Ảnh minh họa - Internet
Quê hương là những đề tài rộng lớn từ trước tới nay của các nhà văn,
nhà thơ, nhạc họa…Những vần thơ còn vang vọng mãi như cánh én bay
đi khắp bốn phương trời.
Ở CLBVHNT Sóc Sơn - Hà Nội có những vần thơ thả hồn bay như vây!
Bừng sáng niềm vui tất cả cao đẹp trải rộng lòng mình hòa nhịp với quê hương
đất nước.
Nhà thơ Tạ Văn Hoạt đã dùng ngôn từ để họa lên một bức tranh“Cỗ quê”
đầm ấm, yêu thương sống động lòng người. Mùi thơm của hương lúa quyện vào
gió trời còn thơm mãi, ngôn từ câu chữ tung cánh vươn bay còn đọng mãi với
thời gian. “Cỗ quê” là việc muôn thủa thường ngày từ trước tới nay,nhưng để
viết được bài thơ hay có hồn quả là khó. Chỉ có những con mắt nhậy cảm,
thoáng rộng, ngòi bút sắc sảo tinh khôi, đầy nhiệt huyết, mới họa lên toàn
cảnh bức tranh “Cỗ quê” nhiều màu sắc đầy chất nhạc, vang vọng từ đầu đến
cuối, tình cảm đầm ấm, thắm thiết, say đắm lòng người
Bốn câu mở đề: Phác họa cho ta thấy cái không khí của quê hương. Mỗi khi
có đám cỗ trong làng thì khách đến dự liên tiếp, dồn dập, hoan hỉ, đông vui,
từ khâu đón tiếp, chuẩn bị cỗ mời khách, đều phải khẩn trương nhanh chóng
hoàn tất, mộc mạc chân quê nhưng đầy tình nghĩa. Xong cũng không thể
tránh khỏi những sai sót, giữa chủ và khách đều cảm thông cho nhau. Tác giả
đã minh họa khéo léo tài tình.
Cỗ đóng bốn, đóng năm, đóng sáu / Lúc vui rồi bẩy tám đừng chê
Người vốn cũ chân quê mộc mạc / Khéo sao chẳng đạy hết vụng về
Tiếp đến bốn câu trổ hai nêu bật lên được tình yêu quê hương, đất nước,
ngôi thứ, lễ nghĩa, khuôn phép lệ làng, tôn tri trật tự trên dưới đầm ấm, gắn bó
yêu thương, dù là tướng tá, chức trọng quyền cao, nhưng khi về đến làng chỉ
là con,cháu,chắt… của quê hương trong một đại gia đình có truyền thống gia
phong nề nếp.
Sau lũy tre, đời thường đã khác/ Qua cổng làng lễ nghĩa khuôn vo
Quan tước ở đâu? chỉ là thằng cháu / Gọi ông, thưa cụ dẫu bất ngờ
Bốn câu trổ ba sử dụng ngôn từ sắc sảo tài hoa, sống động lòng người,
chỉ có những món ăn dân dã bình dị đời thường, nhưng lại rất đặc sản, độc đáo
của quê hương, mùi thơm của hương lúa sóng sánh bay tỏa trời cao. Câu thơ
hình tượng nhân hóa, nghĩa tình thắm thiết ngọt ngào…
Chén sành men rượu thơm hương lúa/ Ngọt cái bắt tay chủ khách mời chào
Bánh đúc, bánh đa, rau cần xào bún/ Không có nem công, hải vị sơn hào.
Bốn câu trổ tư cảm thông, lý giả sự chân chất,mộc mạc của những người
khách đi dự “Cỗ quê”, ,câu thơ ấm áp tình người, làm vơi đi nỗi niềm, nếu vui quá
mà say cũng thông cảm yêu thương nhau. Câu thơ chắt lọc, lý giải tuyệt vời!
Người đi cỗ vẫn dép lê, chân đất/ Phong bì nghèo mà ấm áp tình quê
Nếu vui quá say thì dìu nhau vậy/ Chẳng trách ai, chẳng sợ lời chê
Trổ thứ năm: Kết luận rất mỹ mãn, đến với nhau nghĩa tình gắn bó như
anh em trong một nhà, dù vất vả đường xa, thời tiết thay đổi, mưa nắng đổ lửa,
mồ hôi tuôn chẩy ướt đẫm, vẫn tràn ngập niềm vui, cùng chia xẻ nỗi niềm,
ngọt bùi cay đắng đều có nhau…
Cỗ sớm muộn khách chi mà ngại/ Nào chiếu trải ra lệch cả góc nhà
Ừ, mất điện có quạt nan phe phẩy/ Chỉ giọt mồi hôi thương nẻo đường xa
Ngòi bút tuyệt tác nghĩa tình thơm thảo…
Bài thơ “Cỗ quê” của Tạ Văn Hoạt, là bức tranh quê tổng thể đa màu sắc,
là kết tinh tấm lòng cao đẹp, giầu chất nhân văn “ chân - thiện - mỹ” say đắm
lòng người… Đã để lại trong tôi những ngôn từ sống động, sâu lắng…Ngưỡng
mộ tác phẩm của anh, tôi không thể, không có xúc cảm bằng những vần thơ
hoài niệm, còn lưu ngân mãi tỏa sáng trong tôi. Hồn quê chắp cánh sóng nhạc
vang xa…:
Cỗ quê bức họa khéo tài hoa,
Chắt lọc tinh khôi chuốt ngọc ngà.
Ý tứ hòa reo hồn sống động
Ngôn từ thánh thót nhạc ngân ca.
Vần thơ thắm thiết tình non nước,
Chén rượu hòa vui nghĩa đạo nhà,
Trải rộng nỗi niềm tô sắc thắm,
Gia phong, lễ nghĩa, đẹp luân gia!
Sông Công 28/09/2009
Nguyễn Quốc Triển
|