Việt Nam Đất Nước Con Người
|
|
|
|
Hiên ngang Trường Sa: Còn người, còn đảo
(Dân Việt) - “Biển này là của ta. Đảo này là của ta - Trường Sa...” - những ca từ trong bài “Khúc quân ca Trường Sa” của nhạc sĩ Đoàn Bổng được văn công, lính đảo, người dân trên đảo và cả khách từ đất liền hát vang như một lời thề, một lời khẳng định hùng hồn!
|
Chi tiết »
|
|
13 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
13 di tích vừa được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 548/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt 2. Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam có 23 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
|
Chi tiết »
|
|
Lũng Cò - Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam
Sân bay Lũng Cò nay thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương. Địa điểm sân bay cách khu di tích Tân Trào khoảng 8km về hướng tây bắc và cách trụ sở UBND xã Minh Thanh khoảng 500m về hướng bắc. Toàn bộ sân bay nằm trong một thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi và những quả đồi thấp cây cối um tùm, rậm rạp, có thể coi đây là vị trí thuận lợi nhất quanh khu vực Tân Trào lúc bấy giờ để xây dựng một sân bay dã chiến tiếp nhận máy bay trở hàng viện trợ của quân Đồng Minh.
|
Chi tiết »
|
|
Thế nào là “dân Hà Nội”?
(HNHN) Cụm từ dân Hà Nội là một "đẳng cấp". Cái "đẳng cấp" ấy được khẳng định, được cấp "thương hiệu", được OTK bằng câu ca dao nổi tiếng: "Không thơm cũng thể hoa lài (nhài)/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Thế nhưng thế nào thì được coi là dân Hà Nội luôn là câu hỏi rất khó phân định.
|
Chi tiết »
|
|
Gặp người khắc hơn 4000 quả chuông
(HNHN) Bước vào căn nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Hiển ở số 46 Hàng Vải (Hà Nội), người ta dễ dàng nhận ra chủ nhân của nó là một người tinh thông Hán học và giỏi nghề chạm khắc. Xung quanh phòng khách là những bức hoành phi, câu đối, những chiếc khánh bằng đồng có khắc những bài kệ, bài minh. Trong khoảng 50 năm làm nghề, ông Hiển đặc biệt nổi danh với tài nghệ khắc chữ trên hơn 4.000 quả chuông đồng mà chữ nào chữ nấy như phượng múa rồng bay...
|
Chi tiết »
|
|
Hát kể - nét đẹp văn hóa của người Phù Lá
Đã lâu rồi tôi mới có dịp trở về vùng đất Tây Bắc bí ẩn, quyến rũ với phong cảnh núi non trùng điệp quấn quýt mây bay bên những ngọn đồi đầy ruộng bậc thang xanh rờn tươi mát. Cảnh vật vẫn như xưa, con người vẫn vẹn nguyên nghĩa tình dù thân xác có già đi vài phần và những câu hát kể chứa chan tình cảm của người dân tộc Phù Lá lại cất lên, khơi gợi cảm xúc khi tôi may mắn được tham gia một đám cưới của họ.
|
Chi tiết »
|
|
Lăng Hoàng Gia
Ở xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có một quần thể công trình kiến trúc cổ khá độc đáo, đó chính là lăng Hoàng Gia, nơi yên nghỉ của những người thuộc dòng họ Phạm Đăng, một dòng họ nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỉ XVIII, XIX. Đặc biệt, tại đây có ngôi mộ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, ông ngoại của vua Tự Đức.
|
Chi tiết »
|
|
Hữu tướng quốc Nguyễn Xí
Ba năm trước khi miền Hà Nội được vua Lê Thái Tổ ban tên đẹp “Đông Kinh”, danh tướng Lam Sơn khởi nghĩa, công thần triều Lê sơ: Nguyễn Xí, thật ra, đã chính thức là “người Đông Kinh” rồi. Ấy là khi ông đem cả cuộc sống của mình lần đầu tiên đặt cược vào và gắn bó với sứ mạng giải phóng đất và người nơi đây, vừa khỏi ách chiếm đóng của giặc Minh, vừa khỏi mang cái tên Đông Quan do chúng áp đặt, bằng một trận đánh tử sinh, quyết liệt.
|
Chi tiết »
|
|
|
Tìm lại con đường tơ lụa trên Biển Đông
Mở đất là cương thổ, mở nước là biên đảo và còn có cả những chuyến hải trình vạn dặm của tổ tiên ta mà các bảo vật khai quật được từ những con tàu đắm dưới đáy Biển Đông đã phần nào nhắc lại nghị lực phi thường ấy.
|
Chi tiết »
|
|
Lịch sử địa danh Đông Bộ Đầu
Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt Nam thời Lý, Trần, Lê. Đây là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh, nhất là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất năm 1258. Cùng với các địa danh Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa lịch sử, cái tên Đông Bộ Đầu đã góp phần tô thắm cho trang sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
|
Chi tiết »
|
|
Thái sư Trần Quang Khải
Đại Việt sử ký toàn thư đoạn ghi những sự việc xảy ra trong tháng 10 năm Tân Sửu (1241) có viết: “Hoàng tử thứ ba là Quang Khải ra đời, là em cùng mẹ khác cha với Quốc Khang anh trưởng”. Như vậy thì Trần Quang Khải là con đẻ thứ hai của Trần Thái Tông vì Quốc Khang thực ra là con của Trần Liễu. Quang Khải kém thái tử Hoảng 1 tuổi. Năm Quang Khải ra đời (1241) Trần Thái Tông mới 29 tuổi nhưng đã ở ngôi vua được 16 năm.
|
Chi tiết »
|
|
|
Về nơi cội nguồn văn hóa đất phương Nam
Theo người xưa kể lại trước đây làng có 6 thôn. Năm 1844 mang tên là làng Bình Hưng. Năm 1852 đổi là làng Bình Thủy. Đầu thế kỷ 20, làng lại đổi tên thành Long Tuyền với ngụ ý minh hoạ đất thiêng này có hình con rồng, bởi địa hình có sông Bình Thủy nước chảy uốn khúc như thân rồng nằm, vàm sông Bình Thủy miệng rộng há toác ra ngậm trái châu là đất Cồn Linh. Bốn rạch tỏa ra như bốn chân rồng. Đoạn đuôi thon thon nằm vắt tận cuối làng.
|
Chi tiết »
|
|
Điện Biên Phủ - Đất và người
Nhìn vào tấm bản đồ địa lý thì miền đất Điện Biên nằm về phía Tây Tổ quốc. Điện Biên có diện tích rộng 3.000km2, cách Hà Nội gần 500km, nhưng sang Lào qua cửa khẩu Tây Trang thì chưa hết một giờ xe máy, nơi có cánh đồng rộng nhất Tây Bắc, có con sông Nậm Rốm - 1 nhánh ở thượng nguồn của dòng sông Mekong.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|