Nhân dịp năm mới xuân Quý Tỵ chúng tôi xin mạo phép “ ăn cơm mới nói chuyện cũ” quay dòng thời gian trở lại đến với nhà văn nổi tiếng của những năm 30 của thế kỷ trước. Một nhà văn sinh vào năm con rắn - Đinh Tỵ 1917, nổi tiếng với kiệt tác Chí Phèo – nhà văn Nam Cao. Qua đó nhìn nhận lại sự thành công và tư tưởng của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo không chỉ có giá trị trong một thời mà còn vương âm đến tận ngày hôm nay.
Truyện ngắn Chí Phèo thường được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu của tài năng sáng tạo của Nam Cao. Câu chuyện về Chí Phèo được xây dựng trên cơ sở những sự kiện, sự việc có thật diễn ra tại làng Đại Hoàng, quê hương của tác giả. Song câu chuyện này không dừng ở cấp độ một làng quê nhỏ bé mà nó có được một khả năng khái quát lớn. Tạo thành bức tranh sinh động về làng quê Bắc Bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó ta có thể có mô hình ba thế giới trong bức tranh Chí Phèo. Một thế giới riêng của Chí Phèo- sự cô độc, tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Một thế giới riêng đặc biệt của hai người đàn bà Thị Nở và bà cô Thị Nở - cuộc sống lầm lũi, cô đơn, vô tâm và cổ hủ. Một thế giới độc đáo tạo nên những bi kịch trong cuộc sống của người dân trong làng mà đại diện là Chí Phèo. Thế giới riêng đó là thế giới làng Vũ Đại – bức tranh quần tranh ngư thực- đại diện cho sự độc ác, thối nát, nhẫn tâm với đồng loại mà điển hình là Bá Kiến. Trong bài viết nhỏ này chúng tôi xin giới thiệu về ý nghĩa của Ba thế giới trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Qua đó một lần nữa khẳng định được tài năng của nhà văn trong việc tạo nên những ý nghĩa truyện độc đáo thông qua việc xây dựng nên Ba thế giới trong truyện.
Thế giới của làng Vũ Đại – Bức tranh quần tranh ngư thực
Trong truyện có một làng quê nghèo xuất hiện mang tên khá hấp dẫn – làng Vũ Đại. Làng Vũ Đại với đặc điểm địa lý khá khác thường với “ không quá hai nghìn dân, xa tỉnh, xa phủ”, lại có thế quần ngư tranh thực ( đàn cá tranh mồi). Gắn liền với liền với hiện thực là bọn cường hào trong làng kéo bè kết cánh với nhau tạo thành các phe phái đối lập. Chúng luôn gầm ghè nhau, tìm mọi cách để trị nhau. Cánh cụ Bá Kiến. cánh ông đội Tảo, cánh ông tư Đạm, cánh ông bát Tùng. Chúng chia nhau áp bức bóc lột, tranh giành lợi lộc trên lưng đám dân nghèo kiết xác bị cướp bóc đủ đường, bởi đủ mọi loại tô thuế má.
Một bộ phận trong làng bị bần cùng hóa, bị dồn đẩy tới mức lưu manh hóa. Mà tên tuổi họ vẫn ám ảnh chốn thôn quê nghèo nàn ấy. Đó là năm Thọ, Binh Chức, các bậc đàn anh trước của Chí Phèo.
Cái làng ấy lại nằm ở gần sông mà con sông này tạo thành đường biên giới tự nhiên nhăn cách làng Vũ Đại với thế giới bên ngoài. Con sông ấy là nơi người làng Vũ Đại đi ra giao tiếp với thế giới bên ngoài: “ Họ đi chợ hoặc đi bán vải ở Nam Định”. Ngày nào cũng có người đi chợ, đi bán vải song số ấy không nhiều. Trên con sông ấy đôi khi còn gặp “ anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”. Nhưng con sông này cũng tạo ra ấn tượng về một sự mơ hồ mông lung. Nó ngăn cách không chỉ về địa lí mà còn cả về tình người, tình đời nữa.
