Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn Thơ Sưu Tầm >
  Một bến bờ tâm linh... Một bến bờ tâm linh... , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Ngã Ba Đồng Lộc, cái tên gọi thiêng liêng và kiêu hãnh ấy từ lâu đã vang lên trong tâm khảm của rất nhiều bạn bè, du khách, đồng bào, đồng chí, các thế hệ thanh thiếu niên cả nước và Hà Tĩnh.

Một bến bờ tâm linh...

Nơi đó đã ghi dấu những tháng ngày đau thương và hào hùng của các lực lượng bộ đội, thanh niên, dân quân, công nhân giao thông, lái xe … trên mặt trận giao thông vận tải, tất cả cho một con đường ra mặt trận, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nơi đó có rất nhiều câu chuyện đã trở thành huyền thoại của một thế hệ đã hiến dâng sức trẻ, tuổi xuân cho đất nước.

Đặc biệt, đến hôm nay, sau gần 45 năm chiến thắng Đồng Lộc, những huyền thoại về sự hy sinh 10 cô gái Tiểu đội 4- C552- Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh vẫn còn được gìn giữ, lưu truyền trong trái tim của người dân trên mọi miền Tổ quốc với một đức tin mãnh liệt, một niềm tôn kính và ngưỡng vọng sâu sắc. Khu mộ 10 cô gái trinh liệt đã trở thành một bền bờ linh thiêng, neo đậu những con thuyền tri ân của người dân nước Việt. Một tường đài bia đá và 10 mộ phần mà nhà thơ Nguyễn Văn Hùng đã ví là “10 phím đàn dưới cỏ” không khi nào ngớt hương hoa, luôn rung lên những cảm xúc thiêng liêng, làm dâng chảy những hàng nước mắt của lòng xót thương và cảm phục.

Từ sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là từ khi Ngã Ba Đồng Lộc được xây dựng trở thành khu di tích để tưởng niệm các lực lượng bộ đội, TNXP, GTVT…đã có hàng triệu người trên cả nước và bạn bè năm châu đến với Ngã ba anh hùng này. Và hàng triệu hàng triệu bước chân ấy đều khẽ khàng dừng lại, thành kính trang nghiêm trước khu mộ của 10 liệt nữ để dâng lên nén tâm hương, những đoá hoa trắng và lắng lại tâm hồn mình để hiểu thêm về sự hy sinh cao cả của 10 cô, để soi lại mình trong cuộc sống hôm nay mà quên đi những toan tính riêng tư nhỏ nhặt, nhân lên tình yêu với công việc và cuộc sống, quý trọng hơn những tháng ngày mình đang có. Cố nhà thơ Huy Cận trong một lần về thăm Hà Tĩnh sau chiến tranh đã viết bài “ Ngã Ba Đồng Lộc”, trong đó có đoạn:

Mộ 10 cô nằm bên dường đỏ

Các cô như còn đứng đó

Chờ lấp hố bom

Đường thông xe các cô mới đi nằm

Các cô để lại tuổi thanh xuân

Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi

Cho đất nước, quê hương

Hồn trong như suối

Bình minh đời sáng rực vầng dương

Các cô đã ra đi khi tóc còn xanh, má còn hồng, nhiều cô chưa hề biết đến những rung động đầu đời của trái tim con gái. Ngày 24-7 năm 1968, vào lúc 16 h, một quả bom đã trút xuống đội hình của các cô lúc đó đang làm nhiệm vụ đào hầm trú ẩn để tối đến đồng đội ra hiện trường san lấp hố bom có chỗ tránh bom. Ngày đó lúc đâu là ngày hội ngộ của các đồng đội cũ, thân nhân các cô, anh chị em ban quản lý khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc nhưng những năm gần đây đã trở thành nơi trở về, nơi đến của rất nhiều người dân. Đặc biệt, năm 2008, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đồng Lộc, một đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, trong đó có 10 cô gái TNXP đã được diễn ra linh thiêng và hoành tráng với sự tự nguyện đóng góp của một doanh nghiệp tỉnh bạn. Có một điều rất lạ là buổi chiều hôm ây, lúc đoàn xe rước ảnh của các cô đang từ trung tâm tỉnh lỵ chạy về Đồng Lộc, trời đang nắng bỗng nhiên đổ mưa, khi đoàn xe về đến khu mộ lại tạnh ráo. Không chỉ lần ấy, rất nhiều lần các đoàn khách về Đồng Lộc, vào đến ban quản lý thì mưa to nhưng khi ra đến mộ trời lại tạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân dâng hương ở Ngã ba Đồng Lộc.

Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân

đặt vòng hoa tưởng niệm tại khu mộ 10 cô. Ảnh: Quang sáng

Chị Đặng Thị Yến, nguyên Phó ban quản lý Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc là người đã sưu tầm, lưu giữ khá nhiếu kỷ vật và những câu chuyện về 10 cô gái Tiểu đội 4. Được phân công lền phụ trách khu di tích từ năm 1999, đến nay dù nghỉ hưu nhưng chị vẫn chưa thôi được công việc sưu tầm, giới thiệu, đón tiếp du khách. Hàng ngày, từ sáng sớm, chị đã lên khu mộ dọn dẹp, hương khói. Chị đã có rất nhiều chuyến đi về gia đình của 10 cô và trở thành người thân trong gia đình họ. Có một điều lạ là bà mẹ gần đất xa trời của chị Võ Thị Hà, em út Tiểu đội ở Thị trấn Đức Thọ nằm liệt giường nhiều năm trời, không nói năng gì được nhưng mỗi lần chị Yến đến thăm lại trở nên tỉnh táo, hỏi han trò chuyện với chị như con gái. Vào ngày giỗ các chị, thỉnh thoảng chị Yến lại gặp các chị về, vào nhà bếp ăn xôi rồi chào tạm biệt chị ra đi. Có một sức mạnh vô hình luôn trợ giúp chị Yến vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống đời thưởng cũng như công việc mà chị luôn tin rằng đó là sự phù hộ của 10 cô, để hôm nay, đến tuổi nghỉ hưu, chị thật sự thanh thản và bình yên trong mọi việc riêng chung. Chỉ Yến kể: Mới tháng trước đây, không biết ai xui khiến, chị đã bỏ con đường tắt trong khuôn viên di tích để đi đường thẳng và bắt gặp chiếc túi có đựng 350 triệu đồng của một người trong đoàn khách Yên Bái. Sau một hồi đi tìm, chị đã gặp chủ nhân chiếc ví ngay tại khu mộ 10 cô và hoàn trả cho họ.

Anh Nguyễn Thanh Bính ( Yến Thanh) nguyên là cán bộ kỹ thuật của Ty giao thông phụ trách TNXP ở Ngã Ba Đồng Lộc hiện nghỉ hưu tại thành phố Vinh. Anh là người đã có mặt tại hiện trường chiều hôm ấy (24-7-1968) cùng với rẩt nhiều người khác nữa. Cảm thương trước số phận của người con gái Sơn Bằng Hồ Thị Cúc vì mãi đến hôm sau vẫn chưa tìm thấy thi thể, anh đã viết bài thơ: “Cúc ơi!” làm bao người rơi lệ. Trong anh luôn ăm ắp những ký ức về đồng đội cũ. Những bài báo, bài thơ của anh chủ yếu viết về TNXP . Tôi còn nhớ bài báo : “Bên thềm xuân nhớ bạn” của anh viết năm 2000, giữa thời khắc chuyển giao năm cũ năm mới bao chờ đọi, lo toan. Vói anh, họ không bao giờ mất đi mà luôn ở bên cạnh, che chờ, giúp đỡ anh những lúc gặp trở ngại. Anh Bính tâm sự: “Thật là kỳ lạ! Tôi có chiếc kính đã đeo từ năm 1998 đến nay mà không hề mất. Nhiều lần đi tắm biển, kính bị rơi xuống nước, tôi lẩm nhẩm khấn Cúc, thế là tự nhiên đưa chân xuống nước lại thấy vật gì cân cấn, hoá ra chiếc kính đó. Nhưng không chỉ có thế đâu, nhiều chuyện nữa mà tôi không tiện kể ra đây.”

Trong 15 năm làm báo, tôi đã đến với vùng đất thiêng này không ít lần và chứng kiến tình cảm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng như nhân dân cả nước, nhất là thế hệ trẻ với mảnh đất này. Sau lần về dự kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đồng Lộc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào quyên góp kinh phí trong CBCNV ngành Giáo dục xây dựng tượng đài 10 cô gái. Năm 2010, công trình đã hoàn thành, đáp ứng sở nguyện của mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ và các thầy cô giáo. Cùng với tường đài chiến thắng, tháp chuông Đồng Lộc, nhà bia tưởng niệm TNXP toàn quốc, khu mộ 10 cô gái, cụm tượng 10 cô đã tạo thêm một điểm nhấn trong khu du khách, thu hút du khách xa gần đến chiêm bái.

