Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Những truyền thuyết phong thủy về cái chết của Lâm Bưu Những truyền thuyết phong thủy về cái chết của Lâm Bưu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Những truyền thuyết phong thủy về cái chết của Lâm Bưu

(Phunutoday) - Từ một nguyên soái thường xuyên xuất hiện bên cạnh Mao Trạch Đông như một nhân vật thứ hai trong quân đội, thậm chí được lựa chọn là người kế thừa của Mao Trạch Đông, thế nhưng chỉ trong chớp mắt, Lâm Bưu trở thành kẻ tội đồ phản cách mạng và có một cái chết vô cùng thê thảm.

Sự thay đổi quá nhanh trong số phận của Lâm Bưu đã khiến dân gian Trung Quốc lưu truyền đủ loại chuyện phong thủy để giải thích cho cuộc đời kỳ lạ của vị nguyên soái họ Lâm này…

Cái chết thảm của nguyên soái Trung Hoa


Theo những tài liệu chính thức được công bố thì nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Lâm Bưu là âm mưu mà Lâm Bưu và con trai Lâm Lập Quả sắp đặt nhằm ám sát Mao Trạch Đông, thực hiện cuộc chính biến vũ trang ở Bắc Kinh.

Từ ngày 22 đến 24 tháng 3 năm 1971, Lâm Bưu cùng vợ là Diệp Quần ra lệnh cho con là Lâm Lập Quả và Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã lên kế hoạch chính biến vũ trang. Kế hoạch mang tên “Kỷ yếu Công trình 571”.

Từ ngày 8-11 tháng 9, Lâm Lập Quả và Chu Vũ Trì đã truyền lệnh của Lâm Bưu yêu cầu thực hiện ám sát Mao Trạch Đông trên đường “vi hành” phía Nam.

Tuy nhiên, do chuẩn bị từ trước, Mao Trạch Đông thay đổi hành trình “vi hành” của mình ở các tỉnh phía Nam, lên xe lửa trở về Bắc Kinh. Trên hành trình trở về, để giảm thiểu nguy hiểm, Mao Trạch Đông cũng chỉ thị xe lửa đi với tốc độ nhanh nhất và không dừng lại ở các ga. Sự đề phòng của Mao Trạch Đông đã khiến kế hoạch ám sát và chính biến của Lâm Bưu thất bại.

Vì sao Lâm Bưu lại trở mặt với Mao Trạch Đông khi vào thời điểm đó, ông ta đã là người được Mao Trạch Đông lựa chọn làm người kế thừa mình thì cho đến nay vẫn chưa ai có thể trả lời một cách xác quyết.

Nhiều người nói mặc dù từng là “người bạn chiến đấu thân thiết” và là người được lựa chọn “kế thừa” Mao Trạch Đông, tuy nhiên, Lâm Bưu và Mao Trạch Đông lại khá mâu thuẫn nhau trong việc xử lý mối quan hệ Trung – Mỹ.
Lâm Bưu
Lâm Bưu

Mở đầu từ năm 1969, khi mâu thuẫn về “hình thái ý thức” giữa Trung – Xô đến giai đoạn cực kỳ căng thẳng và đế quốc Mỹ ngày càng leo thang trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mao Trạch Đông thấy phải nhanh chóng thay đổi cục diện bất lợi cả trước mắt và lâu dài. Nhưng lúc đó, Tổng thống Mỹ Nixon đưa ra một số động thái muốn hòa hoãn với Trung Quốc.

Theo truyền thống “viễn giao cận công” (hòa hoãn với kẻ ở xa, tấn công kẻ ở gần), Mao Trạch Đông lập tức quyết định nâng hội đàm Trung – Mỹ lên cấp đại sứ.

Tuy nhiên, Lâm Bưu  -“người bạn chiến đấu thân thiết” của Mao Trạch Đông - lại phản đối hòa hoãn Trung – Mỹ. Mục đích phản đối của Lâm Bưu là gì chưa có tài liệu nào khẳng định, song ông ta không dám chống ra mặt, mà chỉ ngấm ngầm vì ngại Mao Trạch Đông.

Tuy thế, cũng có nhiều người nói rằng, mâu thuẫn giữa Lâm Bưu và Mao Trạch Đông bắt nguồn từ bên trong. Sau khi được lựa chọn làm người “kế thừa” Mao Trạch Đông, Lâm Bưu cùng phe cánh của mình đã tìm mọi cách để củng cố vị trí “kế thừa” của mình.

Đỉnh điểm của hành động này chính là cuộc tranh đấu về việc sửa đổi hiến pháp trong Hội nghị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 9 diễn ra cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1970 tại Lô Sơn, tỉnh Giang Tây.

