Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:
Đầu năm 1980 tôi được Tổng cục Địa chất ở Hà Nội điều vào Tuy Hoà, Phú
Yên để làm công tác giảng dạy địa chất tại Trường trung học chuyên
nghiệp địa chất 2 Tuy Hoà (Trực thuộc Tổng cục Địa chất – Nay là
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà, trực thuộc Bộ Công Thương – Dự
kiến sẽ lên Đại học Công Thương Miền Trung vào năm 2015).
Hồi ấy mới giải phóng miền Nam được năm năm, khí thế cách mạng còn
hừng hực trong lòng mỗi người dân khắp cả nước. Rồi khắp trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống dẫu còn khó khăn về vật chất, nhưng luôn sáng
lên tinh thần thi đua, lạc quan và rất đỗi yêu đời.
Ở Thư viện Hải Phú (tên ghép hai tỉnh Hải Dương và Phú Yên kết nghĩa
trong kháng chiến chống Mỹ), Tuy Hoà hồi ấy có anh Dương Thái Nhơn rất
tâm huyết với phong trào đọc sách. Anh đã lập ra Hội những người yêu
đọc sách Tuy Hoà, mỗi tháng sinh hoạt một lần với nội dung rất phong
phú, bao gồm: Toạ đàm về một cuốn tiểu thuyết, một tập thơ nào đó, rồi
tổ chức đêm thơ…
Đêm thơ Nguyên tiêu lần đầu tiên của Thư viện Hải Phú được tổ chức vào
Mùa xuân năm 1981, theo sáng kiến của anh Dương Thái Nhơn và được Hội
những người yêu đọc sách Tuy Hoà ủng hộ và tham gia hết sức nhiệt
thành. Triệu Lam Châu tôi vinh dự và may mắn được tham gia Đêm thơ
Nguyên tiêu ở Tuy Hoà suốt từ năm 1981 đến giờ, đã là 34 năm rồi.
Cứ đều đặn hàng năm tổ chức Đêm thơ xuân như vậy, với sự tham gia của
hàng ngàn khán thính giả nhiệt thành. Tiếng lành đồn xa, nhiều bạn thơ
từ Huế - Đà Nẵng – PlêiKu – Quảng Ngãi – Bình Định – Thành phố Hồ Chí
Minh – Nha Trang… đã đến dự hội thơ Tuy Hoà, nhất là khi địa điểm Đêm
thơ Nguyên tiêu được đưa lên Núi Nhạn từ năm 1990.
Nhà văn Nguyễn Gia Nùng ở Nha Trang, ngay từ những năm đầu có Đêm thơ
Nguyên tiêu Tuy Hoà, đều đến tham gia rất hăng hái. Rồi năm 2002 tại
Hội nghị văn học Miền Trung, do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức, ông có
một bản tham luận nói về Đêm thơ Tuy Hoà hoành tráng với sự thành gia
của hàng ngàn người dân, tồn tại từ năm 1981…Bản tham luận của nhà văn
Nguyễn Gia Nùng làm kinh ngạc tất cả mọi người dự Hội nghị khi ấy.
Ở ngoài bắc, có tỉnh Quảng Ninh tổ chức Ngày thơ Quảng Ninh lần đầu
tiên vào năm 1988.
Từ phong trào yêu thơ của hai tỉnh mở đầu là Phú Yên và Quảng Ninh,
Hội nhà văn Việt Nam đã đề đạt với Đảng và Nhà nước cho phép tổ chức
Ngày thơ trong cả nước, bắt đầu từ mùa xuân năm 2003.
Như vậy có thể nói sáng kiến tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu đầu tiên của
nước Việt Nam ta, thuộc về anh Dương Thái Nhơn ở Tuy Hoà, Phú Yên. Đêm
thơ Nguyên Tiêu đầu tiên ở Tuy Hoà năm 1981 và Ngày thơ Quảng Ninh đầu
tiên năm 1988. Ngày thơ Việt Nam đầu tiên năm 2003.
Và Đêm thơ Nguyên tiêu năm 2014 lại tới nữa rồi. Trong ánh sáng ảo
huyền long lanh của Vầng trăng năm Giáp ngọ này, xin mời bạn đọc cùng
đọc bài thơ tâm đắc của Triệu Lam Châu, được làm từ năm 1981 sau đây:
Triệu Lam Châu
Bản thơ tiếng Tày:
TÈO SLI PHÁC MỪA KHÁNH SƠN
Chài chứ mại tó wằn này bươn cón
Hây xướng wạ căn xảng coong vầy rủng vập vồng
Tó nả chài, noọng nhỏn nhẻn mủng lồng
T’ọ vầy thư slăm chài mại nỏ
Gẳm nẩy nhằng d’ú gằn, p’jủc chài oóc pế
T’jẻo quảng liu khjêu bích slắc đeo
Quá t’ầư nỏ t’àng pja thu, chuồn, chích
D’ú nưa đông noọng chắc bâu nò?
