Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Tản văn: "Người chợ cóc" - Nguyễn Trọng Luân Tản văn: "Người chợ cóc" - Nguyễn Trọng Luân , Người xứ Nghệ Kiev
 

Описание: http://vanvn.net/upload/news/admin/logo.jpgVanVN.Net - Gần nhà tôi có cái chợ cóc. Tên chợ cóc nghe xấu, nhưng hàng chợ cóc dân dã gần với tôi hơn nên tôi thích. Người chợ cóc cũng cóc cáy, không trơn lông đỏ da như chợ “kẻ”. Chợ cóc có mươi năm nay ở cái góc dặng dừa Hoàng Cầu. Dần dà thành phố phát triển, “cóc” này nằm trên chót đường Trần Quang Diệu.

Sớm bửng mù tinh đã thấy sọt lớn sọt bé rau, thùng lớn thùng bé cá. Lợn cả con trắng phau chưa pha chặt. Hoa đóng vào sọt dính cả bùn mới nhổ trong vườn… Họ lặng lẽ xếp đặt, vừa bày hàng vừa nhặt những thứ lá sâu, con cua con cá thải loại vứt ra một chỗ. Mờ sáng đi thể dục, liếc nhìn những cái xe máy chở hàng phía sau vợ ngồi gục đằng trước ngủ, cái đầu ngật ngật mỗi khi xe vào ổ gà mà ái ngại. Sương giăng mờ ngoài hồ, người hàng phố áo trùm mũ, nai nịt tất tai ve vẩy đi bộ vừa đi vừa thở ra khói vừa ngó những khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của dân chợ cóc. Dân chợ cóc không bao giờ để ý nhìn người kẻ chợ, hay xuýt xoa với tấm quần manh áo thời thượng của người kẻ phố. Họ quen quá rồi mấy cô mấy bà sexy áo quần mặc cả mớ rau con tép còn sexy hơn. Họ thây kệ. Vẫn nhã nhặn và cam chịu nhời nhẽ của kẻ có tiền hàng phố. Tôi cũng lang thang trên đoạn chợ này hàng ngày nên biết đâu là hàng của dân chợ Hà Nội pha lẫn vào, còn đâu là hàng quê ở vườn mới tới. Chợ cóc làm khó chịu các nhà chức trách. Hầu hết người chợ cóc không biết nhà chức trách là ông gì. Họ hiền lành như con ong cái kiến.

Chỉ cách chợ cóc 300 mét là chợ Thái Hà, ở đấy rặt những cô những bà nạ dòng môi son má phấn ngồi chềnh ễnh bán hàng. Đố dám ai cự lại một nhời chê bai hàng ôi thối. Chê à? Đi chỗ khác mà mua, đừng có ám bà. Bà đập cho không còn cái răng nào mà nhai c… Bảo bà cân điêu à? Tổ sư cái cân nó sai mà mày cũng tin à? Đi chỗ khác mà mua rẻ. Hứ! Đồ nhà quê, hãm! Một lần vợ bảo anh ra mua mấy lạng thịt bò non về nhúng dấm. Tôi chọn con bé má môi xinh trông y hệt ca sĩ Thanh Thanh Hiền sà vào. Nó cười nó nói hay hơn MC, chợt nghĩ sao mày lại đi bán thịt hở cháu? Phí cả một đời. Nó cân nửa cân thịt đánh nhoáy. Tối hôm ấy vợ cằn nhằn thịt sạn thế, dai như đỉa mà cũng mua. Mình ắng lặng. Ức quá hôm sau đúng lúc chiều tan tầm đông người mình ghé lại nói rõ hùng hồn: Em bán thịt gì mà sạn thế? Hở? Nó ngẩng lên nhìn mình câng câng, cái môi trái tim nhẩu ra thành miếng mít tố nữ: sạn? Có mặt ông sạn! Sạn cái lạn càn cạn… Từ ấy cái cổng chợ Thái Hà với tôi giống như lối vào An Lạc Viên. 

