Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Trao đổi về từ Sâm Thương Trao đổi về từ Sâm Thương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trao đổi về từ Sâm Thương

Trong Chuyên san KHXH&NV Nghệ An, tác giả Nguyễn Cảnh Phức đã vài lần bàn đến từ Sâm Thương. Trong số 3, tháng 7/2010, tác giả có bài “Trao đổi về nghĩa của từ Sâm Thương trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, tập 1”.

Trong Chuyên san KHXH&NV Nghệ An, tác giả Nguyễn Cảnh Phức đã vài lần bàn đến từ Sâm Thương. Trong số 3, tháng 7/2010, tác giả có bài “Trao đổi về nghĩa của từ Sâm Thương trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, tập 1”. Tác giả nói nhiều và khá kỹ về hai câu Kiều của Nguyễn Du:

“Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”

Kết luận bài báo tác giả viết: “Tôi phân tích và chứng minh như trên cốt để giúp thầy trò các trường phổ thông hiểu đúng hai câu thơ trong Truyện Kiều và minh oan cho nhà thơ thiên tài Nguyễn Du - một trong ba người Việt Nam được thế giới công nhận và tôn vinh danh nhân văn hóa thế giới”. Vì vậy cần bàn thêm về nghĩa của từ Sâm Thương, có thể quan niệm về các từ này ở Trung Quốc và Việt Nam có sự khác nhau chứ đâu phải tác giả sách Ngữ văn lớp 9 đã vu oan cho Nguyễn Du mà cần phải minh oan.

1. Sao Sâm sao Thương ở Trung Quốc

Trên bầu trời có 25 ngôi sao vào loại sáng nhất. Sao Thiên Long (Sirius) là sao sáng nhất có cấp sao là -1,4C, sao sáng thứ 25 có cấp sao là 1,65 (cấp sao càng nhỏ thì càng sáng). Sao Sâm có độ sáng đứng thứ 9, sao Thương có độ sáng đứng thứ 15. Hiện nay các nhà thiên văn Trung Quốc cũng như tất cả các nước đều theo quy ước của Hội Thiên văn quốc tế, trên bầu trời có 88 chòm sao, mỗi chòm có nhiều sao nằm trong một miền của bầu trời. Sao Sâm là sao Anpha của chòm Tráng sĩ (Orion), là ngôi sao sáng nhất của chòm này, tên quốc tế là Betelgeuse, một điểm trên trái đất có hai tọa độ: kinh độ và vĩ độ, mỗi ngôi sao trên bầu trời cũng có hai tọa độ: xích kinh và xích vĩ. Xích đạo chia mặt đất ra hai bán cầu: Bắc và Nam. Mặt phẳng xích đạo chiếu lên bầu trời hay thiên cầu sẽ chia thiên cầu ra hai bán thiên cầu: Bắc và Nam. Sao Sâm có xích kinh là 5h55’, xích vĩ là 7024’ (Bắc thiên cầu).

Sao Thương là sao sáng nhất trong chòm “Con bò cạp” (Scorpiron), chòm này ở Việt Nam lại phân làm hai chòm, là Thần Nông và Con Vịt. Sao Thương nằm trong chòm Thần Nông, tên quốc tế là Antares, có xích kinh là 16h29’, xích vĩ là -26026’ (ở Nam thiên cầu).

Hai sao Sâm và Thương nằm tương đối gần xích đạo trời, nên thời gian mọc (ở trên đường chân trời) xấp xỉ gần bằng thời gian lặn, chúng có xích kinh khác nhau 11h, như vậy sao này sắp lặn thì sao kia sắp mọc, do đó không bao giờ thấy được cả hai sao cùng ở trên bầu trời. Tại sao sao Sâm ở Bắc thiên cầu, còn sao Thương ở Nam thiên cầu bởi vì trong một năm mặt trời dịch chuyển giữa 12 chòm sao Hoàng đạo theo một đường tròn nghiêng với xích đạo trời 23027’. Vì vậy một nửa năm (từ 21 tháng 3 đến 23 tháng 9), Mặt trời ở Bắc thiên cầu, nửa năm còn lại ở Nam thiên cầu. Các sao Sâm và Thương được chú ý vì ở gần Hoàng đạo, các sao này có màu đỏ vì nhiệt độ bề mặt chỉ khoảng 30000, còn bề mặt mặt trời có nhiệt độ 60000 nên có màu vàng. Các sao Sâm, Thương đều mọc ở phía Đông dịch chuyển trên bầu trời do Trái đất quay rồi lặn ở phía Tây giống như mặt trời nên không thể nói chúng ở phía Đông hay phía Tây mà tùy theo thời điểm quan sát buổi tối vào đầu hôm và vào một tháng cụ thể. Có thể các sao này trong suốt thời gian ban đêm mà một trong hai sao này ở trên bầu trời ở phía Đông hoặc phía Tây. Nếu theo quan niệm người Trung Hoa thì các câu như:

“Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân”

Hay:

“Đôi ta như thể Sâm Thương

Xa xôi cách trở nhớ thương cháy lòng”

Đều rất đúng và rất hay.

