Kính thưa Quý vị độc giả!
BBT Nguoixunghekiev.vn hân hạnh được giới thiệu đến Quý vị độc giả, những tác phẩm văn học chọn lọc của các nhà văn nhà thơ Việt Nam! Trong số các tác phẩm văn học phải kể đến những tác phẩm đặc sắc của các nhà thơ, nhà văn tên tuổi trong nước. Chúng tôi cũng vui mừng đón nhận những ấn phẩm mới của Tạp chí Tân Văn – NXB Hội nhà văn Việt Nam số 3 – 2013 (nhà thơ Nguyễn Đăng Luận chủ biên). Xin gửi tới Quý vị bài viết của nhà thơ Nguyễn Đăng Luận về bức tranh Việt cổ: TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ (rút từ Tân Văn 3) - một tác phẩm nghệ thuật, một di sản văn hoá lớn lao của Dân tộc ta! Trân trọng – BBT Báo Nguoixunghekiev.vn!
Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận
TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ
MỘT BỨC TRANH CỔ VIỆT NAM
ĐÃ BÁN ĐƯỢC 1, 8 TRIỆU USD
4 trích đoạn từ bức tranh thư họa nổi tiếng “TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ”, do Trần Giám Như, một hậu duệ nhà Trần lưu lạc sang Trung Quốc vẽ năm 1363. Bức thư họa dài gần 10 mét, bên cạnh cuộn tranh còn lưu lại thủ bút của nhiều danh sĩ Trung Hoa các đời Minh , Thanh, lại có cả dấu ấn của vua Càn Long nhà Thanh đóng vào, xác nhận dấu “ ngự lãm” (vua đã xem) và coi bức tranh như một vật quốc bảo của Trung Quốc.
Bốn trích đoạn này có nội dung như sau:
- Cảnh Đức vua Trần Nhân Tông xuống núi giảng kinh Phật cho các đệ tử (vua đi võng).
- Cảnh con voi trắng chở kinh Phật trên lưng, đi theo Đoàn tùy tùng và đệ tử của Vua Trần Nhân Tông, mang kinh xuống núi phân phát cho Phật tử.
- Cảnh đạo sĩ Lâm Thời Vũ (người Trung Quốc sang truyền bá đạo Lão ở nước ta), tự nguyện cưỡi trâu đi trước dẫn đường cho Vua Trần Nhân Tông. Đây cũng là dụng ý của tác giả bức tranh nói đến tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” thời Lý - Trần ở nước ta (tức là 3 đạo giáo Phật, Lão, Nho hòa chung dòng chảy với nhau, tôn trọng nhau, bổ sung cho nhau, không mâu thuẫn, đả kích hoặc cạnh tranh với nhau)
- Cảnh vua Trần Anh Tông cùng các quan triều đình cung kính xếp hàng nghênh ra đón Thượng hoàng Trần Nhân Tông tận dưới núi.
- Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ được lưu giữ như một quốc bảo qua hai triều đại Minh Thanh Trung Quốc. Khi Phổ Nghi bị trục xuất khỏi cung đình đến Thiên Tân lập cung đình nhỏ đã bán hơn 1200 báu vật để trang trải cho tiểu cung đình (trong số đó có bức tranh). Năm 1949 Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, Bảo tàng văn vật Liêu Linh mua được một số báu vật trong đó có Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ. Năm 2006 lần đầu tiên bức tranh ra mắt công chúng trong một cuộc triển lãm Do nhu cầu của công chúng xem tranh , bảo tàng Liêu Linh cho phục chế một số tuyệt tác và tổ chức tạo tác lại một số phiên bản với kỹ thuật cao cực kì chuẩn xác
- Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn Đồ được phục chế và đưa ra triển lãm tại Bắc Kinh tháng 4 năm 2012 Công chúng đề nghị bán đấu giá bức tranh
- Ngày 23 tháng 4 năm 2012 bức tranh trên đã bán với giá trả cao gây xôn xao dư luận: 11 triệu 500 nghìn nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu uSD)
Nguyễn Đăng Luận (Theo Nhà thơ Bằng Việt)
Cảnh Đức vua Trần Nhân Tông xuống núi
giảng kinh Phật cho các đệ tử (vua đi võng).
Cảnh vua Trần Anh Tông cùng các quan triều đình cung kính xếp hàng
nghênh đón Thượng hoàng Trần Nhân Tông
Cảnh con voi trắng chở kinh Phật trên lưng,
đi theo Đoàn tùy tùng và đệ tử của Vua Trần Nhân Tông,
mang kinh xuống núi phân phát cho Phật tử
Cảnh đạo sĩ Lâm Thời Vũ (người Trung Quốc sang truyền bá đạo Lão ở nước ta), tự nguyện cưỡi trâu đi trước dẫn đường cho Vua Trần Nhân Tông. Đây cũng là dụng ý của tác giả bức tranh nói đến tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” thời Lý - Trần ở nước ta (tức là 3 đạo giáo Phật, Lão, Nho hòa chung dòng chảy với nhau, tôn trọng nhau, bổ sung cho nhau, không mâu thuẫn, đả kích hoặc cạnh tranh với nhau)
(Nguồn Tân Văn số 3 - NXB Hội nhà văn tháng 3-2013)
|