Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Ghi ở Đảo chìm Đá Lớn - Trường Sa Ghi ở Đảo chìm Đá Lớn - Trường Sa , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean.vn)-Nằm cách Cam Ranh, Khánh Hòa gần 400 hải lý, đảo chìm Đá Lớn là một bãi san hô nằm giữa Trường Sa nắng gió. Ở đây, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang ngày đêm canh giữ biển trời của tổ quốc.

Quần đảo Trường Sa của Việt Nam có 12 đảo chìm gồm Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le và Tốc Tan. Đây là những bãi san hô trên biển, khi nước thủy triều lên, các bãi san hô bị ngập nước, khi thủy triều xuống, lộ rõ những hòn đảo. Trên những bãi san hô này, hải quân nhân dân Việt Nam tổ chức các điểm đóng quân, ghi dấu chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc và trở thành điểm tựa vững chắc của ngư dân đang ngày đêm vươn khơi, bám biển.

Sau hai ngày lênh đênh trên biển, tàu HQ 561 đưa chúng tôi đến với cụm đảo chìm Đá Lớn. Đây là bãi đá chìm San Hô nằm trong cụm đảo Nam Yết và từ lâu đã tạo thành lá chắn vòng ngoài, bảo vệ sườn phía Đông của các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong chiến lược quân sự biển, đây là điểm đóng quân hết sức quan trọng, có thể phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo, tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và cho các đảo khác chống lại sự xâm chiếm và lấn chiếm của các thế lực nước ngoài.

Với vị trí chiến lược quan trọng đó, từ năm 1988, dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo Bộ quốc phòng tiến hành xây dựng các điểm trên đảo chìm Đá Lớn.

 

Điểm B, đảo Đá Lớn nhìn từ xa.

Điểm B, đảo Đá Lớn nhìn từ xa.

 

1h sáng, tàu HQ 561 buông neo gần điểm B đảo chìm Đá Lớn. Hơn 200 con người trên tàu đều không ngủ, chạy ngược lên boong, dõi theo vùng sáng lung linh giữa biển khơi. Nhiều người không cầm được cảm xúc, hét lớn rằng “Trường Sa đây rồi”. Theo hải trình của đoàn công tác, mờ sáng, chúng tôi được trung chuyển xuống các xuồng cao tốc để vào thăm điểm B đảo Đá Lớn. Đang là mùa nắng, mặt trời như một quả cầu khổng lồ rực đỏ phía xa khiến cho khung cảnh đảo Đá Lớn trở nên vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Từ điểm buông neo của tàu HQ 561, mất khoảng 20 phút để đến được bãi ngầm B Đá Lớn. Buổi sáng, nước thủy triều hạ xuống, lộ rõ bãi san hô với nhiều hình thù, sắc màu khác nhau. Nhìn từ xa, điểm B đảo Đá Lớn như một tòa lâu đài sừng sững giữa biển trời bao la với lá cờ chủ quyền bay phất phới.

Đoàn công tác của Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo và Quân chủng hải quân thăm đảo Đá Lớn.

Đoàn công tác của Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo TƯ và Quân chủng hải quân thăm đảo Đá Lớn.

 

Tòa nhà công vụ trên đảo chìm Đá Lớn điểm B.

Tòa nhà công vụ trên đảo chìm Đá Lớn điểm B.


Vui mừng dẫn đoàn khách từ đất liền đi tham quan điểm đảo, Trung úy Phan Văn Huỳnh, trưởng điểm cho biết, dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của các cán bộ, chiến sĩ, điểm B Đảo Lớn đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trong năm 2013, điểm đã phát hiện 16 lượt máy bay trinh sát nước ngoài hoạt động trong vùng lãnh thổ. 4 tháng đầu năm 2014, có 5 lượt máy bay bị phát hiện. Không chỉ kịp thời phát hiện những hành vi của kẻ thù trên biển và trên không, ở đây còn là điểm tựa vững chắc của ngư dân bám biển. 

Trường Sa là ngư trường lớn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế và trữ lượng lớn. Trong những năm qua, đã có hàng trăm lượt tàu cá của ngư dân ra ngư trường Trường Sa đánh bắt hải sản. Theo thống kê, năm 2012, có 256 lượt ngư dân ra đánh bắt, đến năm 2013, con số đó tăng lên gấp đôi. Tất cả các ngư dân khi đến đánh bắt ở ngư trường quanh đảo Đá Lớn đều nhận được sự hỗ trợ của các cán bộ, chiến sĩ hải quân. Các tàu cá khi đến điểm đảo B đều được cung cấp nước ngọt, san sẻ lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, khi thời tiết trên biển có gió lốc, bão tố, hệ thống thông tin trên đảo liên tục đưa ra các cảnh báo, kịp thời hướng dẫn ngư dân tìm nơi trú ẩn an toàn đồng thời làm nhiệm vụ cứu dân gặp nạn trên biển. Năm 2013, một ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi khi thả neo để câu cá đã bị tai nạn, đứt gân tay, các y, bác sĩ trên đảo đã kịp thời cấp cứu và dùng tàu cao tốc, đưa người vào đất liền,…