Hàng năm đến tháng 7, nhiều đoàn cựu chiến binh của Trung đoàn 210, cựu TNXP của Tổng đội 55, 53 và rất đông đồng bào cả nước đã hội tụ về địa chỉ tâm linh để thắp hương tưởng nhở, tỏ lòng biết ơn và nguyện phấn đấu xây dựng quê hương ngày một mạnh giàu. Đặc biệt, rất nhiều đoá hoa trắng, lược gương, bồ kết, nón mũ, áo quần TNXP, giày dép bằng giấy…phủ đầy lên các phần mộ. Những người đồng đội cũ luôn nghĩ rằng bạn mình không bao giờ mất đi, mãi mãi bên họ, rất cần những thứ vật dụng đời thường, giống như họ vậy. Chính vì thế, mọi niềm vui nỗi buồn, ước nguyện, nghĩ suy…họ đều mang đến đây tâm sự với bạn bè. Những người cùng Đại đội, từng sống chết vui buồn với nhau thời kỳ ở Phú Lộc năm 1967 cũng như thời kỳ vào Đồng Lộc năm 1968, như chị Bùi Thị Tinh, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Hường (Thành phố Hà Tĩnh), Lê Thị Hồng (TP Vinh)… hàng năm đều hẹn nhau về cùng Đại đội 552 của C trưởng Nguyễn Thế Linh để ôn lại kỷ niệm cũ, thắp hương cho bạn bè. Họ tin rằng các cô luôn ở bên, phù hộ độ trì cho họ được mạnh khoẻ, bình yên trong cuộc sống.

Cả nước bao bọc, ôm ấp, xoa dịu nỗi đau Đồng Lộc, để tiểng chuống luôn ngân vọng khơi gợi sự thánh thiện và lòng tri ân, để tượng đài Đồng Lộc luôn cao vút dưới trời xanh, để cây xanh bao phủ, che chở cho những mộ phần luôn mát mẻ. Khoảng gần chục năm nay, khi cuộc sống đã thay đổi, giao thông đi lại thuận tiện hơn, vào các dịp đầu năm mới, 3-2, 27, quốc khánh 2-9, ngày rằm, mồng một hàng tháng … những chuyến xe hành trình từ Bắc chí Nam đều chọn điểm đến là Đồng Lộc. Rồi những cuộc tham quan, du lịch, hành hương về địa chỉ đỏ của các, bộ, ban ngành Trung ương, đơn vị, địa phương, các cơ sở Đoàn, các trường học trong cả nước hay các hộ gia đinh, các nhóm bạn bè, cá nhân…đều chọn Đồng Lộc làm nơi thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ. Tôi đã gặp trong khu mộ 10 cô, khi thì ánh mắt ngây thơ của một em bé được cha mẹ bồng đến đây, khi thì gương mặt già nua hằn nếp nhăn tuổi tác của các cựu binh, những bộ đồng phục màu xanh lá cây của các cựu TNXP. Nhiều nhất là sắc áo màu xanh nước biển của các đoàn viên thanh niên, tà áo dài của các thiếu nữ, áo trắng đồng phục của các trường học. Các nam nữ thanh niên đến đây trong mùa thi, cầu cho ước nguyện của mình thành hiện thực. Và bao nhiêu tâm nguyện khác nữa, rất thầm kín và sâu lắng, đều được gứi găm nơi này, nhu một niềm tin và sức mạnh

Những ngày đêm diễn ra đại lễ và các chương trình nghệ thuật nhân kỷ niệm 30 năm, 40 năm chiến thắng Đồng Lộc, động thổ và khánh thành tháp chuông, khánh thành nhà bia tưởng niệm, tượng đài…cả Đồng Lộc và khu mộ 10 cô tấp nập những bước chân. Khói hương nghi ngút. Những viên đá khắc chữ kỳ của các cá nhân trong hành lang lữ hành đan dày khuôn viên. Các tuyến đường đổ về Đồng Lộc những ngày ấy xe cộ chen nhau. Kỳ lạ là đã không hề có tai nạn hay sự cố đáng tiếc xảy ra. Hiện tượng mất cắp cũng không thấy .Huyền thoại Đồng Lộc, sự linh thiêng của 10 cô gái đã khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người khí đến đây đều muốn mình được thánh thiện hơn, trong sạch hơn, mạnh mẽ hơn.

10 cô gái Đồng Lộc là niềm yêu kính và tự hào của người dân Hà Tĩnh. Các cô không mất đi mà vẫn còn bên ruộng lúa bờ tre, nơi núi đồi thân thuộc, bên mái nhà quê hương, cạnh những hạnh phúc lứa đôi. Thời gian chày không ngừng, mọi vật, mọi việc có thể đổi thay, duy chỉ cỏ linh hồn của những anh hùng trẻ tuổi sẽ mãi còn trong đền đài lòng dân nước Việt, sẽ mãi bất từ cùng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

BÙI MINH HUỆ

theo hà tĩnhonline


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65169243

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July