Kỷ lai tjểng voòng gừn này chài t’ỉnh thuổn
T’ồng gạ nhìn hăn noọng xướng hênh sli
Coỏng mà tẳm đông na quây lẩc
Sloong t’ỷ phuông khau – pế moòng wan
Rôi chứ lai nò bại p’ài gằn khuổi
Sloong gần hây chjếu ngàu nặm rủng roàng
Mủi tôi hạp chang đông hom phứt
Hai nhúm khua, đỏ nưa pá thông khjêu
Hai gẳm này t’ày rủng t’ày p’jòi
Chài t’jẻo xướng tèo sli noọng xướng
T’ồng gạ hăn bjoóc đông hom phứt
Cử bân mà bưởng pế khjêu xinh
Noọng ơi chắc pjoót slăm chài bâu
Pây nưa pế, t’ọ chứ đông nắt níu
Chang bấu chắc kỷ lai mòn viểc
P’ài dại mươi, slim phác bưởng tha wằn
Hây mì căn t’ọ dằng d’ản slắc gằm
Chài tẩư pế, noọng nưa đông quây lít
Hây vận xẩư căn chang tjểng xướng
Wạ coong vầy rường vửc gừn hâư
Rôi gẳm này voòng pế rì roà
Chủn nưa đông phò phjè bâư pá
Gừn khoay nẩư t’ọ phông đát quả
Noọng t’ỉnh hăn bâư phuối lăng bâu?
T’ày lẩc gừn hai t’ày rủng lai them
Slăm moóc meéc, hất rừ nòn đảy chẳng
Chủn noọng ngoòng bại gằm d’ản slắng
T’ồng slim chài cứ nẩy dử bấu nò?
Bưởng pế quây phúng phíng t’ẻn gừn
Noọng nưa phja mủng mà hăn nỏ
Chài xường xì tức pja gừn noỏc pế
Chăn táng lẻ mjều ún phông mà
Ljẹo mảu tức pja này, chài t’jẻo d’ương khau phja
D’ương t’jẻo đông thông hây pặt chay rảo cón
D’ương t’jẻo p’àn phong lan khoay nắt
Chài xo chjềng noọng slao bjoóc chăn mảc hom wan.
Tuy Hoà, wằn 21 – 1 – 1981
Bản thơ tiếng Việt:
THƠ TÌNH GỬI LÊN KHÁNH SƠN
Anh nhớ mãi cũng ngày này tháng trước
Cùng hát vang bên đống lửa bập bùng
Em nhìn anh sôi nổi, thẹn thùng
Mà lửa cháy lòng anh mãi thế
Đêm nay ở đất liền, mai anh đi bể
Lại trùng khơi xanh biếc một màu
Luồng cá thu, chuồn, chích nơi đâu
Em ở trên rừng em có biết?
Bao tiếng sóng đêm nay anh nghe hết
Như lắng nghe tiếng của em ca
Vọng về từ rừng xa tha thiết
Đôi miền quê biển – núi ngân nga
Ôi nhớ mãi những chiều bên suối
Sau buổii làm về, ta soi bóng long lanh
Hương tô hạp giữa rừng thơm nức
Trăng mỉm cười núp trên tán thông xanh
Trăng đêm nay sáng đẹp vô cùng
Anh lại hát bài ca em đã hát
Anh như thấy hoa rừng thơm ngát
Cứ hướng về phía biển đông xanh
Em ơi có hiểu nỗi lòng anh
Đi trên biển mà nhớ rừng da diết
Giữa biết bao bộn bề công việc
Bóng chiều buông, tình gửi hướng mặt trời
Phải lòng nhau mà chưa hẹn một lời
Anh dưới biển, em trên rừng xa lắc
Ta vẫn bên nhau trong tiếng hát
Và ngọn lửa rừng sáng đêm nao
Ôi đêm nay sóng biển rì rào
Chắc trên rừng lao xao tán lá
Đêm bình dị mà rung động quá
Em có nghe tiếng lá nói trong đêm?
Trăng về khuya càng sáng trong thêm
Lòng náo động, làm sao ngủ được
Chắc em mong những lời hẹn ước
Như nỗi lòng anh phải không em?
Phía biển xa nhấp nháy ánh đèn đêm
Em trên núi nhìn về sẽ thấy
Anh vẫn thường làm việc đêm trên biển đấy
Nhất là mùa đáng cá – xuân sang
Hết mùa đánh cá này, anh sẽ đến thăm em
Thăm lại cánh rừng thông ta cùng trồng độ trước
Thăm lại rừng phong lan ngây ngất
Anh sẽ hái bông hoa đẹp nhất cho em.
Tuy Hoà, ngày 21 – 1 – 1981
Mời Quý thính giả nghe bài hát Mùa trăng Núi Nhạn (của Triệu Lam Châu)
Theo bản của Nhà thơ - Nhạc sĩ Triệu Lam Châu Hội nhà văn Việt Nam gửi tặng
|