Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  KÝ ỨC TÌM LẠI RỪNG XƯA - Vương Trọng KÝ ỨC TÌM LẠI RỪNG XƯA - Vương Trọng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Nhân ngày mất của Đại tướng võ Nguyên Giáp, 

BBt Nguoixunghekiev.vn trân trọng đăng bài viết của nhà thơ Vương Trọng

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Quân lệnh số I Quyết định thành lập
đội Việt Nam tuyên truyền Giải Phóng quân (22/12/1944).
                     Ảnh: Tư liệu – TTXVN

Rừng nguyên sinh ở nước hiện nay còn lại không nhiều. Trong hơn nửa thế kỷ qua, do nhu cầu thai thác gỗ, do khai phá làm diện tích trồng trọt hoặc khu dân cư, nhiều khu rừng nguyên sinh đã biến mất hoặc bị tàn phá nặng nề. Thế nhưng có hai khu rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẹn, nguyên vẹn nhờ gắn bó mật thiết với lịch sử quân đội ta và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là khu rừng Trần Hưng Đạo ở Cao Bằng và khu rừng Mường Phăng ở Điện Biên.
Khu rừng Trần Hưng Đạo (tên địa phương là Slam cao) thuộc núi Đền Sinh, dãy Khau Dáng, nằm trong địa phận hai xã Tam Kim và Hoa Thám của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng khoảng 50 km. Có thể nói khu rừng này là cái nôi của quân đội ta, vì quân đội ta đã ra đời ở đây, cách nay 68 năm, vào chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944. Tôi nhớ lần gặp bác Kim Anh, tức Bế Bằng, một trong ba mươi tư chiến sĩ ngày đó. Mặc dù tuổi tác đã cao, thời gian trôi đi đã lâu, thế nhưng giờ phút lịch sử thiêng liêng đó bác không thể nào quên: Ngày mùa đông ngắn, năm giờ chiều trong rừng như đã sắp tối rồi. Đứng đối diện với đội quân, anh Văn (tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp) lấy lá cờ đỏ sao vàng từ trong túi áo ra buộc vào cành cây sau sau. Tiếp đến Anh đọc chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Riêng Mười lời thề, anh Văn đọc thuộc lòng, sau mỗi lời thề dừng lại để cho toàn đội hô vang “Xin thề”!
Bác Kim Anh nói rằng, sau buổi lễ đó, bữa tối toàn đơn vị ăn cơm, nhưng thức ăn chỉ có muối trắng. Anh Văn hứa, khi nào đánh thắng sẽ có rau, có thịt. Và đúng thế thật, hai ngày sau, khi đánh đồn Phai Khắt thắng lợi, bữa cơm chiều 24 thánh 12 năm đó có thịt có rau, lại có cả cơm lam và cá của đồng bào đem đến cho bộ đội "tẩm bổ" mà lấy sức đánh thắng những trận tiếp theo.
Khu rừng nguyênn sinh này hiện còn có rất nhiều cây cao và to, nhiều nhất là loài cây sau sau, một thứ cây giống như cây phong ở xứ lạnh, vỏ thường đỏ rực vào mùa đông. Chen chúc giữa những loài cây khụng tờn, là những cây sấu vỏ sẫm chúng ta thường gặp ở vỉa hố của đường phố Hà Nội, nhưng ở đây do điều kiện sống, tán cây vươn cao đến không ngờ. Trong khu rừng nguyên sinh này, ngoài con đường bê tông và khu nhà đón khách, tâm điểm mọi người chú ý là nhà bia và trụ bia bốn mặt khắc những sự kiện lịch sử đã xẩy ra nơi đây. Mặt một: Chỉ thị thành lập đội VNTTGPQ của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Mặt hai: Lễ thành lập đội VNTTGPQ. Mặt ba: Danh sách 34 chiến sĩ. Mặt bốn: Mười lời thề danh dự… Trong chỉ thị thành lập đội, Bác Hồ giải thích cặn kẽ rằng:" Tên đội VNTTGPQ nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ nhưng tiền đồ rất vẻ vang. Nó là khởi đầu của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam". 
Khi đọc kỹ danh sách 34 chiến sĩ ghi trên mặt bia, chúng ta phát hiện ra một điều thú vị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đội trưởng đó không có tên trong tấm bia này!