Địa thế của ngôi làng này còn chịu sự phân cắt tự nhiên của con đê. Ngoài đê là bãi chuối nơi có túp lều của Chí Phèo. Còn ở trong đê là thế giới của bọn cường hào, của những con người khác. Thế giới đông đảo chiếm tuyệt đại đa số cư dân làng Vũ Đại với “ ba bè bảy phái”. Với những Bá Kiến, đội Tảo… vây bọc nhau trong thế “ quần ngư tranh thực”. “ Con nào con nấy tìm cách gầm ghè, cắn xé lẫn nhau nuốt chửng lẫn nhau. Chúng sẵn sàng cho nhau ăn bùn khi có dịp…”.
Trong thế giới này nhân vật Bá Kiến hiện lên như là kẻ đại diện cho quyền uy gần như tuyệt đối của làng Vũ Đại “ bốn đời làm tổng lí”. Bá Kiến được coi là kẻ “ khôn róc đời”, vừa “ hét ra lửa” vừa có “ cái cười Tào Tháo”. Hơn nữa, Bá Kiếm lại là con người vừa biết cài bẫy giăng lưới để đám đàn em đâm chem lẫn nhau. Để người làng sinh sự với nhau qua đó nó có cớ làm ăn kiếm chác. Bá Kiến hơn lũ cường hào ở Vũ Đại một cái đầu. Vì thế để đối phó với Bá Kiến lũ đàn em không còn cách nào khác là liên kết với nhau. Cho nên Bá Kiến chết, đội Tảo tuyên bố: “ thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn…”. Bá Kiến sử dụng Chí Phèo với phương châm “ lấy thằng đầu bò để trị thằng đầu bò”, tinh ranh với cách thức: “ mền nắn rắn buông”. Và luôn đưa ra cách đối xử nhân thế lanh mưu, luôn biết giành thế chủ động, giành thế thắng về mình. Trừ tình huống cuối cùng khi đối thủ của hắn là Chí Phèo đến để đòi quyền làm người lương thiện. Lúc này Chí đã bị cự tuyệt, bị Thị Nở chối từ. Con đường trở lại làm người lương thiện của Chí bị cắt đứt. Tình yêu không còn, tình người vừa lóe lên đã vụt tắt. Trong khi Chí đến thì Bá Kiến lại chỉ ở nhà một mình. Cái chết của Bá Kiến là không tránh khỏi và tán bi kịch của Chí Phèo cũng từ đó đạt đến đỉnh cao.
Sự hợp tác giữa thế giới của tham vọng và thế giới say điên cuống ấy đã dẫn tới thảm họa cho dân làng Vũ Đại. Không biết bao nhiêu máu người lành đã chảy. Không biết bao nhiêu tiếng vang xin than khóc cùng với những tiếng roi vọt và thô tục đã hòa lẫn với nhau. Tất cả đã được Nam Cao tái hiện lại qua ngòi bút sắc xảo của mình. Thông qua bức tranh Làng Vũ Đại phần nào người đọc cũng hiểu ra được cuộc sống của con người bây giờ. Kẻ giàu của thì nghèo tình người, người tôn trọng tình người thì càng bị từ chối và bị đẩy vào ngõ cụt với hai bàn tay trắng.
Mở đầu câu chuyện là cuộc đời của Chí Phèo là “ cái lò gạch cũ, bỏ không”. Cuối truyện cũng là hình ảnh cái lò gạch cũ ấy xuất hiện. Hình ảnh này cho ta thấy tương lai của làng Vũ Đại không có gì tươi sáng hơn. Mà chỉ toàn là dải ngày u ám và đau khổ của người dân. Làng Vũ Đại hiện lên như một cù lao cô độc. Như một thế giới khác thường với những mảnh đời và thân phận vừa giống nhau nhưng lại cũng rất khác nhau.