2. Tính độc lập của người Việt trong quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên văn.

Người Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại là bình thường và rất tự nhiên, nhất là ngót một ngàn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ. Hơn nửa Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ có sự giao lưu với thế giới từ lâu như “Con đường tơ lụa” nối Trung Quốc với Châu Âu cách đây mấy thế kỷ. Năm 1609, lần đầu tiên Galile dùng kính viễn vọng tự chế tạo để quan sát thiên văn thì năm 1618 kính viễn vọng đã được đưa sang Trung Quốc. Nhưng người Việt Nam có tính độc lập rất cao, thể hiện qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Các công trình nghiên cứu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn về lịch và lịch Việt Nam cùng các tài liệu khác cho thấy, mỗi khi nước nhà được độc lập, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã không dùng lịch Trung Quốc mà làm lấy lịch riêng cho Việt Nam, tức là tính lịch theo múi giờ thứ 7 tương ứng với kinh tuyến 1050. Trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam vẫn dùng lịch cho múi giờ thứ 8 (múi giờ Bắc Kinh). Tiếc rằng đến thế kỉ XX và XXI, như Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin in cuốn lịch thế kỷ XXI được dịch từ lịch Trung Quốc mà không dùng được ở Việt Nam.

Việc đặt ra tuần lễ có 7 ngày có từ thời cổ La Mã, Hi Lạp, thời ấy các nhà thiên văn quan sát bằng mắt trần thấy trên bầu trời có 5 hành tinh dịch chuyển giữa các chòm sao cùng với mặt trăng và mặt trời cũng dịch chuyển dọc theo 12 chòm sao Hoàng đạo, để đặt ra tuần lễ có 7 ngày, trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp,… chủ nhật được gọi là ngày Mặt trời, thứ hai là ngày Mặt trăng, thứ ba là ngày Hỏa tinh… Khi tuần lễ được dùng ở Châu Á, người Việt Nam cũng không theo Trung Quốc, sau ngày chủ nhật người Trung Quốc gọi là “đệ nhất kinh kì” còn người Việt Nam gọi là thứ hai.

Hiện nay các sách báo về thiên văn thường dùng các hiện tượng do các nền văn minh cổ La Mã, cổ Hy Lạp và cổ Ai Cập, nên trong các năm 2008, 2009 Đài Thiên văn Quốc gia Nhật Bản đã tổ chức chương trình “Các ngôi sao Châu Á” để dịch và phổ biến các câu chuyện về bầu trời của các nước Châu Á. Các chuyện dân gian và huyền thoại của Việt Nam như chuyện sao Hôm, sao Mai, Ngưu Lang, Chức Nữ, chú cuội trên mặt trăng… đã được giới thiệu trong Hội thảo vào các ngày 11 - 13 tháng 5 năm 2009 tại Mitaka, Tokyo, Nhật Bản.

Chính vì vậy mà người Việt Nam có thể coi sao Hôm và sao Mai là Sâm Thương. Sao Hôm xuất hiện vào buổi chiều về phía Tây, sao Mai xuất hiện buổi sáng trước khi mặt trời mọc ở phía Đông. Như vậy sao Hôm và sao Mai không bao giờ xuất hiện trên bầu trời cùng một lúc mà xuất hiện khác nhau cả về thời gian và không gian để ví “Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng” cũng đúng thôi.

