Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 28/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Quê hương một chốn đi về Quê hương một chốn đi về , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 Ảnh minh họa - nguồn Internet

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn trở về của những đứa con xa. Quê hương với biết bao hoài niệm, là những gì nhỏ bé nhất, gần gũi và thân thương nhất. Ôi ngọt ngào biết bao hai tiếng Quê hương! Xin trân trọng giới thiệu cùng Bạn đọc tản văn của TS Đỗ Quang Hoà với những tâm tư của người con xa xứ! 

         Hôm nay đọc tin trên mạng, biết tin nhà thơ Đỗ Nam Cao, đã từ trần. Xem mục tiểu sử thấy ghi. Tên thật là Đỗ Sơn Cao. Sinh ngày 08-6-1948 tại Liên Hòa, Phú Xuyên, Hà Tây (nay là Hà Nội). Học Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội....

       Mình đã có lần đọc thơ của ông thi sĩ này này ở đâu đó rồi  mà không nhớ ra được nhỉ ?.

      Chợt nhìn thấy tập thơ của chú Lưu Trang dưới quê gửi cho tuần trước. Chú Lưu- Phú Xuyên- họ Đỗ. Nhớ ra rồi, trong tập thơ và ca dao, tục ngữ của của huyện Phú Xuyên xưa và nay, (không biết để đâu mà tìm chưa ra). Tập thơ  dầy dễ đến mấy trăm trang, do UBND Huyện bỏ tiền ra in, ban chỉ đạo toàn chánh, phó chủ tịch Huyện, chú Lưu có chân chỉ đạo trong ban biên tập.

      Vì là thơ, ca, hò, vè dân gian sưu tầm,  mục tiêu số lượng là chính nên chất lượng không dám nói,  chỉ được cái in đẹp. Không biết có phải vì có tay trong không mà phần thơ, ca, hò vè của xã Phú Yên hơi bị nhiều, có mấy bài vè của cụ lang Canh, bà nội chú Lưu Trang.

      Chú Lưu  là một nhà văn hoá dân gian, nhờ  công sưu tầm ghi chép của chú và mấy vị nữa ở  làng mà đám hậu sinh, năm thì mười hoạ mới đáo về quê như mình biết được lịch sử, văn hoá quê mình thế nào. Có thể coi các cụ là những người cần mẫn lưu giữ và chuyển tải hồn quê. Họ là những người có cuộc sống giản dị và nhân hậu như chú Lưu đây:

Sáng đi bừa

Trưa cắt tóc

Chiều dạy học

Tối làm thơ

Người đâu không ngẩn không ngơ

Mà sao bận sớm, bận trưa, bận chiều ?

       Cụ Lang, làm  nghề bốc thuốc, hay làm thơ, làm vè. Là em út nhà cụ nội,  mình phải gọi là cụ trẻ, vì cụ không chênh tuổi với bà nội nhiều.  Ngày bé tý, nhớ  có lần về quê  bà nội đã dẫn mình xuống thăm cụ. Một cụ bà nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, mặc váy, đầu cạo trọc như nhà sư. Cái làng Giẽ quê mình hơn trăm năm trước được cụ ghi lại như thế này:

“...Giai làng đi làm thợ may

Con gái ngày rày giữ việc đăng ten

Ai đi đến đấy cũng khen

Trẻ con làng Hạ kiếm tiền như chơi

Già thì ngồi mát thảnh thơi

Con giai đương thời xóc đĩa, tổ tôm

Liền anh làng Hạ cũng khôn

Xin phép mở cái chợ Hôm cuối Làng

Dãy hoa gạo đỏ bên đường

Dưới sông có bến, trên đường có ga

Lại thêm con đường hoả xa

Ô tô, tàu chạy thực là vui thay

Quán hàng bán đắt buôn may

Ả đào giở tỉnh, giở say làm tiền…”

Dãy hoa gạo đầu Làng ngót trăm năm sau, lại đi vào thơ bà Nguyễn Thị Vinh thế này:

“Ngày còn nhỏ, thích xa nhà

Đi đâu cũng được, miễn là được đi

Lang thang mây chẳng định kỳ

Có chân không bước, ích gì chân ơi!

Bây giờ mỏi bước đường đời

Đi đâu cũng chỉ nhớ trời một phương

Nhớ hoa gạo đỏ bên đường

Nhớ nhà rưng rức, hồn nương mây về”.