Thế giới của hai người đàn bà: Thị Nở và bà cô của Thị Nở
Thế giới thứ hai cũng rất đặc biệt đó là thế giới của hai người đàn bà: Thị Nở và bà cô Thị Nở. Khỏi phải nói Thị Nở đã xấu lắm rồi, đã thuộc về loại nhân vật dị dạng, dị hình rồi. Nhưng cái đặc biệt tạo ra thế giới riêng của họ là họ thuộc giống dòng “ mả hủi”. Ngày xưa người ta quan niệm những người mả hủi bị loại ra khỏi cộng đồng. Họ phải tự xa lánh cộng đồng vốn là điều xưa nay không hiếm. Cái cần lưu ý ở đây là cái dòng mả hủi ấy chỉ “ nghe nói thôi” nghĩa là chỉ đồn đại thôi. Song chuyện bà cô ngoài năm mươi tuổi chưa chồng. Và cô cháu Thị Nở không dưới ba mươi cũng không có chồng là có thật.
Hai người đàn bà thuộc hai thế hệ đều mang trong mình dấu ấn oan nghiệt của định mệnh. Họ đều không được quyền làm vợ, làm mẹ. Họ không có khái niệm vợ chồng. Bởi thế mà Thị Nở tỏ ra sung sướng, phổng mũi lên khi nghe Chí Phèo mời sang cùng sống. Sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là tình cờ, dường như ngẫu nhiên. Hai thế giới ấy, vốn có đặc trưng chung thuần chủng và cô đơn. Họ gặp nhau trong thế bất ngờ dưới ánh trăng mang màu cổ tích. Những con người dị dạng, dị hình gặp nhau trong vườn chuối hệt như những hồn ma bóng quỷ hiện lên trong rừng rậm dưới ánh trăng. Cả hai gặp nhau mới mường tượng rằng họ có biết nhau cho dù rất sơ sài. Song họ cũng không có mặc cảm về nhau. Họ cũng không bao giờ đánh giá nhau về phương diện hình thức. Xấu hay đẹp, ma hủi hay rạch mặt ăn vạ. Ở đây không qaun trọng và trong cái ánh trăng cổ tích huyền diệu ấy. Bản năng sinh tồn trong họ đã thức dậy. Hai thế giới ấy – thế giới của say điên cuồng và thế giới của vô hạn xấu đã gặp nhau. Hai thế giới ấy đã giao tiếp với nhau. Để rồi một sản phẩm mới sẽ tạo thành nhưng không ai dám chắc đó là gen nào là trội gen nào là gen lặn.
Thế giới của họ cũng không thuộc về làng Vũ Đại . Bởi bà cô cứ đi buôn hết chuyến này đến chuyến khác. Mỗi chuyến cũng phải mấy dăm bảy hôm mới về. Bà cô chỉ là dạng nhân vật tồn tại thấp thoáng như hình bóng như bóng mà không hề hiện diện. Sự tồn tại của nhân vật này chỉ tồn tại qua lời kể của nhân vật của người khác. Song lại mang sức mạnh ám thị ghê gớm đối với nhân vật Thị Nở Nà Chí Phèo. Ở đây lời của bà cô là mệnh lệnh, là bức tường ngăn cấm, là con dao cắt đứt tiện con đường đi tới hạnh phúc của hai nhân vật. Hình ảnh bà cô Thị Nở là đại diện cho những định kiến mục nát của xã hội phong kiến đương thời trong quan hệ hôn nhân. Đó là kiểu muôn đăng hổ đối, tất cả phải theo nề nếp và theo phong tục từ trước để lâij không được phá vỡ quy luật. Qua đó cũng cho ta thấy một xã hội mục nát về chế độ, hình thức tổ chức của chính quyền. Và sự tồn tại của những định kiến, tập tục lạc hậu cổ hủ của xã hội đương thời.
Còn Thị Nở thì cứ “ quần quật” từ tối đến sáng, trên mảnh đất của hai người mà thật khó hình dung được nó rộng hẹp bao nhiêu. Hai người đàn bà ấy bị dân làng Vũ Đại xa lánh và bản thân họ dường như cũng chẳng bao giờ tiếp xúc với cái thế giới chung đó.
