Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Ký sự nhân vật Ngôi nhà huyền thoại Ký sự nhân vật Ngôi nhà huyền thoại , Người xứ Nghệ Kiev
 

QĐND Online - Ngôi nhà ấy, chính là nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Nguyễn Thị Thứ, ở xóm Rừng, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn (Quảng Nam). Từ ngôi nhà đơn sơ này, lần lượt 12 người con, người cháu của mẹ đã lên đường và đi mãi không về. Máu xương các anh đã hòa vào cỏ cây, hoa lá, hòa vào bản hùng ca cách mạng ngân vang khúc khải hoàn của dân tộc. Mới đây, ngôi nhà này đã được UBND tỉnh Quảng Nam cấp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Đức Hải (ngoài cùng bên trái), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam trao Bằng di tích lịch sử cho đại diện gia đình Mẹ Thứ.

Không riêng gì tôi, mà tất cả chúng ta đều hết sức ngưỡng mộ sự hy sinh tận hiến của Mẹ đối với đất nước. Trước đây, trong sâu thẳm trái tim mình, tôi đã có tâm niệm, cố gắng làm được một việc gì đó có ý nghĩa để tôn vinh mẹ, cũng như tôn vinh hàng ngàn Bà mẹ VNAH trên khắp đất nước. Rồi cơ may đã đến, trong cuộc thi phác thảo tượng đài Mẹ VNAH; tác phẩm của tôi, trên cơ sở nguyên mẫu của Mẹ Thứ, đã được Hội đồng thẩm định lựa chọn. Từ đấy tôi có nhiều dịp để tiếp xúc với Mẹ hơn, những cuộc gặp ấy, phần là để thể hiện tấm lòng tri âm mẹ, phần là để có thêm tư liệu để tác phẩm của mình ngày càng hoàn thiện hơn…

Trước đây, khi chưa gặp mẹ, tôi cứ hình dung mẹ là người quắc thước, rắn rỏi, chai sạn khi phải trải qua cuộc đời đầy vất vả và sự hy sinh mất mát quá sức chịu đựng của một con người. Nhưng rồi, khi gặp mẹ, hình ảnh một bà cụ nhỏ nhắn hiền hậu. Trên gương mặt còn đọng lại nét đẹp thanh tú rất đặc biệt của người phụ nữ xứ Quảng, nét nhân hậu bao dung như bao Bà mẹ Việt Nam khác. Từ lần gặp ấy, lóe lên trong tôi về việc chọn mẹ làm nguyên mẫu cho tác phẩm của mình. Đến giờ, không chỉ tôi, mà hầu như tất cả mọi người đều có cùng một suy nghĩ, chọn hình ảnh mẹ làm nguyên mẫu tượng đài Bà mẹ VNAH là hoàn toàn chính xác và xứng đáng. Trong nhiều lần gặp, mỗi lần là một ấn tượng, nhưng ấn tượng nhất là khi mẹ đã 102 tuổi. Lần gặp ấy mẹ đã yếu nhiều, nhưng nghe có khách là mẹ tự chống tay ngồi dậy. Rồi cũng như mọi lần, mẹ thường chia sẻ cuộc đời của mình bằng những câu chuyện kể lúc nhớ, lúc quên về công việc đồng áng ở những vạt ruộng của xóm Rừng. Rồi Mẹ lại hát bài “Hò Thủy Tú” bằng giọng Quảng, câu được câu mất nhưng gợi cho tôi về một quá khứ xa xưa, một tình cảm đằm thắm mộc mạc với quê hương…

Mẹ chưa bao giờ kể về những mất mát, cống hiến lớn lao của gia đình với Tổ quốc. Có lẽ mẹ coi đó như bổn phận của một người dân khi đất nước còn chưa giành được độc lập tự do. Tôi còn nhớ cuối tháng 9-2006, cơn bảo số 6 mạnh nhất năm đó, tôi vội vàng vào thăm nhà mẹ xem nhà mẹ có bị làm sao không. Mẹ có bày tỏ những lo lắng rất đời thường với tôi rằng: “Năm nay bão to quá, cau xóm Rừng rụng nhiều nên mắc quá, sợ không có cau mà ăn”. Nghe mẹ nói vậy mà thương quá. Tôi cầm bàn tay gầy gò, nhăn nheo của mẹ, vừa cảm nhận nỗi vất vả gian truân, vừa như được truyền thêm sức mạnh và nghị lực. Đôi bàn tay dù đang khô dần theo thời gian, nhưng lại toát lên sự vĩ đại và nét bình dị, mộc mạc, nhân hậu...Theo quy luật của tạo hóa, mẹ cũng như hàng chục nghìn Bà mẹ VNAH lại cũng trở về với đất, hóa thân vào sông núi. Khi mẹ mới mất, thương nhớ mẹ tôi đã ghi lại cảm xúc của mình bằng mấy câu thơ:

Núi sông in bóng mẹ hiền

Vai gầy mẹ gánh một miền nắng mưa

Lời ru còn vọng ngàn xưa

Suối nguồn chảy mãi cho mùa xuân xanh”

Tôi nghĩ rằng việc công nhận căn nhà của bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ thành một di tích cấp tỉnh là một cơ hội quý giá để giữ lại những kỷ vật, di tích đã gắn với tên tuổi bà mẹ tiêu biểu trong hơn 50 nghìn bà mẹ VNAH. Nơi đây sẽ là điểm hẹn để thế hệ trẻ Quảng Nam và cả nước ôn lại truyền thống, học tập, phát huy lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Bài, ảnh: Đinh Gia Thắng


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65169347

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July