Trong 34 chiến sĩ đó, sau này có nhiều người trưởng thành, "làm to"" trong quân đội là Đại tướng Hoàng Văn Thái và Trung tướng Hoàng Sâm…Có người nói rằng, 34 là số người có mặt trong buổi lễ đó, chứ không phải lúc đó quân ta chỉ mới có 34 người, vì có đồng chí còn bận công tác không dự lễ được, ví như đồng chí Đàm Quang Trung, sau này là Thượng tướng, lúc đó đã là tiểu đội trưởng nhưng tên cũng không có trong bản danh sách này.
Tôi muốn tìm lại những dấu vết ngày xưa, nhưng chỉ gặp màu xanh bạt ngàn cây lá. Nghe nói trên đỉnh núi cao còn lại một di tích, mọi người hăm hở leo lên. Đường từ nhà bia lên tới đỉnh núi đã được ghép thành từng bậc bê tông, dễ đi hơn nhiều so với leo dốc tự nhiên; tuy nhiên leo một lúc 533 bậc, không phải là không mệt. Càng đi lên phía trên, cây đại thụ dường như nhường chỗ cho các loài như sim, mua. Sim, mua ở núi này không thấp cây như khi sống trên các ngọn đồi trung du, mà cành lá vươn cao quá đầu người. Những quả sim chín mọng trong mùa hè không ai hái đến mùa đông quả khô quắt như dính vào cành. Có cây sim nào đã từng nuôi các anh thời kham khổ đó?
Lên đỉnh núi, tầm mắt mở xa và gió thổi mạnh. Bên cạnh cột cờ cao có lá cờ đỏ như sân đồn biên phòng, một nhà bia và tấm bia một mặt khắc trang trọng những dòng chữ: " Đỉnh núi Slam Cao thuộc dãy Khau Giáng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây trung tuần tháng 12 năm 1944, đồng chí Văn ( tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã quan sát đồn Phai Khắt, quyết định trận đánh đầu tiên của đội VNTTGPQ".
Như vậy khu rừng này không chỉ là cái nôi của quân đội mà còn là một địa bàn chiến lược giúp Đại tướng quan sát để lên kế hoạch chiến đấu. Từ đây quan sát đồn Phai Khắt, cũng giống như ở Mường Phăng, Đại tướng quan sát mặt trận Điện Biên Phủ, để tạo thắng lợi cho trận đánh mở đầu và trận đánh kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Năm 1940, bọn Pháp chiếm nhà của ông Nông Văn Lạc, làng Phai Khắt, xã Cam Lộng, huyện Nguyên Bình để làm đồn, gọi là đồn Phai Khắt. Đồn có khoảng 20 tên lính, do một đồn trưởng người Pháp chỉ huy. Đội VNTTGPQ mới thành lập đúng hai ngày, 5 giờ chiều ngày 24-12 ta tổ chức đánh đồn Phai Khắt bằng cách cải trang giả làm lính dừng trên châu đi tuần ghé thăm đồn, đã bắt toàn bộ lính địch, tiêu diệt tên đồn trưởng. Bảy giờ sáng hôm sau, quân ta lại tiếp tục cải trang làm lính đi tuần bắt được cán bộ Việt Minh, giải vào đồn Nà Ngần (cách Phai Khắt chừng vài chục cây số), đã chiếm đồn, bắt toàn bộ tự binh, tiêu diệt tên chi huy và mấy tên chống đối…
Đó lâu do điều kiện tuổi tác và sức khoẻ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không thể trở lại thăm khu rừng xưa và đồng bào các dân tộc ở đây nhưng những sự kiện ấy Đại tướng chẳng bao giờ quên. Trong dịp mừng thọ tuổi 90 của Đại tướng, đồng bào xã Tam Kim có cử một đoàn đại biểu về chúc mừng Đại tướng. Trong các món quà “cây nhà lá vườn” đồng bào tặng, Đại tướng đặc biệt cảm động khi đón nhận những ống cơm lam, vì những ống cơm lam này gợi lại bao chuyện hơn nửa thế kỷ về trước, khi Quân đội ta mới ra đời.

GẶP LẠI CƠM LAM

Quà mừng sinh nhật Đại tướng
Về Hà Nội theo sắc áo chàm
Từ Tam Kim có ống cơm lam.

Run run tay già nâng lên
Hơi lửa, hơi người còn ấm
Kỷ niệm kéo mi mắt nằng nặng.

Nhận ra mùi tre nứa Slam Cao
Hương nếp đồng Phai Khắt
Gặp lại mình sáu mươi năm trước.

Một lá cờ ủ lửa tán sau sau
Mười lời thề vang dội thung sâu
Ba mươi tư người lần đầu thành đội ngũ.

Liên hoan bữa chiều: cơm, muối trắng
Ba ngày sau nhổ đồn chiến thắng
Bữa ăn có thịt, có cơm lam…

Ống cơm lam hệt như ngày ấy
Cái thời trai trẻ của ta
Đại tướng thẫn thờ nhớ núi rừng xa…

Vương Trọng


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65186801

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July