Thế giới cô độc của Chí Phèo – Tiếng chửi của Chí Phèo
Tác phẩm Chí Phèo có cách rất hấp dẫn và độc đáo. Trước hết đó là lời vừa kể vừa tả của nhân vật người kể chuyện: “ Hắn vừa đi vừa chửi”. Nhân vật hiện lên trong trạng thái tinh thần khác thường, bằng hành động khác thường. Sự kiện được kể và tả ở đây diễn ra trong thời gian hiện tại. Nghĩa là thời điểm đó tác giả quan sát được mọi điều, đồng thời xảy ra xung quanh mình. Để có thể kể lại những gì mà mình quan sát được. Nhân vật vừa đi vừa chửi ấy với tiếng chửi – lời chửi đặc trưng. Hiện ra nguyên hình mà qua đó người đọc sẽ thấy rõ cả quá khứ lẫn tương lai của nhân vật: “ qua khứ của hắn là một cái gì đó không đán tôn trọng, tương lai của hắn chỉ là một cái gì đó trống rỗng hoàn toàn”. Lời chửi của hắn vừa có kích thước không gian ( tiếng chửi có chiều cao từ trên trời xuống đất) vừa có kích thước thời gian ( tiếng chửi có chiều rộng đi từ quá khứ đến tương lai). Điểm nhấn của lời chửi ấy chính là hiện tại gắn với sự tồn tại của hắn. Mà chính hắn – chủ thể của tiếng chửi ấy cũng không biết vì sao hắn lại tồn tại. Hắn đứng đấy ngạo nghễ, trong cái thế giới mà rượu là sự sống. Và với chút tự hào đã từng xuất hiện thoáng chốc trước kia với “ anh hùng làng này đếch có đứa nào bằng ta”. Hắn vung vẩy trong tư thế kiêu ngạo ấy mà chẳng hề ngật ngưỡng một chút nào. Bởi lẽ hắn sống bằng rượu, tồn tại trong rượu. Rượu là thế giới riêng của hắn. Hắn không say vì rượu. Bởi lẽ hắn say rượu thì hắn không thể rạch mặt ăn vạ được. Không thể dùng máu người để đe dọa người khác. Hắn luôn luôn tỉnh táo trong thế giới truyền miên của rượu. Vì thế lời chửi của hắn rất bài bản, có thứ bậc. Tất cả được sắp xếp theo một trật tự logic hoàn chỉnh mà chưa chắc người không say ắc hẳn có được.
Nhân vật chính của tác phẩm xuất hiện bằng đại từ phiếm chỉ “ hắn” xuất hiện ở đây không tên. Đây cũng là cách thức giới thiệu nhân vật đặc biệt nhằm tạo ra sự chú ý cuốn hút của độc giả. Người đọc sẽ tò mò theo dõi nhằm tìm kiếm đối tượng của tiếng chửi, kiếm được mục tiêu của lời chửi. Tác giả đã để hắn: “ bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Tác giả cũng đã đưa ta theo tiếng chửi của hắn: từ chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn. Cho đến “ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Tiếng chửi của Chí , ngoài vai trò mạch dẫn đưa đến việc làm lộ tên riêng của nhân vật. Còn hé mở nguồn gốc khônng rõ ràng của Chí: “ hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết”. Sự xác lập đầu tiên lộ ra hắn là Chí Phèo của làng Vũ Đại. Song hắn không có cha mẹ, an hem, họ hàng. Trong cái làng Vũ Đại ấy hắn là một thế giới riêng. Mà qua đó có thể đoán định được rằng hắn là kẻ không nghề nghiệp, không có gia đình riêng tư. Tiếng chửi của hắn trở thành tín hiệu báo cho mọi người biết sự tồn tại của hắn, báo trước sự xuất hiện của hắn. Lời chửi ở đây thành trung tính vì không gặp phải sự phản hồi nào. Trở thành một loại tín hiệu thực hiện chức năng thông báo về một nhân vật không bình thường. Song nhân vật đó vẫn