Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Sự tích Ông Địa Sự tích Ông Địa , Người xứ Nghệ Kiev
 

27/02/2016

Ngày trước, người dân đất Việt vốn sống nhờ nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết… Mà trong đó phải kể đến đất đai. Có thể nói đó là điều kiện cơ bản nhất để tạo nên vạn vật trên thế gian, giúp con người được sống sung túc và ấm no. Chính vì vậy mà Thổ Thần, hay còn gọi là Thần Đất luôn là một vị thần được cư dân làm nông sùng bái trước nhất.

Sử sách ghi lại cho biết, Nam Bộ vốn là vùng đất mới, khi đặt chân đến vùng đất này thì nó vẫn là vùng đầm lầy, cỏ rậm rừng hoang, tràn đầy thú dữ… Tất cả mọi thứ ở đây đều lạ lẫm với con người, thế nên cả tiếng cá quẫy nước, tiếng chim gọi bầy hay tiếng gầm rống của cọp, tiếng gió gào rít qua cành lá đều làm cho họ cảm thấy sợ hãi.

Có câu rằng: “Tới đây nơi xứ lạ. Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.”

Dân chúng tới vùng Nam Bộ này lúc đó đều cho rằng nơi đây, từ con sông, khu rừng, vùng đất… mọi thứ đều do các vị thần linh cai quản. Vì muốn yên ổn sinh sống và làm ăn nên họ hô hào nhau làm lễ khấn vái, cầu cúng đủ kiểu cho các vị thần mong thần phù hộ để họ được ấm no, bình an và hạnh phúc.

Chính bởi lẽ đó nên Thổ Địa rất được dân chúng tôn thờ và sùng kính hết mực. Tất cả đều xem thần Thổ Địa là vị thần luôn bảo hộ từng thửa ruộng, từng mảnh vườn của họ.

Nói tới hình tượng của Ông Địa nơi Nam Bộ, những tượng cùng tranh vẽ về Ông Địa thường sẽ là một người trung niên, tướng tá mập mạp, có chiếc bụng bự, lại có vú lớn, còn miệng thì lúc nào cũng cười ha hả, tay thì mang quạt, tay kia thì cầm theo điếu thuốc… nhìn rất phương phi, đầy chất hào sảng và phong thịnh. Hơn nữa nó cũng mang nét gì đó rất hài hước. Điều đó cũng là một điểm đặc trưng của tính cách người dân Nam Bộ.

Dân Nam Bộ vẫn thường tin vào thần linh, tuy vậy không phải lúc nào họ cũng tuyệt đối hóa việc thờ phụng.

(Sưu tầm)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/goc-thieu-nhi/su-tich-ong-dia-20160226113800485.htm



  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65178203

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July