Ở chợ cóc, mua cái gì không ưng, thiếu vài lạng mai ra bảo nó. Nó xin lỗi vâng cháu xin bà, cháu đổi, bà thương cháu như con bà đừng mắng cháu mất khách. Thế thì ai nỡ… Phố tôi ngoại trừ những nhà đông người, ô sin hay ra chợ nhớn Thái Hà còn thì ai cũng có mối quen. Có cả số điện thoại để nhỡ mưa gió gọi nó mang vào. Mà hàng đến nhà không thiếu một cọng hành. Có hôm mang rau vào nó còn bảo: Cô ơi lấy ớt cho chú này không có cô lại bị mắng. Nằm trên gác nghe thấy chợt nhận ra con bé nhà quê đã biết tính nết từng người trong nhà tôi rồi. Một hôm vợ tôi về buồn thiu thiu bảo thương quá thương quá anh ạ. Tôi vội hỏi: cái gì, cái gì? Vợ bảo: thằng chồng con bé hay bán rô ron cho nhà mình ấy… Thì sao, thì sao nào? Vợ tôi thảng thốt: cả hai đứa va vào ô tô, vợ nó chết rồi chồng bất tỉnh nằm trong viện Hà Đông. Hôm nay chợ vắng quá. Cả chợ đi đám tang còn lèo tèo mấy hàng rau chợ Thái Hà mang vào chả ai mua. Mấy đứa đi về khóc quá anh ạ. Ôi kẻ chợ. Hình dung ra cái chợ ồn ào thế nay vắng teo vì một con bé bán cá bị tai nạn chết. Có mà bố nhà chức trách chết chợ vẫn đông vẫn ồn ào. Chả cần làm to mới biết thương dân, kẻ nhà quê ra chợ nên họ mới thương nhau đến thế. Cái thương của kẻ cùng chân bùn tay lấm đầu hôm sớm mai bỏ con ở nhà chạy chợ nuôi con những mong khấm khá…
Một trưa, tôi ghé hàng bia cỏ ven đường dốc Vệ sinh xuống. Có người đàn ông và cốc bia còn non nửa cười cười thân thiện với mình. Lấy làm lạ nhưng nín thinh. Đề phòng là chính. Nó khà cái, chú Luân đi đâu về đấy? Ô sao ông biết tên tôi? Nó cười tươi, chú là chồng cô Thư mấy năm nay toàn mua thịt nhà cháu. Ôi thế hả? Mày ở Chương Mỹ hả? Vâng ạ cháu ở Văn Võ. Cô bảo chú làm giám đốc nghỉ hưu rồi mà ăn uống khó tính lắm phải không? Chú uống với cháu cốc bia. Thôi thôi, mày kiếm được mấy mà mời, chú mời. Nó kể nó đi bộ đội lên Lạng Sơn ba năm rồi về, đi xin làm công nhân xây dựng. Vợ con nheo nhóc quá. Thương vợ bỏ về quê, không nhẽ ôm nhau đói. Ba sào ruộng làm đánh phẹt cái xong vợ chồng đi bán thịt, rồi bây giờ cứ chiều tối chồng mua lợn mổ xong ba giờ sáng hai vợ chồng leo lên con Dream, vợ đàng trước lợn đàng sau ra thủ đô. Trong khi chờ vợ bán hết chỗ thịt nhà quê ấy thì chồng nằm chéo khoeo trên yên xe nấp sau cây bằng lăng mà ngáy khò khò. Đứng trưa, chả ăn uống gì lại vù vù đưa vợ vượt bốn chục cây số về bắt lợn mổ cho ngày mai. Nó bảo cháu có hai ba chục nhà quen như nhà chú. Nhà nào cũng mỗi ngày ăn cả cân chỉ nhõn nhà chú ngày có ba lạng, chả trách chú gầy. Hì hì dưng mà chú gầy mà…vẫn khỏe. Hì hì…

Mùng 2/12 vừa rồi, Chủ nhật tốt ngày. Tôi nhớ rõ thế bởi hôm ấy nhiều cuộc hội họp tình nghĩa lắm. Tôi lại ngồi quán bia cỏ ấy. Trời se lạnh. Một đám người thanh lịch đi ngoài đường ngó vào cười rất tươi. Ôi trời này mà chú cũng đi uống bia à? Đi uống rượu với cháu đi? Tưởng ai hóa ra vợ chồng bán thịt đi với ba đứa bán cá và một đứa bán rau. Không thể nhận ra những cư dân chợ cóc nữa. Thằng chồng comlê đen, vợ nó váy dạ trên gối khoác ngoài măng tô, còn mấy đứa bán rau áo len thụng quần legin màu khói. Tóc nhuộm màu lửa, mặt tươi như hoa. Chúng nó nắm tay nhau cười rinh rích ngược lên đầu Ô Chợ Dừa. Chủ quán bia gọi với theo: đám nào thế? Thằng chồng nhà bán thịt ngoái lại: Con cái Quế bán gà đấy chị ạ, ăn ở trên Mạnh Hoạch, em đi đây ! Đằng sau rồng rắn hai chục người nữa toàn váy áo như người kẻ chợ thứ thiệt đi đứng đoan trang cười nói rộn ràng. Chợ cóc hôm nay họp sớm tan sớm để họ đi đám cưới. Ra là cô dâu bán gà còn chú rể bảo vệ một cơ quan trên con phố cụt Trần Quang Diệu. Cả chợ đi bộ lên nhà hàng đám cưới cách nửa cây số. Rất nhiều phong bì mừng cưới năm chục một trăm của những bà những chị hay đi chợ cóc nơi này nhờ gửi. 

Tôi bâng khuâng nhìn theo họ. Đẹp và vô tư. Cái vai diễn của đời cất biến đâu hết cả. Họ nguyên xi là con người những người biết yêu thương nhau thật lòng và đằm thắm.

 Theo Hội nhà văn Việt Nam


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65237514

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July