SƠN LA KÝ SỰ
BÀI 37:
THIẾT CHẾ XÃ HỘI THÁI XƯA
* Bản (làng): Là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là cơ sở của Mường, là nơi cư trú của các gia đình phụ hệ thuộc nhiều dòng họ. Bản trung tâm của Mường gọi là Chiềng (phát âm ở Lào là Xiêng, Xiêng như Chiềng Lề (TX Sơn La) Xiềng Khọ, Xiêng Khoảng. Loại Chiềng thứ 2 là có một bản lớn, tồn tại độc lập không trở thành trung tâm kinh tế - xã hội và chính trị của một Mường nào đó (như Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Khoi ở Yên Châu) có nơi gọi là Viêng (Viêng Chăn - Lào, Viêng Lán ở Yên Châu).
Trong Mường có hai loại Bản:
- Bản của dân tự do (dân páy)
- Bản của dân lệ thuộc (dân Thín).
Đứng đầu Bản là Tạo Bản (Quan bản) thường là người dòng họ Tạo Mường - (Quý tộc) nắm giữ “Không cha truyền con nối”. Quyền lợi của Tạo bản được cấp 1 số ruộng cấp tùy nơi “khoảng 1000 bó mạ (10.000m2), chức vị thứ 2 là chá bản (chá là nói)” truyền đạt mọi tin tức công việc của bản, ruộng được cấp bằng ½ Tạo Bản, khi thôi chức vụ phải trả lại ruộng.
Họ được dân bản đến giúp công xá, biếu xén thịt và sản vật.
* Xổng (Poọng) gồm 3 - 5 bản (như kiểu Tổng, Xã?), đứng đầu là Tạo Xổng thường là quý tộc, ruộng được cấp 2500 bó mạ (25.000m2), dân Xổng phải làm không công cho Tạo (được ăn cơm), dân cũng phải biếu xén Tạo Xổng.
Giúp việc Tạo Xổng có Quan Xổng, Chá Xổng… mất uy tín hay chết thì dân bầu lại.
* Mường: Gồm nhiều xổng, bản đứng đầu là Tạo Mường. Chết dân bản bầu mới. Toàn bộ đất đai trong Mường là do Tạo Mường cai quản, gia đình Tạo chỉ “ăn” một đám ruộng là “lương” cấy 5000 bó mạ (50.000m2), dân phải đến làm không công cho Tạo.
Theo Quắm tố mướng thì chúa đưa dân đi chiếm đất “có ruộng mới tập trung được dân cư cũng như có nước mới giữ được cá”. Có ruộng đất thì mới có bản Mường. Từ khi Mường Lò (Văn Chấn, Nghĩa Lộ - quê tổ Thái đen Việt Nam) ra đời từ Tạo Lò thì bản Mường cũng dần dần được tổ chức thành hệ thống.
Nhiều bản hợp thành Xổng (Sổng), có nơi gọi là Ngụ (dưới cấp Lý Trưởng “xã”). Một hay ba Lộng (có nơi gọi là Ken) cộng với 3 - 4 Xổng thành một Mường. Từ 4 - 8 mường trở lên thành một “chu”. Các đơn vị từ Chu (Châu), Mường, Lộng, Bản là đơn vị hành chính mà Chu là đơn vị cao nhất (cỡ cấp huyện) của địa phương. Các đơn vị Xổng, Ngụ là dưới Mường Phìa (trực thuộc Phìa).
Mỗi Chu (Châu) khi mới xác lập mang tính chất tự trị, không tập quyền thành một tổ chức thống nhất ở địa phương (phong kiến sơ kỳ, có tính cát cứ sứ quân).
BỘ MÁY QUAN CHỨC Ở CÁC CHÂU THÁI SƠN LA - TÂY BẮC
Cánh đồng Mường Lò (Tông Lò) do Tạo Lò đứng đầu khai phá dựng bản, lập mường vào thế kỷ 11 (nhà Lý) đã là nhà nước phong kiến tập quyền) nhưng sử sách Thái không thấy ghi (kể cả sử Việt) vê bộ máy cai trị (quan lại) ở các Châu Thái Tây Bắc.
Theo Quắm Tố Mướng thì khi Mường Lò (mường khởi thủy) ra đời thì có phân chia:
Họ Lướng dệt mo
Họ Lò dệt Tạo
Họ Lường (Lương) làm Thầy mo
Họ Lò làm Tạo.
Như vậy Tạo Lò làm chủ (Chúa) Mường Lò.
Luật Mường đã xác định: Tất cả các thứ (kể cả đất đai) là của Vua, của Tạo - đó là quyền sở hữu Nhà nước.
