SƠN LA KÝ SỰ
BÀI 38:
KHU TỰ TRỊ THÁI MÈO
Toàn cảnh thị xã Sơn La
Ngày 29 - 4 - 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh (VNDCCH) ký sắc lệnh thành lập khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là khu tự trị Tây Bắc).
Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V phê chuẩn xóa bỏ cấp khu và hợp nhất 1 số tỉnh. Hội đồng nhân dân khu tự trị Tây Bắc họp ngày 19 - 20/1/1976 tại thị xã Sơn La (thủ phủ khu tự trị) công bố quyết định của Quốc hội (thời Tổng bí thư Lê Duẩn) kết thúc 20 năm tồn tại của khu tự trị.
Thành tựu: Theo báo cáo 20 năm hoạt động của khu tự trị Tây Bắc, ngày 19-1-1976 của UBHC khu thì:
1, Về chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược. Toàn khu có 82 xã trực tiếp chiến đấu, 16 xã bắn rơi máy bay mỹ và 21 xã bắt sống giặc lái, sản xuất được giữ vững, huy động 562000 lượt người với 95 nghìn mét khối vật liệu đá đảm bảo giao thông phục vụ chiến đấu.
2, Kinh tế: Từ 1954 thực hiện “cải cách dân chủ” (ở xuôi là cải cách ruộng đất) đã xóa bỏ chế độ bóc lột cuông nhốc (chế độ Phìa Tạo), xóa bỏ ruộng chức, chia ruộng cho nông dân lao động, đã đưa 79% hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp - 50% số HTX lập được kế hoạch sản xuất hàng năm, thực hiện 3 khoán - những HTX tiên tiến như Nậm Mùn, Bản Phủ (Lai Châu), Púng Luông, Cao Đa (Nghĩa Lộ), suối Lìn, Kim Chung (Sơn La)…
So với năm 1955 thì sau 20 năm, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 228%, bình quân hàng năm tăng 16%, diện tích trồng lúa tăng gấp 7 lần, diện tích hoa màu tăng 2 lần. Đã có 195 HTX đạt trên 5 tấn thóc/1 ha. Đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn như bò, chè Mộc Châu, Cam Đường, vùng chè Văn Chấn, vùng lúa lợn Điện Biên, vùng ngô Nà Sản…
Hàng năm khai thác 28000 m3 gỗ, 2,5 triệu cây tre nứa, 7000m3 củi, có 13 lâm trường, 50 HTX nghề rừng.
Cây chè cả khu có 5000ha thu 7000 - 8000 tấn/ năm.
- Về chăn nuôi: Ngay sau ngày giải phóng 1953 - 1954 toàn khu mới có 63.000 con trâu, 28.000 con bò, 5000 ngựa, 137.000 lợn, sau 20 năm phát triển có 140.000 trâu, 43.000 bò, 52.000 ngựa, 313.000 lợn.
Hằng năm cung cấp cho miền xuôi: 2000 con trâu, bò cày kéo, trên 2000 tấn trâu bò thịt.
Về công nghiệp - thủ công nghiệp: Năm 1955 mới xây dựng được xí nghiệp đầu tiên “cơ khí Thuận Châu” với giá trị sản lượng khoảng 7000đ/năm, (giá 1kg gạo là 3 hào). Sản xuất công cụ: Từ 1962 phát triển công nghiệp địa phương (điện, cơ khí, vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông sản…) sản xuất tới trên 40 loại sản phẩm, trị giá 1974 là 25 triệu đồng.
1955 cả khu mới có 1 nhà máy thủy điện 24 KW, chưa có điểm cơ khí nhỏ nào thì sau 20 năm đã có hàng nghìn KW nhiệt điện, 30 trạm thủy điện nhỏ từ 5 50 KW, có 250 điểm cơ khí nhỏ.
Giao thông: Đã mở mấy đường ô tô liên tỉnh, xuống tới huyện gần 3000km. Sơn La mở đường lên vùng cao CoMạ, Nghĩa lộ lên Trạm Tấu, Lai Châu lên Mường Tè, xây hàng trăm cầu cống lớn. Đảm bảo cho 1 đầu dân cung cấp hàng năm 6 kg muối; 4 mét vải, 3 kg dầu hỏa.
Giáo dục: Trước 1954: 99% dân mù chữ, chỉ có 25 trường tiểu học với khoảng 750 học sinh. Đến 1974 - 1975 thì đã có 1974 lớp mẫu giáo với 3720 cháu, 2181 lớp vỡ lòng với 49.982 học sinh, 449 trường phổ thông cấp 1 (tiểu học) với 24.989 học sinh, 107 trường cấp 2 (Trung học cơ sở) với 14.461 học sinh và 13 trường PT cấp 3 với 2193 học sinh, có trường dân tộc nội trú (riêng cho con em dân tộc Mèo) có 350 - 400 em theo học từ vỡ lòng đến cấp 2.
Y tế: 90% xã có trạm y tế, có 40 bệnh viện và bệnh xá với 2000 giường .
Văn hóa văn nghệ được phát triển.
Chính trị: Có 17 đại biểu Quốc hội khóa V (trong đó 13 là dân tộc thiểu số), bộ máy UBHC các cấp: Số cán bộ người daan tộc chiếm 76 - 80% (số cán bộ dân tộc 20 năm tăng từ 865 lên 9575 người, số có trình độ trung học, đại học là 934 người trong số 8722 người), số cán bộ lãnh đạo các cấp từ 375 người (1955) lên 4324 người (1974).
Trích báo cáo do ông Lò Văn Hặc
Chủ tịch UBHC khu tự trọ Tây Bắc trình bày./.
Theo nguyễn Khôi
|