Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Kỷ niệm 123 năm sinh nhật Bác Hồ kính yêu: Thăm đền thờ Bác tại Khu di tích K84 Kỷ niệm 123 năm sinh nhật Bác Hồ kính yêu: Thăm đền thờ Bác tại Khu di tích K84 , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Chúng tôi cùng đoàn người có công với Cách mạng quận Ba Đình về thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K84, nơi Bác đã từng làm việc và yên nghỉ sau khi về cõi vĩnh hằng đến trước khi Người trở về Lăng ở thủ đô Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nước, từ năm 1957 - 1975, tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.

Ba Vì- một vùng đất thiêng

Với bề dày lịch sử, Ba Vì là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giá trị  như: cụm di tích Đền Thượng- Đền Trung- Đền Hạ thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh; Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia; Đền thờ Bác Hồ tại Khu di tích lịch sử K84, nơi lưu giữ những kỷ vật liên quan đến Bác Hồ khi Người ở đây; Đền Bà Chúa Đá Đen, nơi thờ hai thân mẫu của Sơn Tinh là Chúa Thượng Thiên và Chúa Thượng Ngàn do chính ba anh em Nguyễn Tuấn, Nguyễn Cao Sơn và Nguyễn Quý Minh lập, cùng hàng trăm danh thắng tươi đẹp nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh- Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn- Suối  Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ- Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị...  

Đề thờ Bác trên đỉnh Ba Vì

Vì thế, nơi đây được coi là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng văn hóa cổ xưa của nước ta. Hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa- tâm linh và thắng cảnh thiên nhiên ít nhiều đều có nguồn gốc và liên quan đến những truyền thuyết xung quanh vị thánh đứng đầu trong “tứ bất tử” của Việt Nam là Thánh Tản Viên cùng với hai người em thúc bá với Nguyễn Tuấn (Sơn Tinh) là Nguyễn Cao Sơn (Sùng công) và Nguyễn Quý Minh (Hiển công) đều lớn lên và hiển đạt từ tay nhũ mẫu (mẹ nuôi) Ma Thị Cao Sơn, mà dân gian thường gọi là bà Chúa Thượng Ngàn, còn mẹ đẻ của Nguyễn Tuấn tên là Đinh Thị Điêng, người đời gọi chệch thành Đen, là bà Chúa Thượng Thiên.

Nếu chỉ đi thăm hết từng ấy di tích, thắng cảnh của Ba Vì, mỗi địa chỉ vài ngày cũng mất chừng nửa năm có lẻ. Ấy là chưa kể có những nơi khiến người ta  đến rồi ngơ ngẩn muốn ở lại dài dài để nghe người dân trong vùng kể về những huyền tích, giai thoại lịch sử hoặc là sự ứng nghiệm từ việc chăm lo hương khói, bảo tồn di sản mà Tổ tiên đã để lại cho muôn đời con cháu đời sau; những câu chuyện về nàng công chúa Ngọc Hoa, vợ của Sơn Tinh và là con gái thứ hai của vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng đời thứ 18) dạy người dân làm ra lửa, làm ruộng, mở hội, săn bắn, kéo vó, luyện võ, dệt lụa, múa hát,... Hiện đền thờ Bà được đặt ở đỉnh núi thứ 3 của Ba Vì. Còn đỉnh thứ nhất ở độ cao 1227 mét đặt đền thờ Bác Hồ và đỉnh thứ hai ở độ cao hơn 1100 mét đặt đền thờ Thánh Tản Viên.

Tuy nhiên cũng tại Ba Vì có một di tích lịch sử- văn hóa đặc biệt, đấy là nơi Bác đã từng làm việc, yên nghỉ sau lúc ra đi để lại muôn vàn sự tiếc thương cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Những lần “bôn ba” của Bác

Năm 1957, Bác lên Đá Chông, Ba Vì để thăm và chỉ đạo cuộc diễn tập của Sư đoàn 308. Bác dừng lại nghỉ trưa nơi tảng đá và dở cơm nắm ra ăn, ngay dưới chân ba mũi chông nhọn hoắt chĩa lên trời xanh. Năm 1958, Bác lại lên đây quan sát địa thế để cho xây dựng một căn cứ dành riêng cho Bộ Chính trị. Năm 1960, khu căn cứ được xây dựng xong và được đặt bí danh quân sự là K9. Từ đấy Bác thường lui tới đây để nghỉ ngơi và họp Bộ Chính trị vạch đường lối chỉ đạo cách mạng miền Nam. Hiện phòng họp của Bộ Chính trị, phòng nghỉ của Bác và đồng chí Vũ Kỳ cùng những kỷ vật từ năm 1957- 1975 vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn.

Đến năm 1969, sau khi Bác ra đi, khu căn cứ này đổi tên thành K84 cho đến nay. K84 là nơi Bác đã từng yên nghỉ từ 1969- 1975, trước khi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình xây xong đón Bác về. Tuy nhiên nếu tính tháng thì từ 1969- 1975, Bác chỉ nghỉ tại K84 khoảng 54 tháng (4 năm rưỡi). Ngay sau khi Bác mất, Bộ Chính trị đã bố trí khu 75A tại thủ đô Hà Nội để Bác yên nghỉ cho đến cuối năm 1969.

