Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử , Người xứ Nghệ Kiev
 

  Với Xuân Diệu thì mùa xuân thường gắn tuổi trẻ và tình yêu. Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu viết:Của ong bướm này đây tuần tháng mật/ Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất/ Của yến anh này đây khúc tình si... Nhà thơ đã nắm bắt được những nét đặc trưng của mùa xuân. Mùa xuân là mùa của ong bướm, cỏ cây, hoa lá... Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu tràn đầy sức sống. Sức sống của mùa xuân cũng chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu chọn “này đây lá của cành tơ phơ phất”. “Cành tơ” là sự non tơ, gợi cho người đọc liên tưởng đến những chàng trai tơ, những cô gái tơ. Xuân Diệu rất sợ thời gian cướp mất tuổi xuân: Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già. Nhà thơ của chúng ta hiểu một cách sâu sắc quy luật của đời người: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu không chỉ gắn với tuổi trẻ mà còn gắn với tình yêu lứa đôi. Xuân Diệu là người yêu vồ vập, sôi nổi, đắm đuối. Chỉ có nhà thơ mới biết được “tuần tháng mật” của ong bướm; chỉ có nhà thơ mới nghe được “khúc tình si” của yến anh và cũng chỉ có nhà thơ mới cảm nhận được “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Nhà thơ muốn tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ: Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn say cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều/ Và non nước và cây và cỏ rạng/ Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời tươi/ - Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

Hàn Mặc Tử cũng viết về mùa xuân n hưng không vồ vập, sôi nổi, đắm say như Xuân Diệu mà trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng. Mở đầu bài thơ Mùa xuân chín là khung cảnh: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng./ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lý/ Bóng xuân sang. Mùa xuân về lặng lẽ và êm ái. Âm của các từ lan, tan, vàng, sang vừa đủ để diễn tả bước đi hết sức khẽ khàng của mùa xuân. Thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế sự biến đổi không gian. Đúng vào thời điểm “khói mơ tan” cũng là lúc “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Từ láy “lấm tấm” làm cho màu vàng của những mái tranh cứ hiện dần lên. “Lấm tấm” còn cho ta biết tầm nhìn của thi sĩ. Nếu Xuân Diệu nghe được “khúc tình si” của “yến anh” thì Hàn Mặc Tử cũng nghe được “sột soạt gió trêu tà áo biếc trên giàn thiên lý”. Thiên nhiên dưới con mắt của Hàn Mặc Tử cũng tình tứ lắm. Nếu Xuân Diệu khoe “này đây hoa của đồng nội xanh rì” thì Hàn Mặc Tử chỉ lặng lẽ tả “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Và trong cái khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống đó xuất hiện “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Họ đang hát một cách say sưa . Thi sĩ vừa nghe, vừa nhìn, vừa cảm: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/ Hổn hển như lời của nước mây/ Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc/ Nghe ra ý vị và thơ ngây. Ở đây có sự hoà hợp giữa mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Các cô thôn nữ tươi trẻ đang hát những bài hát về tình yêu trong một không gian mùa xuân thật thoáng đãng. Đó là mùa xuân đang xanh. Nhưng mùa xuân xanh qua đi rất nhanh: Khách xa gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng chớt nhớ làng/ Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Phải đọc đi đọc lại nhiều lần ta mới phát hiện được những nét tương phản của hai bức tranh. Một bên “sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Còn bên kia “dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Cái xanh tươi của cỏ đối lập với cái chang chang của nắng. Một bên “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Còn bên kia “chị ấy năm nay còn gánh thóc”. Cô và chị, bao cô và chị ấy, hát trên đồi và gánh thóc dọc bờ sông. Một bên còn xuân xanh, một bên đã qua thời tuổi trẻ. Bên thì đông vui, bên thì lặng lẽ một mình. Từ hình ảnh Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang mà Hàn Mặc Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi! Đó là quy luật không ai có thể cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà vẫn tiếc thầm cho họ và cả thầm tiếc cho mình, tiếc cho cái tuổi thanh xuân một đi không bao giờ trở lại.

Rõ ràng cùng viết về mùa xuân nhưng Vội vàng của Xuân Diệu và Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử có những cách thể hiện khác nhau. Mỗi cách thể hiện có cái hay riêng. Ta thích sự vồ vập, sôi nổi, đắm say của Xuân Diệu nhưng ta cũng thích sự trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng của Hàn Mặc Tử. Chính cá tính sáng tạo làm nên nét riêng độc đáo của từng nhà thơ.

MAI VĂN HOAN

Nguồn: vanhocquenha


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 60467390

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July