Ảnh nguồn Internet
Từ thuở xưa xa. của những năm một nghìn chín trăm lâu lắm, tôi đã được biết đến Pari với Vườn Lục Xâm Bảo của Anatole France qua sách giáo khoa thư, “Những Người Khốn Khổ” (Les Misérables) và “Thằng Gù Ở Nhà Thờ Đức Bà” của Victor Hugo, những bài ca “Sous les ponts de Paris với Edith Piaf, “Les feuilles mortes với Juliette Grécol, những thước phim ướt đẫm chất lãng mạn của Joris Iven, “La Seine rencontre Paris “ rồi bao nhiêu nữa, những kiệt tác hội hoạ điêu khắc ở bảo tàng viện Louvre. những Picasso. Van Gogh, Manet, Matisse... trên sách báo!
Paris! Một giấc mơ cho mỗi một người, niềm khát khao cho mỗi một cuộc đời. Thấy Paris rồi chết (Voir Paris et mourir)!, nhưng rồi ai muốn chết đâu! những ai ai đâu đã chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của chiều rộng chiều sâu Paris, không ai muốn chết khi thế giới còn Paris!.
Tôi cũng là kẻ may mắn được có mặt ở chốn này với trái tim vô cùng bé nhỏ đỏ au màu nghệ sĩ lang thang” để khát khao tìm biết vùng đất lạ. Paris lúc ấy đang mùa đông, trời lạnh nhiều, những cành cây khô muôn nghìn dáng vẻ vươn dài trên nền trời trắng đục, dưới đất vàng hoe ngập đầy của màu lá rụng. Vườn Lục Xâm Bảo với những bức tường đá cẩm thạch vẫn còn đó nhưng Anatole France này còn đâu!. Nàng Esmeranda và chồng gù Quasimodo như phảng phất huyền ảo quanh nhà thờ Đức Bà cổ kính soi sáng xuống dòng Seine thơ mộng.
Cảm động đầu tiên khi đến Paris, tôi gặp lại những người bạn cũ từ thuở ấu thơ ba mươi mấy năm trời mà vẫn nhận ra nhau, ngôn ngữ Việt Nam nói với nhau bao nhiêu là kỷ niệm nhưng tiếc sao các bạn của mình không viết được không đọc được chữ quê hương. Những ngày la cà giữa Paris hoa lệ. có đôi lúc bất chợt ngỡ ngàng xa lạ, tôi tìm đến với nhà Việc Nam, trung tâm thông tin về văn hoá từ bên nhà sang tôi gặp lại Hà Nộí, Huế, Sài Gòn ở đây trong vơi đầy nỗi nhớ: liên tiếp 3 phòng tranh cá nhân của Nguyễn Trung (TP Hồ Chí Minh), của Trần Lưu Hậu và của tôi Nguyễn Trịnh Thái (Hà Nội) đã được trưng bày để bà con Việt kiều và công chúng Pháp gặp lợi những nét gì đó của Việt Nam trong hội họa. Lớp học tiếng Việt Nam cũng được mở để đón con cái của những nàng dâu, chàng rể người Pháp đến theo học để đừng quên tiếng quê hương. Quán mắm và cơm Việt Nam của Tuấn Nghệ Sĩ cũng thu hút bà con Việt kiều tới đây để nhâm nhi với những hương vị của dân tộc.
Người dân París nói chung và cộng đồng người Việt làm việc cật lực để tồn tại chứ không như có một số khá đông bên nhà những tưởng ở đây là thiên đường, một số chi em khát khao ngoại kiều, Việt kiều mà ở đằng sau đó có trời mới rõ. . . nếu đây là tình yêu tích thực thì lại là một nhẽ!
Lần đầu tiên đón một cái Tết rất xa nhà. thấy nôn nao lạ!. Bà con Việt kiều hầu như ai cũng nhớ đến hoa mai, hoa đào. nhắc đến cái bánh chưng, bánh tét. Đêm tết Việt Nam ở trung tâm Muabert Mutualité do Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức thật là xôm trò và đầm ấm, có nhạc cảnh quan họ. ngâm thơ có cải lương tuồng cổ và các món ăn Việt Nam, đố ai lúc này nỡ quên lãng quê hương của ngàn tre, hàng dừa mờ xanh xa xôi!. Giá cả ở đây so với bên nhà rất dễ bị “chóng mặt” : ăn một bát phở ở Paris 13 ème, ở Belleville bằng ba bốn chục bát ở Việt Nam. một trái khế. một mớ hành giá hàng chục ngàn tiền Việt. v. v. . . đơn cử vậy thôi chứ giữa Paris mà cứ so sánh thì chẳng dám гn gì, tiêu gì. “nhập gia tuỳ tục mà! “.
Lần đầu tiên được gặp gỡ nàng La Joconde nguyên bản của Léonard de Vinci. Vénus de Milo ở bảo tàng Louvre, những kiệt tác của Van Gogh, Picasso Modigliani, Matisse... những “isme” trường phái thật phong phú, đa dạng của Tapies, Klimt, Cathelin, André Brasselier, gợi cho mình bao nhiêu là suy nghĩ trong học hỏi về hội hoạ của các bậc thầy.
Người dân Paris có quyền thống văn hoá và lịch sử chắc đã từ lâu lắm rồi trong các tiệm ăn, cửa hàng, cửa hiệu một ngày mà mình nghe thấy không biết bao nhiêu câu “cám ơn”, “xin lỗi”, những lời chào hỏi ân cần khi gặp gỡ lúc chia tay.
Thật cảm động trong những ngày hội “Huynh đệ Việt Nam" có tổ chức bán những chiếc bát gốm đôi đũa tre từ trong nước gửi sang ủng hộ nhân đạo trẻ em nghèo ở bên nhà được bà con Việt kiều và dân Pháp hưởng ứng nhiệt tình.
Khi đi xa mới thấy thấm thía nỗi nhớ quê nhà của người xa xứ. Có nhưng lúc la cà trên đường phố Paris, chợt khát khao một khoảnh khắc với tháp rùa Hà Nội, một chốc lát với Bến Thành Sài Gòn. một thiết tha ngắn ngủi với sông Hương, thật quý giá biết bao nhiêu!
Ba tháng ở Paris tôi dần qua, trôi trong tôi những buồn vui lẫn lộn. Về Việt Nam gặp lại những người thân, những bạn bè nhưng xa bao kỷ niệm ban đầu nơi Kinh đô ánh sáng. Paris, như một người tình xa, rất khó mờ phai nhưng biết bao giờ gặp lại?
N.T.T
Nguồn Tân văn số 2 - NXB Hội nhà văn tháng 1-2013
|