Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Truyện cổ tích: Ông Ồ Truyện cổ tích: Ông Ồ , Người xứ Nghệ Kiev
 
Ngày xưa ở cửa Sót thuộc Hà Tĩnh có một người làng chài có sức khỏe hơn đời. Ông ta làm việc gấp đôi gấp ba người thường, sức ăn mỗi bữa có thể hết một nồi mười cơm. Nghề vật thì rất giỏi, những tay đô vật trong vùng đều hàng phục. Ông ta vẫn lấy thế làm kiêu hãnh.


Nghe tiếng đồn về một người kẻ Ngật tên là ông Ồ có sức khỏe đặc biệt, nên ông có ý muốn tìm đến đọ tài một phen. Nghĩ vậy, một hôm ông quảy hai chum kiệu nước mắm tìm đường đến kẻ Ngật để nhân bán nước mắm dò hỏi cho ra ông Ồ, xem thử mặt mũi thế nào.

Ông đến kẻ Ngật thì trời vừa trưa. Thấy có một ông già đang cày ruộng bên đường, ông bèn dừng lại hỏi thăm:

- Cụ làm ơn chỉ giúp đường vào nhà ông Ồ.

Ông già đáp:

- Chính tôi là ông Ồ đây, ông muốn hỏi việc gì?

Khách chưa biết ông Ồ là người thế nào nên không muốn nói vội mục đích của mình là thi tài, chỉ đáp:

- Tôi nghe tiếng nên muốn đến làm quen.

- Ông chịu khó chờ một tý, ông già đáp, chỉ còn vài dường cày nữa là xong, tôi sẽ đưa ông về nhà chơi!

Nói rồi ông già giục trâu cày nhanh. Người làng chài đặt gánh bên vệ đường chờ.

Bỗng nghe "rắc" một tiếng, nhìn lại thì ra cái náp[1] cày bị gãy, người làng chài nghĩ bụng: - "Thôi gãy náp rồi, thế nào ông này cũng phải về thôi!".

Nhưng ông ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông Ô thò ngón tay trỏ của mình vào chỗ vẫn xỏ cái náp để thế cho cái náp, rồi giục trâu đi như không có việc gì xảy ra. Người làng chài chột dạ, nghĩ bụng: - "Trời ôi! Ông này phải là xương đồng da sắt thì mới dám dùng ngón tay thay cho cái náp".

Sau khi cày xong, người làng chài thấy ông Ồ thôi cày, tháo ách cho trâu nghỉ, rồi rửa cày đưa lên bờ ruộng. Bỗng lại thấy ông Ồ xuống ruộng dùng hai cánh tay nhấc bổng trâu lên khỏa chân trâu mấy cái ở vũng nước cho sạch bùn rồi bỏ lên bờ. Ông kia thấy vậy từ chột dạ đến kinh ngạc, nhưng vẫn nghĩ bụng: - "Nhấc bổng trâu như vậy chưa chắc đã là khỏe". Nghĩ vậy, không hỏi gì thêm, ông ta chỉ lẳng lặng quảy hai chum kiệu theo ông già về xóm.

Ông Ồ đưa khách về đến nhà rồi nói: - "Chẳng mấy khi ông quá bộ tới chơi, mời ông ở lại ăn cơm với chúng tôi". Đoạn, ông lấy chiếc bung ra bắc lên bếp, đổ gạo vào rồi đi nhóm lửa. Một đứa cháu của ông đang ngủ bỗng thức dậy khóc ré lên, ông phải chạy lại ẵm cháu rồi bảo khách:

- Trong nhà hết mất củi, ngoài góc vườn đàng Đông có một gốc tre khô, nay tôi bận thằng cháu, phiền ông ra lôi nó vào đây ta đun.

Khách đi ra được một lát lại trở vào mượn cái thuổng để xắn gốc tre. Ông Ồ nói:

- Thằng con tôi nó mang đi làm chưa về. Cái gốc tre khô ấy cũng dễ nhổ thôi?

Nói đoạn ông chạy ra vườn, một tay vẫn bế cháu, một tay lay gốc tre khô chỉ vài lần là đã bật gốc. Đến đây khách từ kinh ngạc đến thán phục, nhưng vẫn không nói gì.

Cơm vừa chín, ông Ồ đặt mâm, dọn cà mắm và mời khách ăn thực tình cho. Người làng chài cố nuốt lắm mới hết một phần ba bung cơm. Nhưng ông ta lấy làm kinh ngạc khi thấy chủ nhân cứ ngồi tỳ tỳ chén hết số cơm còn lại trong bung mà coi bộ vẫn còn thòm thèm.

Ăn xong, chủ khách ngồi uống nước. Ông Ồ lúc này mới hỏi khách:

- Chẳng hay ông đến gặp tôi có việc gì?

Người làng chài không còn dám nói ý định của mình trước đây nữa, chỉ múc ra một vò nước mắm và nói:

- Tôi nghe tiếng ông khỏe nên mang đến tặng ông một vò nước mắm làm quen.

Rồi đó người làng chài quảy hai chum kiệu đi thẳng.

(Sưu tầm)

[1] Náp: miếng gỗ hay tre như cái chốt dùng để điều chỉnh cày sâu hay cạn. Ở Bắc-bộ gọi là "cá cày".

Nguồn Quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Goc-thieu-nhi/Truyen-co-tich-/2014/03/53A0AB0F/


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 18
Total: 65206572

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July