tồn tại trong là Vũ Đại. Tiếng chửi của hắn trong đoạn mở đầu tác phẩm khác với tiếng chửi của hắn, nhưng là tiếng chửi đầu tiên, nhưng là tiếng chửi đầu tiên, ngay ngày hôm sau khi hắn ở tù về. Tiếng chửi đầu tiên ấy có đối tượng cụ thể, đó là bá Kiến. Cái lạ trong tiếng chửi đầu tiên này, trước hết người chửi là một người đàn ông, còn đối tượng chửi là kẻ vai vế nhất làng, chửi rất bài bản. Tiếng chửi đó tuyên bố sự hiện diện và đòi chổ đứng trong làng Vũ Đại của Chí Phèo. Tiếng chửi trong đoạn mở đầu chỉ tái hiện các thức sống của nhân vâth này, cho thấy kiểu sống đặc trưng của nhân vật: vô công rồi nghề, chửi bới, đập phá. Nhân vật hiện ra với vẻ ngông cuồng, điên dại không ai thèm chấp, nói cách khác, cho dù chửi bao nhiêu đi nữa thì Chí Phèo cũng bị chính làng Vũ Đại ấy đẩy ra bên ngoài làng, làng Vũ Đại không bao giờ thừa nhận hắn là thành viên của làng. Mọi người mặc nhiên để cho hắn chửi theo cách “ nó có chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe” . Tiềng chửi không ai chối từ bởi lẽ nó là một âm thanh mà ai cũng nghe cả. Không ai đáp trả bởi ai cũng cho rằng “chắc nó trừ mình ra”. Tiếng chửi đó không mở đường cho hắn đi vào thế giới của làng Vũ Đại ấy. Do đó, hắn chỉ tồn tại như một kí sinh trên cái làng ấy.Tiếng chửi ấy như một sự vùng vẫy tuyệt vọng của con người đang chìm dần trong vũng lầy không đáy. Như con ruồi giẫy dụa vô vọng khi mắc vào nhựa dính. Những cụm từ “tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi mất”, “mẹ kiếp!”, “ a ha!” diễn tả những trạng thái tinh thần khác nhau của nhân vật. Cũng là những phản ứng tâm lí của nhân vật trong tuyệt vọng. Tiếng chửi đó cho thấy nổi đớn đau vô cùng vô tận của Chí Phèo. Lời chửi của hắn có vần có điệu. Bước chân của hắn có nhịp có chừng, tạo nên ấn tượng “vừa đi vừa chửi” cho nên đi đến đâu tiếng chửi đến đấy đi được chừng nào chửi từng ấy. Lời chửi của hắn không có phẩn uất ai oán của ma đòi đầu quỷ đòi nợ. Nhưng có âm điệu đặc biệt kiểu âm điệu “ma hời” của Chế Lan Viên. Tiếng chửi ấy len lỏi vào mọi nơi mọi chốn, vào mọi hang cùng ngỏ hẽm. Và làm nổi bật lên một bi kịch lớn lao của miền đất “cù lao, cô đảo" ấy.
Thế giới cô độc chỉ gồm một cư dân duy nhất – Chí Phèo. Hắn không có họ hàng gốc tích. Chiếc nôi đưa hắn vào đời là cái lò gạch cũ bỏ hoang – lò gạch vô chủ cũng như hắn. Bởi một điều hắn không hề biết cha là ai mẹ là ai. Hắn trở thành vật sở hữu của vài người: “ ông phó bản cối không con, rồi đến Bá Kiến có cái bà ba đầy dục vọng. Và rồi đến khi Chí đi tù thì trở thành vật vô chủ.
Hắn không thuộc thế giới của làng Vũ Đại. Hắn sống hoang dã bản năng: không uống nước mà chỉ uống rượu. Rượu trở thành thức uống thường xuyên không thể thiếu của hắn. Còn thức ăn có thể là thịt chó, có thể là vài quả chuối xanh vặn ở vườn nhà ai đấy. Hắn có một cuộc sống khác không giống người. Tự Lãng muốn gia nhập vào cái thế giới ấy song không được. Vì lão mới uống hết một chai mà đã phải hỏi “người ta đứng lên bằng cái gì”. Còn hắn với nửa chai còn lại hắn chỉ “ tu một hơi mà vẫn còn thèm”.
