lên "Người ơi người ở đừng về..."
Bài và ảnh Hoàng Cẩm Thạch
(Đại diện báo Nguoixunghekiev)
Đoàn đã đến dâng hương đền thờ ông Hoàng Mười
Hai trưởng đoàn cười thật tươi
Nhà thơ Phạm Công Đoàn
Áo trắng: Nhà thơ Hoa Thành, nhà thơ Vân Anh...
Nhà thơ Cẩm Thạch
Nhà thơ Đình Thường
Nhà thơ Ngô Thắng
Nhà thơ Hoa Thành
Nhạc sỹ- Nghệ sỹ sáo Trúc Hữu Đào,
Minh Chiện ngâm thơ Nguyễn Minh Tâm
Nhà thơ Minh Trí
Nhà thơ Lương Khắc Thanh
Nhà Thơ Thạch Quỳ
Hai đoàn chụp ảnh chung
Đoàn Hải Phòng trước cổng đền thờ vua Quang Trung
Nhà thơ Sơn Thủy, nhà thơ Minh Trí,
bên quyển sách Kiều lớn nhất, từ trước đến nay...
|