Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  Nơi C. Mác yên nghỉ vĩnh hằng - Nguyễn Linh Khiếu Nơi C. Mác yên nghỉ vĩnh hằng - Nguyễn Linh Khiếu , Người xứ Nghệ Kiev
 

                  Ảnh nguồn - Internet

             

Là người cả cuộc đời gắn bó với những tư tưởng vĩ đại của C.Mác, được đến thăm nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người là một may mắn đối với chúng tôi. Vì lẽ đó, mặc dù thời gian ở tại Luân Đôn rất ngắn ngủi, chúng tôi vẫn quyết tâm dành một buổi chiều để đến viếng mộ C. Mác. Đó là một buổi chiều mùa hạ Luân Đôn năm 2013, rất đẹp và trong trẻo.

Nơi yên nghỉ của thiên tài

Hôm đó, đưa chúng tôi đến viếng mộ C. Mác là một phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Anh. Chỉ một giờ xe chạy, chúng tôi đã đến nghĩa trang Hai-ghết (Highgate). Đây là một nghĩa trang tư nhân nổi tiếng với kiến trúc gô-tích (Gothic) được xây dựng từ thời Vích-to-ria (Victoria). Giá vé vào nghĩa trang là 4 bảng Anh, nếu có máy ảnh, phải thêm 1 bảng nữa. Nghĩa trang khá rộng, có nhiều khu, cổ thụ um tùm bí ẩn và nằm trên một đồi cao vùng ngoại ô bên cạnh công viên quốc gia. Đang mùa hè, cây lá xanh mướt, hoa cỏ khoe sắc khắp nơi, cùng với kiến trúc xa hoa cổ kính đã tạo nên một quang cảnh vô cùng tĩnh lặng và thanh bình.

Nghĩa trang Hai-ghết, vào thời Vích-to-ria vốn là nơi yên nghỉ của những người giầu, những bậc danh tiếng thuộc tầng lớp trung lưu ở Luân Đôn. Yên nghỉ tại nghĩa trang này có rất nhiều nhân vật nổi tiếng. Tiêu biểu như: danh họa Lu-si-en Phơ-rớt, các tiểu thuyết gia Gooc-giơ E-li-ốt, Sác-lơ Đích-ken,… và C. Mác. Có lẽ, C.Mác là người nổi tiếng nhất nên bản đồ của nghĩa trang in hình C.Mác và có đường dẫn màu đỏ đến mộ ông và duy nhất khu mộ cùng tên ông được in màu đỏ.

Khu mộ gia đình C.Mác rộng khoảng 10m2, nằm ngay bên đường và ở khúc quanh nên rất thoáng đãng. Phần mộ là một khối đá hoa cương lớn cao chừng 4 m phía trên là tượng bán thân C.Mác. Pho tượng rất đẹp và kỳ vĩ đã khắc họa được thần thái của lãnh tụ giai cấp công nhân thế giới. Trên nền đá trên cùng là danh ngôn vĩ đại của C. Mác: Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại (Workers of all lands unite), tiếp theo là tên Các Mác (Karl Marx), ở giữa là một tấm biển đá trắng ghi rõ lần lượt khu mộ gồm: Jenny Von Westphalen (vợ C. Mác), Karl Marx, Eleanor (con gái), Harry Longuet (cháu trai) và Helena Demuth (nữ quản gia). Dưới cùng là danh ngôn của C. Mác: Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới (The philosophers have only interpreted the world in various ways).

Khu mộ gia đình C. Mác không rộng, bia mộ không lớn, có thể nói là rất giản dị.  Nhưng ngôi mộ có vị trí đẹp - nằm ngay bên đường, phía trước là một khoảng trống lớn, bên cạnh là khúc đường quanh cũng là một khoảng trống lớn. Vì vậy, rất thuận lợi cho nhiều người cùng một lúc đến viếng thăm C. Mác. Phía sau ngôi mộ là một dải cổ thụ xanh mướt càng tôn tượng C. Mác nổi bật trên nền cây xanh tự nhiên, vừa hài hòa với không gian, vừa kỳ vĩ ẩn hiện.

Nghe nói, trước đây phần mộ gia đình C. Mác rất nhỏ bé. Năm 1956, đài tưởng niệm và tượng C. Mác được nhà điêu khắc Lau-ren Bra-sau (Laurence Bradshaw) tạo dựng. Qua thời gian, phần mộ phôi phai, đổ vỡ. Sau khi nước Đức thống nhất, nhiều người Đức, mỗi lần viếng thăm C. Mác, đều bùi ngùi, không yên lòng. Biết chuyện, Thủ tướng Đức Hen-mút Côn (Helmut Kohl) có ý muốn gửi 10.000 USD của cá nhân để tu sửa phần mộ C. Mác. Biết điều đó, bà Thát-chơ (Thatcher) Thủ tướng Anh khi đó đã nói: C. Mác đã chọn nước Anh là nơi an nghỉ cuối cùng thì việc tu sửa phần mộ của C. Mác là quyền và trách nhiệm của nước Anh. Ngày nay, phần mộ của gia đình C. Mác dù vẫn nhỏ bé, giản di nhưng đã khá khang trang, vững trãi.

