Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Mùa mít chín Mùa mít chín , Người xứ Nghệ Kiev
 


Quê tôi nội tôi nằm ở ven đê sông Hồng, với bãi bồi phù sa màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây ăn quả như chuối, táo, ổi, và nhiều loại cây ăn quả khác. Còn quê ngoại tôi thì nằm sát bên bờ sông Tích, một dòng sông thơ mộng, nhỏ bé, xinh xắn, uốn lượn được khởi nguồn từ núi Ba Vì rồi chảy về xuôi.

 

Quê ngoại tôi là một làng thuộc vùng đồi gò trung du ngoại thành Hà Nội. Nơi đây đất đai không màu mỡ như vùng bãi ven sông Hồng. Bởi thế các loại cây ăn quả chủ yếu được trồng ở đây là cây mít, một loại cây dễ thích nghi với vùng đất cằn cỗi, bạc màu, sỏi đá như làng đồi – quê ngoại của tôi. Hoa trái vườn nhà, mùa nào thứ ấy, nhưng tôi nhớ nhất vẫn là cây mít trong vườn nhà ngoại. Nó đã lưu lại trong kí ức tuổi thơ tôi nhiều kỉ niệm.

Những ngày này, dạo chơi trên các miền đất vùng đồi gò, trung du Ba Vì, tới đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh cây mít sai chĩu quả, từ dưới chân gốc tỏa lên khắp các cành.  Cây mít có ở rất nhiều nơi, có khi ở hai bên vệ đường, cũng có khi ta bắt gặp ở một ngã ba ngã tư trên một con đường làng trung du. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh những cây mít ấy, trong kí ức tuổi thơ tôi lại ùa về hình ảnh cây mít trong vườn nhà ngoại.

Mẹ tôi kể rằng, vào những năm đầu của thế kỉ XX, ông ngoại tôi đã khai hoang cả một quả đồi lớn, rộng chừng vài héc ta ở ven bờ sông Tích. Trong vườn, ông ngoại tôi trồng chủ yếu là cây mít, xung quanh bao bọc bởi những rặng tre. Đây là những loại cây hợp phù với thổ nhưỡng vùng trung du, chúng dễ thích nghi với vùng đất cằn cỗi này. Đất sỏi cằn cỗi là vậy nhưng cây mít vẫn vươn mình theo thời gian tỏa bóng mát trong vườn nhà ngoại.

Ngoại tôi đã mất từ lâu, ngoại mất khi tôi chưa chào đời. Nhưng cho đến nay, những cây mít ấy vẫn hiện diện trong vườn nhà ngoại còn xanh tốt, tỏa bóng thời gian sum suê trái chín theo chu kì thời gian mỗi năm một lần. Mỗi mùa mít chín, bao giờ mẹ tôi cũng hái những quả mít to nhất, ngon nhất, rồi đem vào nhà, dùng dao nhỏ tách đôi quả mít ra, rồi dùng lá mướp lau nhựa mít bên trong chiếc cuống vừa lột bỏ, rồi bóc tách những múi mít to bằng cái chén hoa Hồng thủa trước, sắp xếp từng lượt vào một chiếc đĩa men to, rồi dâng lên bàn thờ ngoại thắp hương. Đó là một cách giáo dục của mẹ tôi về đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Tôi hiểu lắm cái chân lí ấy. Bởi một đời cây phải đổi bằng đời người. Cây cho ta hoa trái ít nhất cũng phải dăm chục năm trở đi.
 
Mùa mít chín lại đến, phiên chợ quê lại họp đông vui, tấp nập kẻ bán người mua. Ở đó tôi như gặp lại dáng mẹ năm nào đã cho tôi đi cùng, gánh mít đem bán. Một mùa mít chín nữa lại về, mẹ tôi đã mất, mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc về người phụ nữ, trên hai vai quang gồng quang gánh, dăm ba quả mít chín, trên đôi thúng tre, mùi mít chín thơm lan tỏa khắp chợ. Trong lòng tôi lại dưng dưng, ngân ngấn nước mắt nhớ về dáng mẹ ngày xưa.

Mới đó thôi, những cây mít đã qua đi hơn ba thập kỷ, bằng số tuổi tôi hiện nay. Nhưng nhiều lúc ngồi buồn nhớ mẹ, tôi cảm thấy đời người còn ngắn hơn cả đời cây, sống trên đồi cao chon von chót vót đất càng đỏ càng khô bao nhiêu mít càng tăng tuổi thọ bấy nhiêu. Cây mít trong vườn ngoại, nếu theo lời mẹ kể thì cây mít đã sống trên 100 tuổi, được xếp diện "mít trưởng lão", còn những cây mít sau này thì xếp vào loại mít 50 tuổi thuộc lớp hậu sinh. Trong số những cây mít còn lại ở vườn mít nhà ngoại thì có 2 loại mít: mít mật và "mít dai". Ngoài ra còn có một cây mít khi chín múi trắng như mỡ mà mẹ tôi vẫn thường gọi tên cho nó là Cây Mít Mỡ.

Loại mít mật khi bổ ra ăn thường phải dùng đũa, vì trong mỗi múi mít ấy như những túi mật chảy ra rất nhiều, nó không khô ráo như mít dai, đối với  "mít dai" chỉ cần gỡ hết lớp xơ nhỏ là cầm trên tay ăn vô tư. Sở thích ăn mít là tùy thuộc ở mỗi người, người thì thích ăn mít mật nhất, người thì lại thích ăn mít dai. Riêng bà xã nhà tôi, năm nào cũng phải nhắc đi nhắc lại bà chị tôi quản vườn mít để dành một quả mít dai to nhất, gai đều nhất, không bị sâu, không bị thối, không bị vẹo, để về thắp hương ông ngoại và cả mẹ tôi như khi mẹ tôi vẫn còn sống.

Trên khắp nước Việt Nam, quanh năm chúng ta được thưởng thức hoa trái, nhưng trong số những loại hoa quả ấy, tôi vẫn nhớ nhất mùa mít đến. Bởi cây mít đã gắn bó với gia đình ngoại tôi từ rất xưa, từ khi mẹ tôi còn bé, đến nay cả ông ngoại và mẹ đã mất, bản thân tôi đã gần bốn mươi tuổi đời, hẳn cây mít mãi là hình ảnh thân thương, gần gũi, bình dị trong vườn nhà ngoại./.

Phùng Hoàng Anh ( Vannghetre)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Van-hoc-nghe-thuat/Tan-van/2015/05/59B53011/


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 18
Total: 65206602

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July