Ngày 23/12/1969 đoàn xe đặc biệt xuất phát từ 75A đưa Bác lên K84 yên nghỉ. Để di chuyển thi hài Bác tuyệt đối an toàn, một chiếc xe Zin 157 đã được cải tạo lại theo đúng yêu cầu. Các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam bùi ngùi đưa tiễn Bác trong đêm đông giá lạnh. Nhiều người đưa tiễn Bác ngày ấy còn nhớ như in, đó là vào một đêm gió mùa đông bắc tràn về giật từng cơn trên các lùm cây hai bên đường. Nhưng đoàn xe vẫn lặng lẽ vượt qua thị trấn, bò xuống các cây cầu, trườn lên trên bờ đê của chặng đường dài hơn 70 km, để đưa Bác đến nơi yên nghỉ an toàn .

Sau một năm Bác yên nghỉ tại đây, cuối tháng 11/1970, trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, đặc biệt là vụ biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Sơn Tây hòng giải vây trại giam tù binh Mỹ, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác trở về khu 75A. Đúng 22 giờ ngày 3/12/1970 đoàn xe lại lặng lẽ rời K84 di chuyển Bác về Hà Nội.

Ba chiếc xe phục vụ đưa thi hài Bác lên K9 và trở về Hà Nội, nay được trưng bày nơi đây.

Vào mùa thu năm 1971, Mỹ đã sử dụng 277 lượt chiếc máy bay rải 8.312 đơn vị hóa chất xuống vùng trời Hà Nội và các vùng rừng núi thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà, tạo ra những đám mây lạnh xúc tác trong không khí gây ra những trận mưa dữ dội làm Hà Nội và các vùng lân cận ngập chìm trong biển nước.

Trước tình hình đó, ngày 18/8 Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định chuyển Bác về khu căn cứ K84 trong mưa giông. Vì không thể chờ nước rút, thay vì sử dụng chiếc xe Zin 157 đã từng di chuyến Bác trong những lần trước đó, một chiếc xe Páp (xe lội nước) đã được thiết kế lại để đảm nhận nhiệm vụ này. Cùng với chiếc xe Páp còn có 3 chiếc xe bọc thép có trang bị pháo ĐKZ84 và 3 khẩu đội pháo 14,5 ly đi hộ tống, đề phòng máy bay địch phát hiện được cuộc hành quân đầy cam go này của ta. Bởi những lần trước thi hài Bác được di chuyển vào ban đêm, còn lần này di chuyển giữa ban ngày.

Đến mùa hè năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta  bước vào giai đoạn khốc liệt nhất ở các chiến trường Quảng Trị, Khu V, Tây Nguyên, Bình Long, Phước Long,...Đề phòng chính quyền Ních Xơn có thể liều lĩnh đánh phá thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định di chuyển thi hài Bác đến Khu hang K2, phía tả ngạn sông Đà thuộc địa phận huyện Hưng Hòa, tỉnh Phú Thọ. Vậy là chiếc xe Páp lại một lần nữa được giao đảm đương nhiệm vụ này. Đúng 21 giờ ngày 11/7/1972 đoàn xe xuất phát từ Khu K84 tiến sang Khu K2.  

Do điều kiện rừng núi hiểm trở đi lại khó khăn, đời sống người dân còn nhiều vất vả, lại thiếu nhiều tiện nghi phục vụ việc bảo quản thi hài Bác, cũng như nơi ăn ở cho các chuyên gia Liên Xô, đêm ngày mồng 4 Tết năm 1973 đoàn xe cập bến  Khu hang đá K2 để di chuyển Bác về Khu K84. Dòng sông Đà mùa xuân nước chảy êm đềm, trong vắt. Hai bên bờ sông phủ một lớp sương mù mỏng như chiếc khăn voan khổng lồ, tạo nên cảm giác mờ ảo lạ thường như trong truyện cổ tích. Đoàn người và xe lặng lẽ vượt từ tả ngạn sang hữu ngạn sông Đà.

Và đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời khu căn cứ K84 tiến về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấm dứt thời kỳ “bôn ba” của Bác sau 6 năm Người đi xa.

Vậy là, sau khi Bác vĩnh biệt chúng ta, từ năm 1969- 1975, Người vẫn còn “bôn ba” nhiều lần, qua 3 địa điểm bí mật khác nhau trước khi trở về Quảng trường Ba Đình lịch sử. Mỗi lần như vậy cũng là một trận chiến đấu đầy cam go để giữ yên giấc ngủ cho Người của nhiều đơn vị, sĩ quan và chiến sĩ trong toàn quân./.    

ĐỖ NGỌC YÊN

Theo Tạp chí Văn nghệ Quân đội


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65231294

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July