Thế giới của Chí chỉ có duy nhất một mình Chí. Hắn sống trong đơn độc và để chứng minh rằng hắn luôn tồn tại và vùng vẫy trong rượu. Sống triền miên trong cơn say và trở thành công cụ giết người vô thức trong tay kẻ khác. Rượu “ nuôi dưỡng” Chí Phèo và tạo ra thế giới riêng cho hắn. Cho nên tới thời điểm cuối cùng của cuộc đời khi mà Chí càng uống càng tỉnh. Thì lúc đó cuộc đời của Chí tất yếu phải chấm dứt. Thế giới của Chí hiển nhiên phải sụp đổ. Nhân vật ở đây là kiểu nhân vật hiện thực. Là kiểu nhân vật mà qua đó người đọc thấy được thời đại, nhận biết được quy luật của thời đại. Nhận ra được những vận động dòng chảy của cuộc sống và gợi mở những suy tư đẫm màu triết lí về con người và cuộc đời.
Truyện ngắn này không chỉ tái hiện tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Mà điều quan trọng hơn, nó tái hiện tấn bi kịch của những con người. Bằng cách này hoặc cách khác, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, bị tước mất các giá trị về cả nhân hình lẩn nhân tính như Chí Phèo. Xong lại không được có tiếng chửi như Chí Phèo. Đó cũng là nổi đau xé lòng xé ruột của Nam Cao.
Thay lời kết
Qua tác phẩm Chí Phèo Nam Cao cũng đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha h
óa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động. Đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ. Ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Hơn nữa qua tác phẩm Chí Phèo, chúng ta đọc được một cái thời điên đảo tới mức không chỉ phân hóa giai cấp. Mà còn phân hóa tận chiều sâu của tâm hồn con người. Cuộc vật lộn không cân sức giữa con người với xã hội, giữa các cực đối lập của phẩm chất bên trong bản thân con người. Mà điển hình là nhân vật Chí Phèo. Từ đó tạo ra phép biện chứng trong tư duy nghệ thuật và tư duy xã hội của Nam Cao trong Chí Phèo.
Theo thời gian, giá trị của tác phẩm Chí Phèo dường như đã được lĩnh hội khá đầy đủ. Và sâu sắc ở nhiều phương diện ý nghĩa. Đó là sự điển hình cho tầng lớp nông dân bần cùng hoá, lưu manh hoá, bi kịch bị từ chối quyền làm người. Hơn nữa lại là sức khái quát hiện thực, sự thể hiện cảm hứng nhân đạo cũng như khả năng khám phá chiều sâu tâm lý con người của tác giả...
Tính chân lý sâu sắc trong nghệ thuật của Nam Cao không phải là ở chổ ca ngợi cái này, hay tố cố cái nọ... Mà chủ yếu là dựng lên những mô hình tính cách phù hợp với mô hình thực tại. Thế giới trong tác phẩm Chí phèo là một thế giới của tổng thể, toàn vẹn, phức hợp với tính đa diện, sinh động của bản thân đời sống.
Qua đây một lần nữa ta nhận thấy được quan niệm của Nam Cao về văn chương và con người: “ văn chương phải không phải là ánh trăng lừa dối và không nên là ánh trăng lừa dối. Văn chương cần một tấm lòng nhân đạo, phải là sự tinh tế và sáng tạo trong muôn ngàn điều cũ “ khơi những nguồn chưa ai khơi... ”. Một quan niệm sáng tác giàu ý nghĩa nghệ thuật và xã hội. Và điều đó cũng là lời khuyên chân thành đối với thế hệ chúng ta hiện nay. Là cách đóng góp mới trong hoàn cảnh mới. Đốt lên ngọn lửa của điều thiện trong tuyến nhân cách không kém phần phức tạp trong mỗi con người của thời đại hôm nay.
N.T
Nguồn: tạp chí nhà văn