        Nghe nói bà Vinh giờ định cư ở Na Uy. Trong một tác phẩm xuất bản ở hải ngoại bà viết " Nếu như bồng là loại cỏ lá dài và rất nhẹ , hoa trắng bay phất phơ trong gió như bông, mà văn học cổ của người Tàu thường nhắc đến , thì quê nhà tôi cũng có một loại cỏ giống thế nhưng người mình gọi nó là cỏ lau, nhỏ hơn lau sậy.  Thời trẻ thơ tôi sống ở Hà Nội vào kỳ nghỉ hè tôi được về thăm quê nội ở làng Giẽ Thượng tỉnh Hà Đông. Từ làng tôi đến ga xép Cầu Giẽ phải đi bộ khoảng hai cây số đường làng hoặc có thể ngồi đò vì làng tôi nằm dọc theo nhánh của con sông Hồng Hà . nhưng cầu Giẽ chỉ là một ga xép không có một trạm bưu điện mỗi khi gửi một cái thư hay nhận bưu phẩm lại phải đi bộ chừng hai cây số dọc theo đường tàu đến ga Cầu Guột . Từ cầu Guột cũng có thể đi bộ dọc theo đường làng hay ngồi đò để đến làng Vân Hoàng là quê ngoại của tôi, mà từ nhỏ vì mồ côi cha từ năm lên bốn tôi ít được tiếp xúc với bên nội nên tôi đã coi Vân Hoàng là quê hương chính…."

       Cái tình quê hương vấn vương, cái tình quê tha hương trong thơ bà Vinh lại trở về với bao hoài niệm trong thơ của  thi sĩ Đỗ Nam Cao.

"Cho chân vào cái cối đời

Niềm tin ra bã lại vời đến quê

Cổng làng

Như lá bùa mê

Chợt kinh hoảng sợ

Chợt tê tái buồn

Làng ơi

Cúi lạy thành hoàng

Cho con được phép khẽ khàng vào quê

Ngõ quên trâu dẫn lối về

Vườn xưa mất dấu trăng thề vườn xưa

Bẻ gai bưởi để nhể chưa

Ruột con ốc vặn cay chua với gừng

Ngẫm mà kinh

Nghĩ mà mừng

Xắn tay áo vặn sợi thừng cột trâu

Ao tình quẳng hết lưỡi câu

Chụm tay hớt bống bế bầu bạn xưa

Bà còng đi chợ trời mưa

Con xin làm gậy đi đưa bà còng

Đụng non xanh mấy quả bòng

Nhả nhơi mấy sợi tơ hồng nhả nhơi

Lăn vào rơm rạ mà chơi

Còn mê hồn trận dạ thôi xin chừa

Đầm đìa bụi duối mưa mưa

Nơi chôn nhau đất giun vừa đùn lên

Dậy trời sấm sét vang rền

Mẹ ru con

Trôi đêm đêm sông Hồng

Nghe cuồn cuộn chảy mạch làng

Trong ràng rịt rễ những hàng tre xanh"

       Những thi nhân từng trải nay dường như có chung góc nhìn về cái sự đi, về đường đời,  khi đã thấm  “ ... Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ,. Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu…” (Cung oán ngâm khúc)  .... đều hướng về quê hương, một chốn đi về

      Mấy dòng cảm tưởng về quê nhà Phú Xuyên, Cầu Giẽ, điểm một vài bài thơ của mấy thi nhân người Làng và của một thi sĩ họ Đỗ mà mình chưa có dịp làm quen, vừa  về với ông bà Tổ tiên.

Hà Nội 11/11/2011

Đỗ Quang

 


  Các Tin khác
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Thánh Ngã - VỀ MIỀN NAM (*) (10/11/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - MÙA HEO MAY! (04/11/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - RÉT ĐẦU ĐÔNG (03/11/2022)
  + Điều ước ở ngã ba Cây cốc (23/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - TƯƠNG LAI VÀ HOA...! (22/10/2022)
  + THƯƠNG MÙI KHÓI BẾP CHIỀU MƯA (21/10/2022)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - MỀM MẠI, ẤM NỒNG (20/10/2022)
  + GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA (18/10/2022)
  + Thơ Thái Thăng Long - DÒNG SÔNG THÁNG MƯỜI (17/10/2022)
  + Cô con dâu hiếu thảo (14/10/2022)
  + Vụ án bữa cơm cuối cùng (14/10/2022)
  + Tiếng hú dưới vực sâu (09/10/2022)
  + Mùa hoa pa bát (09/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60444738

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July