An Nha (Quan Châu) phân quyền ban cấp tất cả các sản vật thiên nhiên trong rừng, trên đất, dưới nước cho các mường phìa, Lộng, Tạo, Bản đều thuộc quyền các quan chức ban cấp chiếm giữ.
Ai săn bắn được thú to, cá lớn đều phải trích phần nộp cho An Nha một đùi, cho phìa một đôi thăn, nếu không coi là phá tục lệ bản mường, tùy tội mà xử phạt. Do đó mỗi người dân phải luôn tự răn mình.
“Phít nọi sia quai
Phít lai bên khỏi
É pảo hữ dók mi
É pi hữ dók tó
É khó hữ dók tạo quan”
“Sai phạm nhỏ mất trâu
Sai phạm lớn thành tôi tớ
Muốn có sẹo thì đùa với gấu
Muốn béo (sưng mặt), thì đùa với ong
Muốn nghèo khó thì đùa với Tạo Quan”
Quy định bổng lộc dành cho các Quan chức ở các Châu Thái Tây Bắc thời phong kiên - thực dân (trước thời giải phóng 1953) là: “Làm chủ vùng đất cai trị / hưởng nương dành ruộng chia / ruộng cày nương cuốc / cuông nhốc pụa làm tôi tớ. Suối cá/ ong vách đá / mật nhung hổ gấu hươu, nai, voi, tê giác tới rừng tre măng quý - dân ai vi phạm đều bị phạt tiền, dân được tham gia cử Tạo, dựng Quan (lời ca cổ”.
* VỀ TÊN GỌI BẢN MƯỜNG
Thường đặt địa danh theo tên sông suối, núi, đất (na, nà) cỏ cây, con gì.
Ở Việt Nam có 37 mường Thái chỉ có Mường Ai là có 1 bản.
“Mường” nghĩa hẹp là chỉ 1 đơn vị hành chính…
“Mường” theo nghĩa rộng là 1 vùng miền, đất nước Quốc gia như Mường Ngô (Trung Quốc, nước Ngô thời Tam Quốc mà Giao Chỉ phụ thuộc), Mường Lá Púa (Mường Việt), Mường trời, Mường Ma, Mường Lùm (lúm) chỉ thiên hạ, cõi đời.
Đã có bản Mường là phải có Tạo (chủ mường):
Khột ma Phái mi mương
Tánh Mường phái mi Tạo
Khai ruộng phải có Mường
Dựng mường phải có Tạo
Chiềng hay Xiềng (Viêng):
Là đơn vị Bản trung tâm của Mường trong (mường cuông). Chữ “chiềng” bao giờ cũng có một tên riêng khác kèm theo để biến thành danh từ riêng. Ví dụ: Bản Ban là trung tâm của Châu Mường “Mường Mụa” (Mai Sơn) - lúc này chiềng Dong vừa là tên riêng chỉ bản Ban, vừa là tên gọi Mường trọng (trung tâm của Châu mường), đồng thời là tên của cả châu mường Mường Mụa.
Châu mường Mường Sang (Mộc Châu) là Chiềng Chu; Châu mường Mường Tấc (Phù Yên) là Chiềng Hoa.
Đất Chiềng ở nhiều Châu Mường xưa (Châu Lỵ) thường có hào lũy vây quanh để bảo vệ, hào lũy là (Viềng), từ đó danh từ này nhiều khi trở thành tên của Châu mường - như Viêng Lò, Viêng Chăn (Lào).
Châu mường Mường La có Viêng dựng ở bản Giảng (thị xã) nên gọi là Viêng Giảng đồn phòng thủ gọi là “che”, ở Mường La đặt ở bản Ái nên gọi là che Ái ở cách xa 10km.
Thời VNDCH phần lớn “Chiềng” được áp sang là “xã”.
Bản Mường trung tâm là Mường trong (Mường Cuông), ở ngoài là Mường Phìa ngoài (Mường Phìa Nọk) - Bản trung tâm của Mường Phìa ngoài cũng gọi là Chiêng (Chiềng), ví dụ:
Mường Chanh là mường ngoài của Châu mường Mường Mụa có tên Chiềng Quen, Mường Sại là mường ngoài của Châu mường Mường Muổi (Thuận Châu) có tên là Chiêng Muôn. Sau 1954, ta đổi gán “chiềng” là “xã”.
Bộ máy chính quyền các chức dịch phân chia thành hai đẳng cấp rõ rệt:
1. Dòng dõi quý tộc Châu mường gồm họ gốc có tên Lò Cầm (đó là họ Lò to, Lò luông) để phân biệt với Lò bé (Lò bình dân). Họ Lò Cầm phân chia ra các họ: Cầm, Bạc Cầm, Điêu (Đeo, Tao), Hoàng.