Một điều cần nhớ là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong trường phổ thông phải tinh giảm chương trình, từ hệ trường phổ thông 13 năm thời Pháp thuộc chuyển thành hệ 9 năm rồi 10 năm. Năm 1940, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã biên soạn cuốn Danh từ khoa học - Toán, Lý, Hóa, Cơ, Thiên văn và đã viết chương trình môn Thiên văn cho năm cuối của chương trình Tú tài, nhưng do điều kiện chiến tranh nên hơn nửa thế kỷ vừa qua, môn thiên văn không được dạy chính khóa trong nhà trường kháng chiến, mãi đến đợt thay sách giáo khoa gần đây mới đưa vào chương trình vật lí lớp 12 có vài tiết thiên văn. Cho nên ở các nước, các từ “sao”, “hành tinh” và “vệ tinh” có 3 từ riêng biệt. Sao là thiên thể tự phát sáng, nhờ trong lòng có phản ứng tổng hợp hạt nhân nguyên tử, Mặt trời là ngôi sao gần nhất, Hành tinh là thiên thể nguội quay quanh một ngôi sao, Trái đất là hành tinh của mặt trời, Vệ tinh là thiên thể nguội quay quanh hành tinh, Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Hiện nay ở Việt Nam, đại bộ phận nhân dân khi nhìn thấy một điểm sáng bằng một hay qua kính viễn vọng ở trên bầu trời đều gọi là sao. Kể cả trong sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng đều không phân biệt có ba từ “sao”, “hành tinh” và “vệ tinh”.

Kim tinh là hành tinh gần Trái đất nhất, bán kính quỹ đạo quanh mặt trời chỉ bằng 0,74 bán kính quỹ đạo của Trái đất, nhà khoa học Ba Lan phát hiện được điều này là Nicolai Copecnic (1473 - 1543) khi đề xướng thuyết Vũ trụ nhật tâm, nhưng thuyết này trái với quan niệm tôn giáo nên bị cấm đoán, có người theo thuyết này bị tử hình như Bruno bị thiêu trên giàn lửa năm 1600.

Theo cụ Lê Thước (1890 - 1975) người đậu giải Nguyên thời phong kiến là có bằng sư phạm cao cấp Đông Dương thì thuyết nhật tâm chỉ mới được phổ biến ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, khi bỏ thi chữ Hán và có nhiều người Việt Nam đi du học khoa học ở Pháp, thì làm sao cụ Nguyễn Du (1766 - 1820) biết được sao Hôm, sao Mai chỉ là hai pha của Kim tinh trong một chu kì quay quanh mặt trời. Cho nên cụ Nguyễn Du hiểu Sâm Thương là hai sao như người Trung Quốc hay hai pha của Kim tinh cũng chẳng sao vì không làm thay đổi ý nghĩa của hiện tượng xã hội.

Trong ngôn ngữ các danh từ thường là quy ước, miễn sao không gây ra nhầm lẫn, trong các hiện tượng khoa học tự nhiên như “máy bay siêu âm”: siêu âm là những âm có tần số trên 2 vạn Hec, tai người không nghe được, còn máy bay siêu âm là máy bay có tốc độ vượt quá tốc độ truyền âm trong không khí (khoảng 340m trong một giây) nhưng không gây ra nhầm lẫn nên vẫn dùng được. Còn các từ “sao”, “hành tinh”, “vệ tinh” mà không phân biệt sẽ gây ra nhầm lẫn. Hiện nay kính thiên văn Hubble ở trên quỹ đạo quanh Trái đất ngoài khí quyển đã phát hiện được khoảng 400 hành tinh của các sao trong dải ngân hà và trong tương lai có thể phát hiện các vệ tinh quanh các hành tinh ấy, nếu cứ dùng từ “sao” để chỉ ba loại thiên thể có bản chất khác nhau, thì tiếng Việt sẽ được tiếng dân tộc và đại chúng nhưng không còn tính khoa học nữa.

Cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học cho rằng nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia được, đến đầu thế kỷ XX, người ta phát hiện ra điện tử và thấy rằng nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương, các điện tử chạy quanh hạt nhân mang điện tích âm và người ta đã dùng mô hình hành tinh của hệ nhật tâm cho Copecnic nêu lên từ thế kỷ 16 để mô tả cấu tạo nguyên tử và ngày nay người ta gọi mô hình ấy là mẫu hành tinh nguyên tử. Đến những năm 30-40 của thế kỷ XX, các nhà khoa học lại phát hiện thấy hạt nhân nguyên tử có cấu tạo phức tạp, gồm các proton và các nơtron… lại được tạo thành bởi các hạt Quác… Vậy đến nay, khái niệm của từ nguyên tử là hạt nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia được. Như vậy nội hàm của một số từ về khoa học và công nghệ có sự biến đổi và phát triển.

 

Nguyễn Đình Noãn

[*]

 



[*] PGS - NGND


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65117476

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July