Điếu văn trước mộ C. Mác

C. Mác sinh ngày 5-5-1818 tại thành phố Tơ-ri-a (Trier), Vương quốc Phổ và mất ngày 14-3-1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. Theo Ph. Ăngghen, đám tang C. Mác được tổ chức vào ngày 17-3-1883, với hai vòng hoa của tòa soạn báo “Sozialdemokrat” và Hội giáo dục công nhân cộng sản chủ nghĩa Luân Đôn. Hôm đó, ngoài hai người con gái của C. Mác và người quản gia (bà Helena) chỉ có Ph. Ăngghen, hai con rể là Lông-ghe và Pôn-la-phác-gơ, C. Liếp-nếch - lãnh tụ của phong trào công nhân Đức, Ph. Lếp-nơ - chiến sỹ cộng sản ở Côn, G. Lốch-nơ - thành viên cũ của Liên đoàn những người cộng sản, G. Lem-ke - đại diện cho hai đơn vị mang vòng hoa đến viếng, và hai vị viện sỹ nổi tiếng của Viện hàn lâm khoa học Luân Đôn là giáo sư động vật học Ray Lan-kết-tơ và giáo sư hóa học Su-lem-mơ.  

Trong lễ tang, cùng với điếu văn của Ph. Ăngghen, Lông-ghe đã đọc điện chia buồn của những người cộng sản Nga, Pháp, Tây ban Nha và Liếp-nếch đã có một bài phát biểu dài đánh giá khá toàn diện công lao của C. Mác.

Điếu văn của Ph.Ăngghen đọc trước mộ C. Mác, khẳng định: “Đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mỹ, đối với khoa học lịch sử, cái chết của con người đó (C. Mác) là một tổn thất không sao lường được”. Ông chỉ rõ “ Giống như Darwin đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra qui luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật giản đơn mà đã bị các lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo.v.v… Mác cũng đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư, thì trong lĩnh vực này lập tức một ánh sáng đã hiện ra, trong khi tất cả các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa vẫn đều mò mẫm trong bóng tối. Hai phát kiến như vậy đối với một đời người cũng là đủ rồi”. Không chỉ có hai phát kiến nêu trên, Ph.Ăngghen còn chỉ rõ C. Mác còn có rất nhiều phát kiến vĩ đại khác ở các lĩnh vực khoa học khác nhau.  

Sau khi tôn vinh tư cách khoa học của C. Mác, Ph. Ăngghen khẳng định, điều chủ yếu “Đối với Mác là khoa học là động lực của lịch sử, là một lực lượng cách mạng… Bởi vì, trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư bản chủ nghĩa và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đã đem lại cho giai cấp đó một ý thức về địa vị của bản thân mình và nhu cầu của mình, ý thức về những điều kiện để giải phóng - đó là một sứ mệnh thực sự của cuộc đời ông”. Điếu văn cũng chỉ rõ, việc thành lập và lãnh đạo Liên minh những người cộng sản (Quốc tế cộng sản I), chính là đỉnh cao trong sự kết hợp giữa khoa học và thực tiễn, giữa lý luận cách mạng và phong trào cách mạng, đó cũng là đỉnh cao trong sự nghiệp cách mạng của C. Mác.

Đã 130 năm, C. Mác đi xa, nhưng những tư tưởng vĩ đại của vĩ nhân vẫn gắn liền với đời sống của nhân loại đương đại. Sự nghiệp cách mạng xây dựng xã hội tương lai vẫn dưới ánh sáng những tư tưởng vĩ đại của Người. Phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới vào lúc thoái trào cũng chính là lúc những người cộng sản cần kiên định những tư tưởng của C. Mác. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa tư bản hiện nay, người ta trở lại kiếm tìm những lời giải đáp trong những tác phẩm bất hủ của Người. C. Mác có lẽ không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân, của riêng những người lao động, ông là của cả nhân loại. Vĩ nhân không bao giờ là của riêng một nhóm người.

Khu mộ C. Mác, mặc dù đơn sơ, khiêm nhường, nhưng thật uy nghi vững trãi hòa đồng trong một không gian yên tĩnh. Con người cả cuộc đời hy sinh vì sự nghiệp giải phóng nhân loại, bị trục xuất, sống lưu vong sống cảnh nghèo túng, bệnh tật và không ít người phải xa lánh vì sợ liên lụy... Nhưng ngày nay, có hàng triệu người trên khắp thế giới đã đến kính cẩn nghiêng mình trước vong linh ông và dường như không ngày nào hoa tươi không rực rỡ trước mộ ông. Lịch sử dù thế nào thì bao giờ cũng thuận theo lẽ công bằng.

      (Theo bản của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu - Hội nhà văn Việt Nam gửi tặng)


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65188962

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July