Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Giải thích thành ngữ - tục ngữ: Đứt đuôi con nòng nọc Giải thích thành ngữ - tục ngữ: Đứt đuôi con nòng nọc , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Ếch nhái ở giai đoạn mới sinh trưởng, sống dưới nước, thở bằng mang và có đuôi. Nòng nọc là cóc mới nở từ trứng ra, sống thành đàn ở đám ruộng, ao. Đến kỳ hạn, nó đứt đuôi nhảy lên bờ sống trên cạn. Còn có câu: Nòng nọc đứt đuôi, chính là giống cóc. Ý của câu này là: Rõ ràng dứt khoát, việc nào ra việc ấy, cái nào ra cái ấy.

Chuyện kể:
Ở một đám đầm nọ, cá trê mẹ vừa nở ra một đàn con, nó quanh quẩn quanh đàn, phòng kẻ khác đớp con nó. Cũng cạnh đó có con cóc, mấy hôm trước cũng đẻ một dây nhiều trứng lắm. Đẻ xong, cóc đi đớp mồi, thản nhiên, ít ngó ngàng đến trứng của mình. Đến kỳ trứng cóc nở, nòng nọc cóc giống hệt nòng nọc cá trê trườn xuống, hòa vào với nhau. Trê mẹ cho rằng mình có một đàn con đông đúc mà con nào cũng đen nhánh, đuôi chúng ve vẩy bơi đi bơi lại, lấy làm sung sướng lắm.
Một hôm, cóc về lại chỗ mình đã đẻ trứng, ngó xuống đầm, thấy cơ man nào là nòng nọc. Nó cũng chẳng thèm để ý xem đâu là con mình cả. Trê mẹ ở dưới nước thấy thế ngớp mồm lên trêu rằng:
- Chị chẳng có lộc nên như “người độc không con”. Chị phải chịu ở vậy thôi. Tôi đây có phúc nên trời cho con đầy đàn đầy đống. Thôi chị ra chỗ khác, chứ ngồi đây chị đớp con tôi bao giờ không biết.
Cóc cười:
- Ừ thì nhà chị có phúc. Nhưng chị nhớ rằng, trong đàn có cả con tôi nữa đấy. Rồi đấy chị xem.
Rồi ngày qua ngày, đàn nòng nọc đều lớn cả lên. Nòng nọc thuộc loài cóc đến kỳ đến hạn tự mà đứt cái đuôi sát đến đít. Cứ thế nó nhảy lên bờ. Cóc mẹ ngồi trên bờ chờ cho đàn con nhảy hết lên nó mới nói với trê mẹ rằng: “Đấy chị xem, đứt đuôi con nòng nọc thì nó là con tôi cả”.
Nói xong, cóc dẫn đàn con đi tìm nơi ở mới. Số nòng nọc còn lại không đứt đuôi được là loài cá trê, cá trê mẹ ngậm ngùi nhìn lại đàn con trước kia đông đúc vậy mà nay còn thưa thớt mới kêu lên trời rằng: “Trời cho đứt đuôi con nòng nọc thì nó thành cóc hết, con lấy đâu nòi giống để tồn tại hả Trời”. Rồi tức quá, nó đập đầu vào cầu ao, thành thử bây giờ đầu nó mới bị bẹp như vậy.(1)
“Đứt đuôi con nòng nọc” là câu người đời hay vận dụng để nhắc nhở mọi người bàn bạc, giải quyết vấn đề gì phải cho dứt nọc, đâu ra đấy. Nó cũng thể hiện, cách làm việc khoa học, rõ ràng. Thực tế, trong xã hội việc lôi nhôi lai rai, rải mành mành, việc nọ sọ việc kia, chẳng bao giờ dứt điểm đã xảy ra quá nhiều, thậm chí những người thừa hành còn cố tình làm ra vậy để kiếm lợi. Vì thế, việc cải cách hành chính là rất cần thiết.
Theo Đi tìm điển tích thành ngữ
của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
(1): Dựa theo truyện Trê Cóc, Truyện cổ Việt Nam.
Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65117536

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July