Ảnh minh họa - Internet
Bố luôn biết mẹ đang ở đâu
Bố nói với cái bụng đang mơ về món báng rán rằng “quai nón của đợi chờ đã ngấp nghé lũy tre đầu làng”. Thế là đôi chân lon ton chạy ào trên ngõ, tìm quai làn quắc trên ghi-đông bên dáng mẹ đạp xe thân thuộc. Và vỡ òa trong hạnh phúc khi bố luôn biết mẹ đang ở nơi đâu.
Khi đôi mắt ngơ ngác ngước lên nhìn người đàn ông ăn mặc sang trọng, ông ấy nói nhũng lời âu yếm làm tôi kiêu hãnh. Bố ù ù cạc cạc nhận lời làm bể nước mưa.
Một buổi sáng, có người đàn ông phong trần đến thăm bố. Ông mang đến những mẩu chuyện thời trai trẻ. Ông bị điếc do bắn nhiều B41. Người ta không lấy mảnh đạn trong cổ bố tôi vì lo ngại vỡ thành động mạch.
Sau này, khi tôi đến thăm ông, hàng xóm gọi ông là lão điếc. Lão điếc kể chuyện về những đồng đội cũ của bố cho tôi nghe.
Tôi cố tình để tai giữa bị viêm loét mà không chạy chữa. Mủ tanh hôi đổ ra ướt đẫm những cái nút bông. Mẹ vẫn thổi cờ-lo-xít bột vào tai –ngày tôi mới lọt lòng - để cái tai thối lành bệnh.
Rồi nhiều lần trong đời - khi bố đã già - bất ổn ùa về từ những cái co giật làm ứ nghẹn một bên cổ. Nó qua đi nhưng xuất hiện khi cơ thể đối diện những giớ hạn. Nó là diệu kỳ nhất mà tôi được thừa hưởng từ ông.
Tình yêu chó của đội trưởng
Những con gà ông nuôi có cái vẻ nhỏ quắt của sự sống phải chống chọi với nắng. Chúng chẳng tìm được gì từ những bụi cỏ xơ xác. Ông nói “Khi mùa mưa đến sẽ có mối.”
Ông bất bình chuyện đội trưởn lấy nước trong can của ông mà rửa mặt, tay này vào lán bảo vệ mỗi buổi sáng để đánh nốt giấc ngủ vùi, phó thác công việc cho đám thợ.
Ông lững thững về lán sau bữa tối, mặc những ly rược vẫn cứ vơi lại đầy. Chủ thầu và tay máy đào đã nhổm đít; trên manh chiếu, đội trưởng quơ tay vét nốt nhữn miếng thịt lợn hầm, phong thái ung dung tự tại. Nhưng bao giờ động tác trao đĩa xương hay cá kho thừa cho tôi cũng mềm mại và thấm đẫm ân cần, cứ như gã yêu quý những con chó của ông vì chậu nước rửa mặt. Tôi vui vẻ bưng âu cơm xương lợn, tranh thủ hóng gió dưới sao trời, thổi rì rào mặt hồ những gợn sóng; trước khi đến gặp những con chó của ông.
Cột tiêu
Sang đêm thứ ba thì tôi nằm nghe tiếng dế. Ngỡ ngàng phát hiện ra gió lặng. Dàn đồng ca chỉ gồm vài giai điệu phối hợp rất nhuần nhuyễn.
Ban mai lạnh, những hạt sương đêm trên mái hiên đọng lại thành hàng dài dấu vết trên nền đất. Tôi uể oải bắc nước. Ngồi cho hơi ấm xua tan cái lạnh đêm qua quờ quạng kéo chăn trên nan giường gãy. Chầm chậm bắt đầu một ngày mới bằng việc nắn đọt tiêu cột lại.
Song có những đọt quặp xuống, được nắn lên lại gãy rụng. Tôi đưa chúng qua một bên rồi mới ép vào cọc, thêm không gian cho… “tù nhân” thì lập tức chúng ngoan ngoãn nghe lời.
Con đường đất không bóng người qua, những ngôi nhà xây không trát, nhấp nhô là từng rẫy cà phê vuông vức, vườn tiêu lô nhô cọc.
Khi uể oải tan thì nắng đã đánh thức một ngày lao động bên hàng tiêu nhiều ngọn rơi gãy. Tôi dựng chúng dậy cho rễ bám vào cọc; hướng ngọn lên để xanh tốt. Đọt được cột sẽ không gẫy khi mưa đá rơi.
