Ảnh nguồn - Internet
Tên thường gọi là Chùa Dận, nơi sinh Lý Công Uẩn (còn có tên là chùa Ứng Thiên Tâm- Chùa Ứng Tâm).
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "trước ở Viện Cảm Tuyền, chùa Ứng Thiên Tâm (Cổ Pháp) có con chó con mới sinh, sắc trắng, lông có đốm đen, kết thành hai chữ Thiên Tử. Kẻ thức giả nói đó là điềm năm Tuất (năm con chó), đất ấy sẽ sinh ra Thiên Tử (Vua).
Đến nay, Vua (Lý Công Uẩn) sinh năm Giáp Tuất ( ngày 12 tháng 2 tức mùng 8 tháng 3 năm 974), sau lên làm Thiên Tử, quả là ứng nghiệm.
Chùa Cổ Pháp khi khởi dựng trên gò đất giữa đồng quê. Hiện nay vị trí ở giữa Phố Chùa Dận, bên đường QL1A (quãng cây số 15) và đường xe lửa Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua đất làng Đình Bảng.Đây là nơi trụ trì của sư Lý Khánh Văn. Trong chùa xưa có Viện Cảm Tuyền là trung tâm Phật Giáo nổi tiếng.Tại đây Lý Công Uẩn được sư Lý Khánh Văn nuôi dưỡng từ khi còn thơ ấu.Tam quan chùa là nơi sinh Lý Công Uẩn; và cũng vì vậy mà Chùa Dận là nơi thờ Lý Thánh Mẫu và Lý Khánh Văn. Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn lúc còn là chú tiểu rất hay nghịch... một hôm bị Thầy phạt vì tội ăn trộm phần oản cùng chuối lễ Phật và Đức Thánh Quan cai quản chùa. Lý Công Uẩn bị Thầy trói bắt nằm dưới đất. Đêm khuya muỗi đốt không ngủ được, Lý đã tức cảnh ngâm bài thơ (Có khẩu khí đế vương):
Thiên vi khâm chẩm, địa vi chiên
Nhật Nguyệt đồng song đối ngã miên
Dạ thâm bất cảm trường thân túc
Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên. (Tức sự)
bài dịch 1:
Trời làm chăn gối, đất đệm lưng
Nhật Nguyệt cùng ta ngủ trước song
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ sợ lăn kềnh cả núi sông.
bài dịch 2 :
Trời làm chăn gối, đất đệm lưng
Nhật Nguyệt cùng ta ngủ trước song
Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
Chỉ ngại non sông xã tắc rung.
Với những chuyện chú tiểu Lý Công Uẩn ăn oản trước Phật, bị phạt rồi Ngài tức mình đã đuổi không cho Phật ở Chùa (thích chữ vào vai tượng Phật "đồ tam thiên lý"- đày ba nghìn dặm và mỗi dấu chân của Ngài đều in hình chữ Vương(Vua). Đến thăm Chùa Dận hôm nay ngoài việc tham quan cổng Chùa (Tam Quan) nơi bà Phạm Thị sinh ra Đức Ngài còn được xem quả chuông đúc năm Minh Mệnh 20(Kỷ hợi 1839), đề là "Cổ Pháp tự chung" có khắc thơ cổ đúc chuông:
Lam danh Cổ Pháp
Thắng chiêm Nam thiên
Bồ chung sơ tạo
Phạm các thị chung...
Lễ hội Chùa Cổ Pháp hàng năm tổ chức vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng thái hậu Phạm Thị.
Nhà thơ Nguyễn Khôi - Hội nhà văn Hà Nội
|