Đảo Đá Lớn có hệ thống nhà bê tông kiên cố cùng hệ thống cầu cảng đáp ứng cho tàu, thuyền vào cập đảo. Là đảo san hô, hoàn toàn không có đất, không có nước ngọt, nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó và những cách làm sáng tạo, đến nay, trên cả 3 điểm đảo, các cán bộ, chiến sĩ đều xây dựng được vườn rau, tăng gia sản xuất cùng hệ thống chứa nước ngọt đủ dùng quanh năm. Tại mỗi điểm đảo, ngoài hệ thống điện sử dụng pin mặt trời còn có hệ thống điện dùng năng lượng gió, vào mùa mưa, khi pin mặt trời không đủ để phục vụ hoạt động của đảo thì hệ thống điện gió hoạt động hết công suất.

Hệ thống điện gió.

Hệ thống điện gió.

 

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên điểm C đảo chìm Đá Lớn.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên điểm C đảo chìm Đá Lớn.

 

Để vào các điểm đảo lúc thủy triều xuống phải dùng xuồng để tăng bo.

Để vào các điểm đảo lúc thủy triều xuống phải dùng xuồng để tăng bo.

 

Điểm A, C đảo chìm Đá Lớn.

Điểm A, C đảo chìm Đá Lớn.

Trên các điểm đảo đều có các phòng chức năng như hội trường, phòng văn hóa, thư viện, phòng quân y. Hệ thống vườn rau được xây dựng quanh các lan can, gần khu vực tắm rửa của bộ đội. Đất được gửi từ đất liền ra, đựng trong các thùng nhựa, thùng xốp để trồng rau xanh.

Chăm sóc vườn rau trên đảo chìm Đá Lớn.

Chiến sĩ chăm sóc vườn rau trên đảo chìm Đá Lớn.

 

Để che chắn cho rau, các chiến sĩ tận dụng thùng đạn làm bờ rào. Vì nguồn nước ở đảo phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa nên để có nước tưới cho rau, các chiến sĩ phải tận dụng tối đa từ nguồn tắm giặt, rửa rau, nấu cơm để tưới rau. Đang là mùa hè, trời nắng chang chang từ 5h sáng đến tận 5h chiều, các chiến sĩ phải dùng những tấm màn cũ để che chắn cho rau. “Nắng gió Trường Sa, người còn khô héo chứ nói gì rau. Thế nhưng, với tinh thần vượt khó thực sự, yêu thương những cọng rau như chính bản thân mình, chúng tôi đã tạo được những vườn rau thanh niên, kịp thời bổ sung thêm nhu cầu rau xanh cho anh em. Các loại rau như muống, mùng tơi, cải mầm luôn luôn sẵn có trên đảo”, Thượng úy Nguyễn Thế Anh, Chính trị viên điểm C Đảo chìm Đá Lớn cho biết.

Nhờ làm tốt công tác tổ chức hậu cần nên ở cả 3 điểm đảo luôn luôn đáp ứng được nhu cầu rau xanh, thực phẩm của cán bộ, chiến sĩ. Mỗi năm, trung bình mỗi điểm đảm bảo gần 800 kg rau xanh, 500kg cá, 200kg thịt các loại cho các cán bộ, chiến sĩ.

Giữa trùng khơi nắng gió Trường Sa, nhưng tiếng cười, tiếng hát vẫn đầy ắp trên các điểm đóng quân của ở đảo chìm Đá Lớn. Các chiến sĩ trẻ ở đây luôn phát huy tinh thần vượt khó, xung kích của anh bộ đội Cụ Hồ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tất cả các điểm đảo đều thành lập chi Đoàn, công tác Đảng, công tác chính trị được thực hiện nghiêm túc, các phong trào thi đua, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được quán triệt đến tận từng cán bộ, chiến sĩ và được đưa vào kết quả thi đua hàng tuần, hàng tháng, hàng quý.

 

Phòng ở ngăn nắp, gọn gàng của chiến sĩ trên điểm C đảo Đá Lớn.

Phòng ở ngăn nắp, gọn gàng của chiến sĩ trên điểm C đảo Đá Lớn.

 

Chiến sĩ di chuyển giữa hai tòa nhà trên đảo đá lớn điểm B.

Chiến sĩ di chuyển giữa hai tòa nhà trên đảo đá lớn điểm B.

 

Đoàn công tác giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ trên đảo chìm Đá Lớn.

Đoàn công tác giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ trên đảo chìm Đá Lớn.


Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương – Phó Chính ủy Quân chủng Hải Quân cho biết, Đảo chìm Đá Lớn có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược biển. Là sự khẳng định chủ quyền thiêng liêng và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với vùng biển Trường Sa, là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, làm chủ vùng ngư trường, vùng biển quê hương.

Nguyên Khoa - Baonghean.vn


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65235508

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July