Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 26/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Bố và nước Nga Bố và nước Nga , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Vĩ đại, nhân hậu, thân ái... là những từ bố dành để nói về nước Nga và con người Nga. Dường như với bố nước Nga là một phần máu thịt mà mỗi con người bố đã gặp, đã yêu là một phần máu thịt đó.

Mười bảy tuổi bố xa vùng quê xứ Nghệ để đến với một đất nước xa lạ - nơi mà với vốn kiến thức có được lúc đó bố chưa thể hình dung ra. Sáu năm được tôi rèn trong Trường Đại học Lêningrat bố dần hoàn thiện mình và yêu quý hơn mảnh đất đã cho bố tri thức, đào tạo bố nên người. Số tài sản mà sáu năm “đi Tây” bố mang về cho ông bà nội là bốn thùng sách và một chiếc đồng hồ để bàn xinh xắn. Có lần tôi hỏi sao bố đi Liên Xô không mang về nhiều thứ như bác Công mà toàn là sách, sách của bố chẳng ai đọc được cả. Bố cốc yêu vào đầu tôi và bảo lớn lên con sẽ hiểu và con sẽ đọc được.

w

Bố công tác xa, thỉnh thoảng mới về thăm nhà, mỗi lần bố về là tôi có hàng tá câu hỏi để hỏi bố - nhất là khi lần giở những quyển anbom ảnh mà bố mang về từ nước Nga xa xôi. Tôi hay thắc mắc tại sao ở nước Nga lại có nhiều tượng đài đến thế! Bố thường ôm tôi vào lòng, xoa lên mái đầu khét nắng của tôi rồi bảo vì đất nước này có nhiều anh hùng con ạ!

Rồi những khi rỗi rãi bố thường kể cho chị em tôi nghe những kỷ niệm thời bố còn là sinh viên. Bố kể ở nước Nga mùa đông lạnh lắm, đi chợ mua trứng mà đánh rơi lập tức đóng băng, lấy chân đá có khi cong cả mũi giày; rồi về căn phòng nơi bố ở có chiếc cửa sổ lớn sáng nào cũng co mấy chú chim bồ câu cúc cù bên cửa sổ chờ ăn bánh mì vụn; rồi về mùa thu hoạch nho, táo bố và các bạn bố thường đến nông trang thu hoạch cùng nông dân hay những buổi bố cùng các bạn đi xem bảo tàng, chiếu bóng... Và chị em tôi đã lớn lên với những lời giải thích của bố về thế giới quanh mình cùng những hồi ức đẹp về nước Nga...

Ngày tôi bắt đầu học ngoại ngữ bố bảo: Ngôn ngữ là phương tiện hiệu quả nhất để con tiếp cận, hiểu về một đất nước hay một nền văn hóa. Nếu ví ngôn ngữ Pháp là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ Ý là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính trị... thì ngôn ngữ Nga là tổng hòa của các ngôn ngữ đó. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao sau hơn 40 năm rời xa giảng đường đại học bố vẫn tự hào khi có những người thầy, người bạn, đồng nghiệp Nga chân tình đến như thế.

Bố và nước Nga
Mùa thu vàng (Levitan)

Năm 2009, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thầy trò Xô-Việt” bố háo hức mong chờ làm cho cả nhà tôi cũng hồi hộp mong theo nhưng đến hôm truyền hình trực tiếp thì không thấy có cô và thầy của bố xuất hiện bố buồn lắm, bố bảo ngành Khí tượng của bố nghèo nên không có kinh phí để tri ân thầy cô nhân ngày lễ lớn nhưng được gặp những người mà họ góp phần rất lớn trong việc đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành cho đất nước bố cũng thấy hạnh phúc rồi. Bố bảo họ là những người thầy lớn của dân tộc ta và chúng ta phải mang ơn họ.

