Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  THẦY ƠI - Lê Bá Dương THẦY ƠI - Lê Bá Dương , Người xứ Nghệ Kiev
 

  HƠN BỐN MƯƠI NĂM RỒI, EM VẪN GOI THẦY ƠI!

Thầy không dạy mình học chữ, nhưng thầy dạy mình đạo nghĩa

Ngày nhà giáo, viết lại câu chuyện về thầy thay nén tâm hương 

 Hình ảnh: THẦY ƠI - Lê Bá Dương. Với Lê Bá Dương
http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_323_361_44022.html

Tác giả LBD bìa phải, cùng đồng đội thắp hương tại đoạn dường 9

phía bắc Cầu Z - nơi diễn ra trận đánh năm 1971

Ảnh chụp năm 2006

 

19/11- Chưa đến ngày  hiến chương nhà giáo  20/11, nhưng hoa và hoa đã tạo thành những khúc đoạn  hoa trên lề nhiều đường phố Nha Trang.

Nhìn  những líu tíu học trò chọn hoa tặng thầy cô, bất chợt từ ngực trái trong tôi dội lên tiếng nấc nghẹn- Thầy ơi!

Đầu  năm 1971, trung đội tôi được bổ sung 3 chiến sỹ mới. Gọi là chiến sỹ mới, nhưng cả 3 người lính đều già dặn hơn những người lính cũ trong trung đội.  Thì ra  các chiến sỹ được bổ sung  đợt này đều từ các cơ quan, đơn vị dân chính được điều  động nhập ngũ bổ sung gấp  vào chiến trường, trong đó có 2 chiến sỹ vốn là cán bộ công tác trong ngành thương nghiệp, người còn lại có tên là Nghị  lại là thầy giáo cấp 2.  

Là  một gã lính  nhập ngũ lúc 15 tuổi, khi đang dở dang lớp 7 (hệ 10 năm), vậy nên dù đã trải qua trận mạc, tôi vẫn y nguyên cái cảm giác nhỏ bé trước một  thầy giáo, lại là  thầy giáo lớn tuổi. Buổi đầu, thấy tôi lúng  búng gọi thầy, xưng em… thầy Nghị tỏ vẻ không hài lòng. Chờ xong nghi lễ nhận quân, giao việc, khi chỉ còn tôi và thầy, thầy nhỏ nhẹ từng lời: Có thể ở nhà đồng chí trung đội phó là học trò tôi… Còn bây giờ trong quân đội, đồng chí được Đảng, quân đội trao cho nhiệm vụ chỉ huy, và tôi là chiến sỹ… theo đúng quy chế  quan hệ trên dưới, rõ ràng, mạch lạc, cứ vậy mà làm…

Nhận từ thầy thêm một bài học về ứng xử, tôi đưa thầy về tận lán tiểu đội 2, và rồi dặn tiểu đội trưởng Huân:

- Thầy lớn tuổi, “vóc hạc, xương mai” lại chưa quen trận  mạc, Huân bố trí cho thầy ở tuyến sau lo bảo đảm hậu cần.

Cứ tưởng sắp xếp vậy là ổn, nhưng không hiểu Huân bộc bạch thế nào, chiều tối thầy qua lán kéo tôi ra một góc mà rằng:

- Là  thầy giáo, tôi dạy học trò phải biết giành phần khó về mình, nhường thuận lợi cho bạn… Không lẽ khi làm chiến sỹ, tôi lại tránh việc khó, nhận việc an nhàn, ít nguy hiểm hơn cho mình? Đã là người lính, cứ hướng theo tiếng súng mà đến.

Lại thêm một bài học về nhân cách sống của thầy. Tôi bảo với tiểu đội trưởng  Huân, phiên thầy về tổ chiến đấu, thầy vui hẳn.

Đêm đó, chúng tôi được lệnh vượt sông Bến Hải, ngược qua dãy cao điểm 570 để  phục kích đoàn công xa Mỹ ngược đường 9 lên nam Lào. Trên đường hành quân, bất chợt đơn vị đụng đầu với thiết đoàn xe tăng Mỹ, buộc phải nổ súng đánh tới.  Quần nhau với bọn địch đông gấp nhiều lần… khi vượt qua dãy 570 vào vị trí cầu Z được chọn làm nơi phục kích, trung đội tôi đã không còn đủ quân số ban đầu. Đau xót thay, trong số những người lính nằm lại trong trận chiến không cân sức đó, có người lính, người thầy Nguyễn Văn Nghị của tôi. 

Đạn bom khắc nghiệt. Sau khi hoàn thành trận đánh chặn viện, đơn vị rút ra phía sau Riêng trung đội tôi được giao trở lại tìm kiếm các đồng đội hi sinh. 2 ngày trời  xăm  soi  từng góc  rừng, bãi lau… chúng tôi đã tìm được các chiến sỹ đã hi sinh trong trận đánh, còn mỗi  thầy Nghị, dẫu đã vạch từng búi lau, đám lách vẫn không một dấu vết.

Chợt vẳng lời thầy: “đã là người lính, cứ hướng theo tiếng súng mà đến”, linh tính mách bảo, tôi dẫn thêm hai chiến sỹ quay ngược vào phía  đường 9. Qua khỏi bìa sân bay Sa Mưu, bỗng trước mắt tôi là dấu cỏ tranh thấm máu khô dập thành vệt về phía trận địa nơi chúng tôi từng phục đánh xe địch. Sau một hồi rẽ lối bươn tới khoảng hơn 500 mét, trước mắt tôi là thầy Nghị, quân phục cứng máu khô, khi hi sinh vẫn  ôm súng hướng về phía cầu Z. Tôi hiểu, trong trận tao ngộ chiến, thầy Nghị bị thương, giữa hỗn độn súng đạn thầy vẫn  ôm súng bươn về hướng mục tiêu đã được phổ biến trước, nhưng vì vết thương không được băng bó, cầm máu kịp thời, Thầy nằm lại trong tư thế chiến đấu.

Chiều mưa lướt thướt, vừa gạt nước mắt, nước mưa, vừa gói liệm di hài người thầy giáo chiến sỹ… tôi đã phải dằn nén sâu vào  lòng mình tiếng gọi:

- Thầy ơi!

        Sa Mưu Quảng Trị năm 1971 – Nha Trang 2013,

Nhà báo Lê Bá Dương - Văn phòng thường trú báo Văn hóa

              tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65194620

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July