Dòng dõi quý tộc Thái có có họ Vi Khăm, Kha Khăm, (Khăm = Căm = Kim = Cầm) phân thành họ Hà, Xa (Sa).
Người thuộc họ quý tộc được phép tham gia giữ các chức người đứng đầu Bản, Lọng (Quen), các Phìa và An Nha Châu Mường.
2. Người thuộc ngoài họ quý tộc như Lò, Lường, Cà, Tòng… thì chỉ được phép giữ chức dịch (cấp thấp) là người đứng đầu bản và các ông Quan hàng “Xổng”.
Đó là luật tục quy định, người nào đó có thế lực muốn phá vỡ quy định này dù là quý tộc hay bình dân thì đều phải đổi họ gọi là “nhập đẳm”(tư đẳm) - ví dụ họ Vi (bé) muốn làm Phìa, An Nha thì phải đổi thành họ quý tộc Vi (lớn) phải làm khá phức tạp, tốn kém, ngược lại người họ quý tộc muốn làm chức nhỏ như Pằn (xen), mo mường… thì cũng phải đổi họ xuống thành họ Lường, Cà…
Mọi chức dịch trong của bộ máy của Mường Phìa (chế độ Phìa Tạo) đều do An Nha (Chủ Châu (huyện) và Phìa Mường tiến cử, bổ nhiệm. Khi bổ nhiệm xong, họ nghiễm nhiên tổ hợp thành một tổ chức tương đương mang tên “Hội đồng bô lão toàn mường” (Thẩu ké hang mương) do chức ông Păn (xen) hoặc mo đứng đầu).
Quan hệ giữa cấp châu mường với bốn mường Phìa ngoài thì không hẳn, theo thứ cấp trên dưới mà theo cơ cấu truyền thống vòng đồng tâm xoay quanh trục. Cơ cấu này quy định: Mường trong với bản trung tâm gọi là Chiềng là Trục, còn các Mường ngoài ở vòng đồng tâm.
Trước thế kỷ 19, các Châu Mường Thái hợp thành khu vực “16 châu Thái” (Xíp hốc Châu Tay) - trong dó có 1 châu mường trung tâm, các châu mường khác tập hợp dưới hình thức thuần phục hay qui phục “Mường Luông” (Mường lớn).
Triều đình Trung Ương từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn gọi đơn vị Mường Luông là “đại tri châu”, đến năm 1834 vua Minh Mạng đổi (xóa bỏ) chế độ đại Tri Châu và đặt ra các Châu (huyện vùng dân tộc), đặt các Châu Mường Thái thuộc tỉnh Hương Hóa (trung tâm ở Hương Hóa, bên bờ sông Thao, Phú Thọ hiện nay). Đến năm 1884, đất nước ta mất 6 Châu mường Thái nhập vào bản đồ Trung Quốc theo Hiệp định Thiên Tân ký giữa thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh.
Tổ chức xã hội theo các đơn vị Mường xưa là một bước đệm chuyển từ tổ chức thị tộc, bộ lạc nguyên thủy (xã hội Thái gọi là Đẳm) sang tổ chức Quốc gia dân tộc. Thuộc ngữ “Mường” không còn là như một quốc gia dân tộc nữa, người Thái ở Lào, Thái Lan đã mượn danh từ gốc Pali - SanoKis là Pa Thết để chỉ đất nước (Mường Pa thết Lào)
Đấy cũng là lý do, trong dân gian vẫn quen gọi nước Thái Lan là Mường Thay, Lào là Mường Lào. Người Thái ở Việt Nam như chậm hơn mới đi từ Đẳm đến trình đô bản mường (dưới cấp quốc gia) rồi phát triển gia nhập quốc gia dân tộc Việt Nam (Pa thết Việt Nam). (Thái Việt Nam chưa lập “Nhà nước riêng” mới ở dạng tự trị Bản Mường).
QUAN HỆ DÒNG HỌ GIA ĐÌNH VÀ HÔN NHÂN
Người Thái có ba quan hệ về họ hàng:
1. Ải noọng: Gồm anh em, chị em chưa xây dựng gia đình sinh ra từ một (cùng mẹ cùng cha hay khác)- nội tộc 4 đời.
2. Nhinh Sao: Là họ nhà trai hay thuộc khổi Ải noong và rể.
3. Lung Ta: Họ nhà gái (bên ngoại).
Theo Nguyễn Khôi
|