“Chất Nga” trong con người bố thể hiện rõ qua cách ứng xử trong cuộc sống. Tôi còn nhớ ngày bác Phạm Văn Đồng qua đời, khi nghe tivi đưa tin bố bảo cả nhà bỏ đũa yên lặng để tưởng nhớ bác. Lúc ấy cả nhà làm theo chứ chưa hiểu gì. Sau đó bố mới giải thích rằng: Ở nước Nga mỗi khi có một người có công lớn với đất nước ra đi, khi nghe tin thì bất kể ở đâu hay đang làm gì mọi người đều giành một phút yên lặng tưởng nhớ họ. Hay cách bày dạy cho con cái những chuẩn mực đạo đức mà sau này chúng tôi nhận thấy đó là những chẩn mực đạo đức, văn hoá của các nhà tư tưởng lớn mà cả nhân loại tiến bộ đang mong muốn đi theo.

Liên Xô tan rã, bố buồn lắm. . Song tình yêu, niềm tin vào nước Nga và con người Nga của bố không hề thay đổi. Đến bây giờ nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi tại sao một đất nước xa lạ với những con người không cùng dòng máu, màu da lại để lại trong bố nhiều điều cao cả đến vậy. Bố thường nói với chị em tôi rằng vùng quê xứ Nghệ cho bố tính kiên trì, chịu khó, ham học còn nước Nga là nơi cho bố tri thức, đào tạo bố nên người. Không chỉ bố biết ơn nước Nga, người Nga mà cả nhân loại phải ghi nhận công lao của họ.

Hàng năm nhân ngày chiến thắng phát xít Đức hay kỷ niệm thành công Cách mạng Tháng Mười Nga… Đài truyền hình Việt Nam thường thực hiện những chương trình như “Thầy trò Xô-Việt”, “Bài ca chiến thắng”, “Một thời để nhớ”… tôi lại thấy bố như được sống lại những tháng ngày mà triệu triệu con tim hướng về nước Nga như hướng đến mặt trời chân lý, những ngày mà cả đất nước Nga dồn sức cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Hóa ra không chỉ những tâm hồn đồng điệu mới tìm đến với nhau mà những dân tộc cùng chung mục đích ấm no, tự do, hạnh phúc, hòa bình, phát triển... cũng trở nên gần gũi nhau trong quá trình đấu tranh để hiện thực mục tiêu cao cả của thời đại.

Nước Nga thời hoàng kim đã không còn nữa. Mặt trời CNXH đang bị những đám mây đen che phủ nhưng bố vẫn tin vào bản chất nhân hậu, vị tha, yêu lao động, kiên cường… của nhân dân Nga. Bố vui khi những người đứng đầu đất nước Nga tâm huyết với sự nghiệp đưa nước Nga phát triển trở lại là một nước hùng cường. Bố tâm đắc với câu nói của tổng thống Nga V. Putin rằng: người nào quên đi lịch sử hào hùng của nước Nga thì người đó không có trái tim còn người nào nuối tiêc quá khứ mà không có ý thức xây dựng một nước Nga hùng mạnh thì người đó không có lí trí.

Đồng lương của một nhà khoa học trong ngành khí tượng của bố khá vất vả trong việc nuôi ba chị em tôi ăn học nên người. Lời hứa các con phải học thật giỏi bố sẽ cho các con đi du học tại Nga mãi là kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của chị em tôi. Mặc dù vất vả do đặc thù nghề nghiệp nhưng bố rất say mê, trách nhiệm với công việc của mình và có những cống hiến to lớn đối với đất nước. Lời dạy “người tốt là người làm được nhiều việc tốt cho mọi người” mãi là phương châm sống của chị em tôi. Giờ đã nghỉ hưu, nhưng bố vẫn miệt mài làm việc, vẫn theo dõi sát sao các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong nước, thế giới và đặc biệt quan tâm đến chính trường nước Nga. Bố bảo bố sống và làm việc như thế này bởi bố mang ơn những người bạn của bố đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc cho những người như bố được đi học vì lúc đó đất nước đang gồng mình chống chọi với cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ… và vì bố không bao giờ quên được lời dặn của thầy hiệu trưởng Trường Đại học Lêningat khi tiễn chân bố về nước: “Em hãy mang những kiến thức đã học ở đây về phục vụ đất nước em. Hãy nói đúng về chúng tôi và đất nước chúng tôi ”

TRẦN THỊ BÍCH THỦY

(Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh)

theo hà tĩnhonline


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65249722

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July