Khi Lâm Bưu và tay chân bắt đầu lộ rõ âm mưu soán đoạt quyền lực thì tháng 8 năm 1971, Mao Trạch Đông “vi hành” các tình phía Nam, hội đàm với lãnh đạo các tỉnh, công khai mâu thuẫn giữa mình và Lâm Bưu nhằm chuẩn bị cho việc đánh đổ Lâm.

Những cuộc nói chuyện của Mao Trạch Đông với các lãnh đạo quân đội, lãnh đạo tỉnh được giữ bí mật, tuy nhiên vẫn tới được tai của Lâm Bưu. Trong mối lo sợ bị “thanh trừng”, Lâm Bưu và tập đoàn của mình quyết định phản kích.

Dẫu là vì lý do gì thì cuối cùng, Lâm Bưu và bè đảng cũng chỉ có một kết cục duy nhất. Theo tài liệu chính thức được công bố thì nửa đêm ngày 13/9/1971, Lâm Bưu cùng vợ và con trai đã cướp một chiếc máy bay ở sân bay Sơn Hải Quan và bỏ chạy về phía Nga.

Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau đó, khi chiếc máy bay bay qua Mông Cổ, tới gần biên giới Nga – Mông thì bốc cháy và rơi xuống. Toàn bộ những người trên máy bay, bao gồm cả Lâm Bưu, Diệp Quân và Lâm Lập Quả đều tử nạn.

Và những truyền thuyết phong thủy

Lâm Bưu sinh ra tại Lâm Gia Đại Loan thuộc trấn Hồi Long, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Cả thị trấn Hồi Long lẫn ngọn núi Bạch Dương bao quanh Lâm Gia Đại Loan từ trước tới nay vẫn lưu truyền rất nhiều truyền thuyết thú vị về phong thủy.

Người ta nói rằng, thị trấn Hồi Long vốn có tên là Thích Chế Nhi Lĩnh, là ngọn núi nơi Đông Hải Long Vương giam 9 hoàng tử phạm vào các điều luật của thiên đình. Khi giam các hoàng tử dưới một tảng đá lớn, Đông Hải Long Vương có nói rằng: Chỉ khi nào cây sắt trên ngọn núi này nở hoa thì 9 hoàng tử mới được phép trở về biển.

 Sau nhiều ngàn năm, cuối cùng cây sắt trên đỉnh núi cũng nở hoa, 9 hoàng tử cũng được trở về biển.

Tuy nhiên, trong số 9 con rồng này, có một con rồng dù được trở về nhưng vẫn lưu luyến cảnh tượng mỹ lệ, hùng tráng của Thích Chế Nhi Lĩnhđã gắn bó với mình hàng ngàn năm qua, vì vậy, quyết định ở lại đây sinh sống. Chính vì vậy, từ đó về sau, ngọn núi Thích Chế Nhi Lĩnh mới được đổi thành núi Hồi Long, khu vực dân cư sinh sống xung quanh ngọn núi này được gọi là trấn Hồi Long.

Cách trung tâm trấn Hồi Long khoảng 6 - 7 dặm, có một ngọn núi có hình dáng giống như một chiếc đầu sơn dương. Ngọn núi này cao hơn 300 mét so với mực nước biển, cây cối trên núi tươi tốt một cách lạ thường.

 Người trong vùng nói rằng, ngọn núi này vốn do một con dê tuyết chết mà hóa thành vì vậy mới đặt tên cho ngọn núi này là Bạch Dương Sơn. Ở phía Nam của núi Bạch Dương, nằm trọn dưới chân núi là hai thôn chỉ cách nhau một mương nước tưới ruộng.

Một thôn là Nhiễm Phô Loan, thôn còn lại chính là Lâm Gia Đại Loan - quê hương của Lâm Bưu.

Sinh ra tại một nơi đầy những truyền thuyết ly kỳ, đương nhiên, số phận của Lâm Bưu không thể tránh được những câu chuyện phong thủy mà người dân nơi đây tìm ra để lý giải cho số phận của vị nguyên soái Trung Quốc.

Người dân ở Lâm Gia Đại Loan nói rằng, mộ tổ của nhà Lâm Bưu đặt tại Phượng Hoàng khẩu, là vị trí có thể phát về tiền bạc. Nơi ở của gia tộc họ Lâm được dựng tại Quan Sơn Não, đời đời có thể làm quan. Nơi ở mới của gia đình Lâm Bưu được dựng ở Thần Tiên Não mà Thần Tiên Não liền với núi Bạch Dương.

Trên núi Bạch Dương có Bạch Hổ Tinh, Bạch Hổ Tinh đuổi Bạch Dương, Bạch Hổ xuất hiện ở triền núi, vì vậy, Lâm Gia Đại Loan và nhà họ Lâm mới sinh ra được một Lâm Bưu với sự nghiệp như vậy.