Như giấc chiêm bao
Tôi nhận ra đã lâu mình không cười. Nụ cười cố giấu mà khuôn mặt lại rạng ngời. Nhưng phải nhìn vào làn môi trong đêm đầy lên trên gương mặt ấy bừng nở nét rạng rỡ, thì tôi mới soi thấu được niềm hân hoan trong lòng mình.
Đoàn tàu lặng lẽ tiến vào màn đêm trên tuyến đường được lập trình sẵn. Đèn bật sáng khi tàu dừng bánh ở một nhà ga để mọi người biết mình đang về gần hơn bến đỗ bình yên.
Nó nhìn người đàn bà đến ngồi bên tôi khi làn môi đã thăn lại, đôi mắt nhìn qua cửa sổ. Nơi ánh đèn thuyền câu tựa muôn vì sao đã lùi xa vào chiêm bao.
Trong cơn mộng mị tôi tình cờ chạm nhẹ một bàn chân nhỏ, khẽ vang lên lời tự sự của người con gái. Câu chuyện kể rằng mình đã lớn!
Củ sắn của bà o
Không còn ông bà nội ngoại, tôi lần tìm mạch nhánh ngang vế mới hay còn bà o. Bà sống lưng chừng một quả đồi. Một hôm, bà đào mấy bụi sắn, bỏ vào làn nhựa rồi ngồi lên xe đạp của tôi cùng về lại quê hương. Nơi ngày xưa bà dạy vỡ lòng trong kháng chiến. Ông nội là xã đội trưởng, ông chỉ hy sinh khi đang băng qua sông Lèn. Thời ấy đã lùi xa, nhưng bà được thưởng bằng khen. Bà than trách đường dài ngồi đau lưng. Bà ngợi ca cái sự được đi chơi này. Một vài năm bà mới đi được một lần, lần thì con gái cả đưa đi, lần bà đón xe ca, đây là lần đầu ngồi xe đạp.
Tôi đèo bà đến nhà cô cháu gái út của bà vào khoảng 12 giờ rưỡi trưa. O tôi là chủ tịch Hội phụ nữ xã, đúng lúc o đang ngủ trưa. O chào bà o, hỏi thăm sức khỏe của bà. Bà ngồi kể lể về vụ mía, con trai nối đốc để bà có chỗ ở riêng. Bà cứ trông ngóng tiền thưởng của bằng khen mà không thấy. Bà nói về bệnh máu não, bệnh khớp, kể về sức khỏe gần đất xa trời. O tôi cho bà 5 chục ngàn, rồi sửa soạn đi làm. O mặc diện, nước hoa, môi son má phấn.
Buổi tối, bà ngủ bên nhà bác cả. Bác cho biết rằng bà ngồi xe đạp nên phát ốm. Sẽ có xe máy đưa bà về.
Khi bà o về, tôi đem mấy củ sắn bà mang từ miền núi, bóc vỏ rồi bỏ ngâm.
Bên con đường thị trấn
Bao giờ tôi cũng có cảm giác bồi hồi, lo lắng khi lên thị trấn dù cách đường làng chỉ một cánh đồng. Tôi chọn cho mình con đường vòng dài nhất phải đi bộ qua làng bên.
Nhà ga đi về phía cổng chợ là đoạn đường đông nghẹt cửa hàng tạp hóa, những đại lý. Tựa như rừng hoa đua nở nhưng chẳng thể ngắm nhìn.
Bên chén trà của người đàn bà buôn vật liệu xây dựng, tôi ngồi nhìn xe cộ lướt trên quốc lộ qua lớp cửa kính, suy nghĩ lời nhận xét học hành về cậu nhóc. Đôi khi những kiến thức cơ bản mà trò cho vào quên lãng làm tôi bực bội, nhưng ngay sau đó liền nhận ra dù đang gia sư, lại lãng quên dòng xe cộ đang hối hả trên con đường ngợp sắc hoa rừng!
Tôi vẫn giữ thói quen mua sách. Nhưng thay vì những cuốn tham khảo, tôi đi tắt qua cánh đồng lạ, băng qua đường sắt để vào thị trấn; xe buýt đưa tôi đến một quầy sách tự chọn trên thành phố. Một cuốn Bestseller sẽ đưa giấc mơ thầm kín đến muôn sắc hoa tươi nơi một cánh rừng.
Nguyễn Văn Phong (Hà Ninh - Hà Trung - Thanh Hóa)
|