Vậy, nếu đã sinh ra một Lâm Bưu như vậy thì lý giải ra sao cho sự thay đổi đột ngột trong số mệnh của Lâm Bưu? Người ta nói rằng, vào năm 1950, Lâm Gia Đại Loan có xây một con đường lớn. Tới năm 1967, người ta lại xây một con đường tham quan từ trong làng kéo thẳng tới Bát Đấu Loan.

Chính hai con đường này đã phá hỏng bố cục phong thủy của Lâm Gia Đại Loan, hủy cả đại mạch, giống như chặt đứt đôi cánh của phượng hoàng. Vì vậy, những người từ làng Lâm Gia Đại Loan ra đi xây dựng sự nghiệp ở bên ngoài dường như đều không có mấy ai có được kết cục tốt đẹp.

Và Lâm Bưu cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, theo người dân nơi đây thì trường hợp Lâm Bưu còn phải lưu ý tới một điểm khác nữa.
1
Lâm Gia Đại Loan

Quan Sơn Não, nơi ở cũ của gia tộc họ Lâm ở Lâm Gia Đại Loan là nơi Phượng hoàng bảo địa. Theo quan niệm phong thủy truyền thống, long là dương, phượng là âm, vì vậy được sự trợ giúp từ khí của phượng thì chỉ có thể làm thần (bề tôi, kẻ dưới), không thể xưng đế, làm vua.

Một khi muốn xưng đế tức là tự chọn lấy sự diệt vong cho mình. Lâm Bưu đã không hiểu điều này khi âm mưu soán đoạt quyền lực, lật đổ Mao Trạch Đông, do vậy mới có kết cục thê thảm như vậy.

Lại có một thuyết khác nói rằng, vào năm 1970, quân đội Trung Quốc cho xây dựng một trạm thu phát sóng trên núi Bạch Dương. Trạm radio này đã chặt đứt xương sống của núi Bạch Dương.

Trong khi đó, một công trình khác được xây dựng trong thôn đã làm hỏng phần “đầu rồng” của núi Bạch Dương. Thêm vào đó, ở Thư Sơn, người ta lại đào một cái động, khiến phần bụng của Bạch Dương như bị moi sạch.

Khắp cả núi Bạch Dương nơi đâu cũng bị hủy hoại, tổn thương nghiêm trọng. Điều đáng nói là Lâm Bưu sinh năm 1907, tức năm Đinh Mùi. Mệnh của Lâm Bưu gắn liền với mệnh của núi Bạch Dương. Việc núi Bạch Dương bị hủy hoại đã dự báo trước cái chết “không toàn thây” của Lâm Bưu chỉ một năm sau đó.

Cũng có nhiều thuyết khác đưa ra những cách giải thích liên quan tới tướng mạo và phong thủy theo tên tuổi của Lâm Bưu và các thành viên trong gia đình. Theo cách giải thích này thì về tướng mạo, Lâm Bưu có chiếc mũi thông thiên, trong tai có những sợi lông phúc, là một tướng mạo tốt.

Điều đáng tiếc là những sợi lông phúc của Lâm Bưu lại quá ngắn, do vậy, sự thuận lợi trong cuộc đời của Lâm Bưu không thể kéo dài. Ngoài ra, trong tên của Lâm Bưu thì chữ Bưu (彪) bao gồm chữ hổ (虎) với ba nét phẩy.

Khi chọn cái tên này, Lâm Bưu có dụng ý rất rõ. Ông ta không phải là một con hổ thông thường mà là con hổ mọc cánh. Người ta thường ví von hổ mọc thêm cánh, điều đó sẽ giúp nó có thêm rất nhiều quyền lực. Tuy nhiên, do ba nét phẩy quá ngắn, do vậy, cánh của con hổ Lâm Bưu không dài, bay không thể cao và đương nhiên sẽ sớm phải rơi xuống.

Trên thực tế, Lâm Bưu vốn tên thật Lâm Dục Dung, sau đó ông ta tự đổi tên mình thành Lâm Bưu. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chính việc tự ý đổi tên này đã làm hại Lâm Bưu.

Bởi lẽ, việc đặt tên được gia tộc của Lâm Bưu lựa chọn rất kỹ càng để phù hợp với phong thủy tổ tiên, lấy điều lành. Song, Lâm Bưu đã tự ý đổi tên do cha mẹ đặt cho, chính vì vậy mới có kết cục thê thảm như vậy.

Kết cục thê thảm của Lâm Bưu thì có thực, tuy nhiên, chẳng ai biết những câu chuyện phong thủy đẫm chất truyền kỳ mà người dân Trung Quốc đang lưu truyền để giải thích cho số phận của Lâm Bưu thì có thực hay không.

Rất có thể đó cũng chỉ là những câu chuyện mà người ta dùng để mua vui cho nhau trong những lúc nhàn rỗi, giống như cách người ta thường nói: “Việc trong chuyện là có thực, cũng có thể chưa có bao giờ, vì dẫu sao cũng chỉ là chuyện kể mà thôi”.

Hải Phong

  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65117420

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July